thuy_hoa_than7

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
A. ĐỒ HỌA ỨNG DỤNG
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lời nói đầu...................................................................................................4
2. Lý do chọn đề tài..........................................................................................5
3. Mục đích nhiệm vụ và giới hạn của đề tài....................................................6
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Chương 1. Khái quát về sự ra đời và phát triển của Bao bì.
1.1. Tìm hiểu chung về bao bì........................................................................7
1.2. Các hình thức của Bao bì.........................................................................9
1.3. Những giá trị thực dụng và giá trị thẩm mỹ của Bao bì sản phẩm đối với con người...............................................................................................10
1.4. Vai trò của Bao bì với hệ thống sản phẩm.............................................11
1.5. Bao bì với vai trò quảng cáo và phát triển thương hiệu.........................11
Chương 2. Ngôn ngữ đồ hoạ trong nghệ thuật thiết kế Bao bì.
2.1. Quan niệm về thiết kế đồ hoạ Bao bì.....................................................13
2.1.1. Cách hiểu về đồ hoạ và ứng dụng của nó trong cuộc sống
2.1.2. Quan niệm về thiết kế đồ hoạ Bao bì.
2.2 Yếu tố màu sắc trong thiết kế đồ hoạ Bao bì.
2.2.1. Sự biểu cảm của màu sắc. .....................................................................15
2.2.2. Màu sắc trong thiết kế Bao bì................................................................18
2.3. Yếu tố chữ trong thiết kế đồ hoạ Bao bì................................................22
2.3.1. Chữ với vai trò thông tin sản phẩm, thể hiện hình ảnh, truyền cảm làm nên bố cục..............................................................................................23
2.3.2. Chữ kết hợp với màu sắc trên Bao bì.....................................................25
2.3.3. Chữ trên Bao bì với vai trò quảng cáo và khuyếch trương thương hiệu.26
2.4. Yếu tố hình ảnh trong thiết kế đồ hoạ Bao bì và các hình thức thể hiện hình ảnh.................................................................................................28
2.5. Chất liệu sử dụng trong Bao bì và sự biểu cảm của nó..........................32
Chương 3. Những tiêu chí chuẩn mực của một thiết kế đồ hoạ Bao bì và đánh giá về hiện trạng bao bì ở Việt Nam.
3.1. Những tiêu chí chuẩn mực của một thiết kế đồ hoạ Bao bì.
3.1.1. Tính thẩm mỹ........................................................................................35
3.1.2. Tính công năng và kết cấu khoa học của Bao bì...................................37
3.1.3. Tính kinh tế...........................................................................................41
3.2. Đánh giá hiện trạng Bao bì ở Việt Nam................................................42
Chương 4. Kết quả nghiên cứu sáng tạo.
4.1. Tổng hợp quá trình nghiên cứu.............................................................46
4.2. Tính hệ thống và đồng bộ trong quá trình thiết kế................................46
4.3. Nội dung bài thực hiện..........................................................................47
PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN.
• Tài liệu tham khảo......................................................................................55
B. ĐỒ HỌA NGHỆ THUẬT
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lời nói đầu.................................................................................................57
2. Giới thiệu chung........................................................................................ 57
PHẦN II. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT VIỆT NAM VÀ ĐỀ TÀI TRANH SƠN KHẮC.
1.Sơ lược vỀ lỊch sỬ nghỆ thuẬt ViỆt Nam……………………………….58
2.Lý do chỌn thỂ loẠi sơn khẮc…………………………………………...61
3.Phân tích đề tài tranh sơn khẮc Sinh hoạt vùng cao……………………64
C. PHẦN KINH TẾ
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT……………………………………………….68
1. Lợi nhuận của tranh sơn khắc.....................................................................69
2. Lợi nhuận của thiết kế và quảng cáo bao bì của một thương hiệu, một sản phẩm…………...........................................................................................71

A. ĐỒ HỌA ỨNG DỤNG
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lời nói đầu.
Goorki đã khẳng định : “Con người bao giờ cũng gắn liền với cái đẹp, gắn liền với nhu cầu thẩm mỹ”.
Từ khi xã hội loài người được hình thành, con người đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo và lý giải cái đẹp. Nó được thể hiện bằng sự toàn vẹn, hài hoà giữa hình thức và nội dung, nó luôn tồn tại trong cuộc sống của con người, ẩn chứa trong các sự vật hiện tượng. Người nghệ sỹ sáng tạo ra nó thông qua các hình thức nghệ thuật như : Văn học , thơ ca, hội hoạ... cùng với sự phát triển của xã hội nhu cầu về cái đẹp và sự sáng tạo cũng không ngừng đựơc nâng cao chính vì điều này ngành Mỹ thuật công nghiệp ra đời nhằm giải quyết những nhu cầu bức thiết đó và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong đời sống xã hội và trong sản xuất.
