Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG I
Chọn phương án đúng.
1. Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:
A. Mã di truyền B. Bộ ba mã hóa (codon) C. Gen D. Bộ ba đối mã (anticodon)
** Mỗi gen mã hoá protein gồm 3 vùng trình tự nucleotit như sau:

Vùng điều hoà đầu gen Vùng mã hoá Vùng kết thúc

Sử dụng các dữ kiện trên để trả lời cho các câu hỏi 2, 3 và 4.
2. Vùng khởi đầu (Vùng điều hoà đầu gen):
A. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã B. Mang thông tin mã hoá các axit amin
C. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã D. Quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử protein
3. Vùng mã hoá:
A. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã B. Mang thông tin mã hoá các axit amin
C. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã D. Mang bộ ba mã mở đầu, các bộ ba mã hóa và bộ ba mã kết thúc
4. Vùng kết thúc:
A. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
B. Quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử protein
C. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã D. Mang thông tin mã hoá các axit amin
5. Mã di truyền có đặc điểm:
A. Có tính phổ biến B. Có tính đặc hiệu C. Mang tính thoái hoá D. Cả A, B và C
6. Mã di truyền là:
A. Mã bộ một, tức là cứ một nucleotit xác định một axit amin
B. Mã bộ hai, tức là cứ hai nucleotit xác định một axit amin
C. Mã bộ ba, tức là cứ ba nucleotit xác định một axit amin
D. Mã bộ bốn, tức là cứ bốn nucleotit xác định một axit amin
7. Trong số 64 bộ ba mã di truyền có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:
A. AUG, UGA, UAG B. AUU, UAA, UAG C. AUG, UAA, UGA D. UAG, UAA, UGA
8. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là:
A. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
B. Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
C. Tất cả các loài đều dùng chùng một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ
D. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin
9. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là:
A. Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin B. Tất cả các loài đều dùng chùng một bộ mã di truyền
C. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin D. Cả B và C
10. Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:
A.Tất cả các loài đều dùng chùng một bộ mã di truyền B. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin
C. Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin D. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
11. Vai trò của enzym ADN – polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:
A. Tháo xoắn phân tử AND B. Bẻ gẫy các liên kết hiđro giữa hai mạch ADN
C. Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của phân tử ADN
D. Cả A, B và C
12. Trong quá trình tái bản ADN, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki). Sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzym nối. Enzym nối ở đây là enzym:
A. Helicaza B. ADN – gyraza C. ADN – ligaza D. ADN – polimeraza
13. Gen là gì
A. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho 1 trong các loại mARN, tARN, rARN.
B. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho 1 sản phẩm nhất định (chuỗi pôlipeptit hay phân tử ARN)
C. Gen là một đoạn của phân tử ADN tổng hợp 1 trong các loại ARN và tham gia vào cơ chế điều hòa sinh tổng hợp prôtêin.
D. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin cho việc tổng hợp 1 loại prôtêin quy định tính trạng.

14. Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. ADN B. mARN C. Prôtêin D. ADN và ARN.
15. Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. prôtêin B. mARN C. ADN D. mARN và prôtêin
16. Các prôtêin có vai trò xúc tác phản ứng sinh học được gọi là
A. Hoocmôn B. Phitôhoocmôn C. Enzim D. Côenzim
17. Giai đoạn hoạt hóa axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở
A. Tế bào chất B. Nhân C. Màng nhân D. Nhân con
18. ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen
A. Từ cả hai mạch B. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2
C. Từ mạch có chiều 5’ – 3’ D. Từ mạch mang mã gốc.
19. Sao chép nửa gián đoạn là cơ chế sao chép mà ở đó:
A. Một mạch mới được tổng hợp liên tục, còn mạch mới thứ hai tổng hợp thành từng đoạn okazaki, rồi được nối lại với nhau nhờ enzim nối.
B. Một mạch mới được tổng hợp liên tục, còn mạch mới thứ hai tổng hợp không liên tục.
C. Một mạch mới được tổng hợp liên tục, còn mạch mới thứ hai tổng hợp thành từng đoạn.
D. Một mạch mới được tổng hợp liên tục, còn mạch mới thứ hai tổng hợp ngắt quảng, rồi được nối lại nhờ enzim.
20. Điều nào sau đây là đúng với các enim tham gia vào sự tái bản của ADN
A. Enzim ADN-polymeraza III để gắn các nu tự do trong môi trường nội bào vào mạch mới của phân tử AND con.
B. Enzim ADN – hêlicaza mở xoắn phân tử ADN, enzim phá vỡ các liên kết hiđrô giữa 2 mạch của phân tử ADN, enzim ARN – pôlimeraza tổng hợp các đoạn mồi ở đầu các đoạn mạch ADN.
C. Enzim nối ADN – ligaza nối các đoạn okazaki lại với nhau để tạo thành mạch ADN mới hoàn chỉnh, enzim ADN – pôlimeraza I loại bỏ đoạn mồi và bổ sung nuclêotit vào chỗ trống khi đoạn mồi bị loại bỏ.
D. A, B, và C đúng.
21. Trong quá trình tái bản ADN, enzim ADN – pôlimeraza tác động theo cách:
A. Enzim ADN – pôlimeraza di chuyển song song cùng chiều trên hai mạch của phân tử ADN để hình thành nên phân tử ADN mới bằng cách lắp ghép các nuclêotit theo nguyên tắc bổ sung.
B. Enzim ADN – pôlimeraza chỉ có thể tác động trên mổi mạch đơn của phân tử ADN theo chiều 3’ – OH 5’ – P.
C. Enzim tác động tại nhiều điểm trên phân tử ADN để quá trình nhân đôi diễn ra nhanh.
D. Cả B và C.
22. Trong quá trình tái bản của ADN, enzim ADN – pôlimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN
A. Theo chiều 5’ 3’ B. Theo chiều 3’ 5’
C. Theo chiều 5’ 3’ trên mạch này và 3’ 5’ trên mạch kia
D. Để tháo xoắn và phá vỡ các liên kết hiđrô giữa 2 mạch của phân tử ADN.
23.Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền
A. Đọc liên tục bắt đầu từ 1 điểm xác định theo từng cụm ba nu mỗi bộ ba mã hóa 1 aa
B. Đa số dùng chung cho tất cả các loài
C. Đọc từ một điểm xác định và có gối lên nhau
D. Mã di truyền có tính đặc hiệu
24. Trong quá trình tái bản của ADN, enzim ADN – pôlimeraza có vai trò:
A. Mở xoắn phân tử ADN B. Phá vỡ các liên kết hiđrô giữa 2 mạh của phân tử ADN
C. Nối các đoạnokazaki lại với nhau
D. Lắp ghép các nu tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của phân tử ADN
25. Bản chất của mã di truyền là gì
A. Trình tự các nu trong ADN quy định trình tự aa trong chuỗi pôlipeptit.
B. ba ribônu trong ARN quy định 1 aa
C. Thông tin quy định cấu trúc các loại pr D. Trình tự các gen trên ADN quy định trình tự aa trong pr
26. Vì sao nói mã di truyền mang tính thoái hóa
A. Một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại aa B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 loại aa
C. Có bộ ba không mã hóacho aa nào D. Một bộ ba mã hóa cho nhiều loại aa
27. Một phân tử ADN có 160 cặp bazơ nitơ với 20% là nu loại A. Có bao nhiêu nu loại X trong phân tử này.
A. 96 nu B. 48 nu C. 32 nu D. 64 nu
28. Ở loài gậm nhấm Akodon moliae, số nhiễm sắc thể cơ bản (tính theo số vai NST có trong tế bào xôma) là 44. Khi phân tích di truyền tế bào học ở 2 cá thể đực của loài này thì thấy: một cá thể 43 NST, 1 cá thể thì có 42 NST. Hiện tượng này có thể xảy ra do:
A. Hiện tượng mất NST B. Đảo đọan NST C. chuyển đoạn Robertson D. Đa bội thể
29. Thông tin di truyền trên ADN được truyền đạt tương đối ổn định từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác của loài là nhờ cơ chế
A. Tự nhân đôi của ADN, phiên mã, dịch mã. B. Giảm phân
C. Nguyên phân D. Nguyên phân, gỉam phân và thụ tinh.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tungvd

Member
Re: [Free] Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Sinh học THPT

Xin bạn up tài liệu diễn đàn. Xin cám ơn.
 

tungvd

Member
Re: [Free] Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Sinh học THPT

Xin Thank bạn.
 
Top