Trong sự phát triển chung của MTCN, đồ hoạ ứng dụng có vị trí rất quan trọng, nó bao trùm lên phần lớn các hoạt động thiết kế, quảng cáo ... đưa ra những định hướng thẩm mỹ cho từng lĩnh vực nhằm hoà nhập với xu thế chung của toàn nhân loại. Đồ hoạ bao bì chính là một trong những hoạt động đó đã góp phần không nhỏ phục vụ cho nhu cầu về thưởng thức cái đẹp của con người. Đây là lĩnh vực khá lý thú nhưng nó lại mới mẻ đối với ngành đồ hoạ nước nhà bởi nền kinh tế Việt Nam còn non trẻ so với Thế giới. Vì thế, trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, sản phẩm hàng hoá của Việt Nam muốn tới được tay người tiêu dùng và có được tiếng nói chung với kinh tế Thế giới thì sản phẩm đó ngoài chất lượng tốt còn phải mang giá trị thẩm mỹ cao, tính thẩm mỹ của một sản phẩm ở đây thông qua bao bì chứa đựng nó. Đây cũng chính là một trong những yếu tố tiếp thị có hiệu quả cao nhất đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, với vai trò đó bao bì thực sự có vị trí quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hoá của đất nước nói chung và của một đơn vị sản xuất nói riêng.
Luận văn nghiên cứu về Ngôn ngữ đồ hoạ trong thiết kế bao bì là kết quả tìm tòi, niềm say mê, ham hiểu biết của sinh viên với mong muốn đóng góp một phần nào đó về quan niệm thiết kế đồ hoạ tới sự nhận thức về giá trị thẩm mỹ của mỗi người.
2. Lý do chọn đề tài.
Sau một thời gian tìm hiểu và thâm nhập thực tế sinh viên nhận thấy : Việc trang trí, làm đẹp cho các bao bì sản phẩm của hoạ sĩ thiết kế đồ hoạ là đóng vai trò lớn trong việc tiêu thụ hàng hoá và phát triển thương hiệu. Bao bì ra đời không chỉ đóng vai trò là bảo vệ sản phẩm mà nó còn mang giá trị thẩm mỹ cao, với những ý tưởng sáng tạo mới mẻ của hoạ sĩ thiết kế mà sản phẩm bao bì đang ngày càng được hoàn thiện và trở thành một lĩnh vực nghệ thuật trong thiết kế đồ hoạ.
Một trong những mục đích chính của đồ hoạ là quảng cáo và ở đó bao bì là hình thức tiếp thị nhanh nhất đến người tiêu dùng về hình ảnh và nhãn hiệu của doanh nghiệp. Khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng, những yếu tố tác động trực tiếp đến họ là màu sắc, là chữ viết, là hình ảnh, là chất liệu … được sử dụng trong quá trình thiết kế, từ đó họ có thể cảm nhận được nội dung của sản phẩm thông qua những yếu tố trên hay còn gọi đó là Ngôn ngữ đồ hoạ trong thiết kế bao bì.
Ý thức được điều đó, là một sinh viên Mỹ Thuật Tạo Dáng Công Nghiệp, chuyên ngành Đồ hoạ người viết nhận thấy việc đề cao vai trò và giá trị của những yếu tố đồ hoạ đã tạo nên giá trị thẩm mỹ trong mỗi sản phẩm bao bì cũng như vai trò của nó trong việc quảng cáo và tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy sinh viên đã chọn“ Nghiên cứu ngôn ngữ Đồ hoạ trong thiết kế bao bì” làm đề tài luận văn của mình.
Mong muốn của luận văn là đóng góp và làm phong phú hơn quan niệm về bao bì, bổ sung khả năng thẩm mỹ đồng thời giúp cho người tiêu dùng nhận thức được tầm quan trọng của bao bì đối với sự phát triển hiện nay của kinh tế Việt Nam, hơn thế nữa là sự tìm tòi học hỏi muốn đưa vốn kiến thức đã học, đã được đào tạo để trở thành một nhà thiết kế đồ hoạ trong tương lai.
3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài.
Trong khuôn khổ một bài khoá luận với một chừng mực nào đó, luận văn cố gắng đi vào nghiên cứu Ngôn ngữ đồ hoạ trong thiết kế bao bì bằng những yếu tố đặc trưng nhất đó là : màu sắc, chữ viết, hình ảnh, chất liệu được sử dụng trong thiết kế bao bì sản phẩm. Bên cạnh đó, luận văn đưa ra những vấn đề liên quan tới sự ra đời và phát triển cũng như vai trò, quan niệm, những yếu tố đã tạo nên một thiết kế bao bì mang giá trị thẩm mỹ cao.
Sau khi chọn được đề tài tâm đắc, nhiệm vụ tiếp theo của mỗi sinh viên là phải suy nghĩ để đưa ra những giải pháp tốt nhất cho đề tài nhằm giải quyết một cách hợp lý và hiệu quả. Nêu rõ được quan niệm chung về bao bì, vai trò ứng dụng và giá trị thẩm mỹ của nó đồng thời đưa ra được những yếu tố đồ hoạ góp phần tạo nên sự thành công của một thiết kế bao bì. Qua đó nhằm đem đến cho người đọc nhận định mới về bao bì nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời nêu lên được tầm quan trọng và mối liên hệ mật thiết của bao bì với sản phẩm hàng hoá.












PHẦN II . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA BAO BÌ.

1.1. Tìm hiểu chung về Bao bì.
Trong suy nghĩ của mỗi người, Bao bì có thể hiểu nôm na là “cái vỏ bọc” bên ngoài có nhiệm vụ bảo vệ, cất giữ sản phẩm nằm bên trong, tránh va đập, trầy xước khi vận chuyển.
Trước đây, khi xã hội loài người chưa phát triển, cuộc sống của người nguyên thuỷ chỉ là săn bắt, hái lượm nên nhu cầu cần “ một thứ” để chứa đựng chưa nhiều, khái niệm về bao bì đối với họ còn mơ hồ, chưa rõ ràng. Những tài liệu nghiên cứu cho thấy, thời nguyên thuỷ, con người đã mang trái cây về hang được bọc trong những tấm da thú hay giỏ được đan bằng cây cỏ. Sau dần khi xã hội phát triển hơn một chút thì con người bắt đầu chú trọng hơn đến bao bì và sự bọc gói. Lúc này, họ đã biết sử dụng các vật bằng đồng, gốm, gỗ để làm vật đựng trong bao bì, sách lịch sử có ghi lại rằng : Tám nghìn năm trước đây người Trung Quốc đã sáng tạo ra những lọ gốm nung đủ các loại để bảo quản các vật thể rắn và lỏng, người Ai Cập làm ra những bình thuỷ tinh để làm đồ đựng. Thời Trung Kỷ đã xuất hiện các vật liệu để bọc gói như : da, vải, gỗ, thuỷ tinh và gốm. Như thế, bao bì ở thời kỳ này đã bắt đầu có những hình khối rõ ràng hơn trước.
Trong suốt nhiều thế kỷ, bao bì chỉ đảm bảo được tính thực dụng tức là vai trò bảo vệ, bảo quản và vận chuyển sản phẩm.Nhưng vào thời gian đó bao bì cũng chỉ dừng lại ở kết cấu, hình khối vững chắc mà không hề quan tâm tới hình thức thẩm mỹ của nó. Khi xã hội phát triển hơn, các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm thủ công đã trở nên tinh xảo, lý tưởng hơn thì bao bì cũng tiến theo một bước dài cùng với những tiến bộ đó.Vào khoảng chế độ phong kiến bao bì đã thực sự phát triển, bằng sự khéo léo của người thợ thủ công mà các sản phẩm đồ hộp trở nên rất đẹp, cầu kỳ và tinh tế. Các đồ hộp này cũng thường chỉ để dành cho tầng lớp trên của xã hội như vua chúa, quan lại, các giới quý tộc...Thời kỳ này ở Châu Âu, bao bì phát triển rất mạnh với những sản phẩm đặc trưng và rõ nét như bao bì cho súng, đồ hộp đựng trang sức... Còn ở Châu Á thời kỳ này, đồ hộp – bao bì thường làm bằng gỗ, đồng, gốm đựng trầm hương và những vật quý báu, linh thiêng ... Đồ hộp được các thợ thủ công dồn rất nhiều tâm huyết mà tạo nên nó, vì thế mà bao bì, đồ hộp được xem là quý và chỉ dành để đựng những đồ vật quý giá, đắt tiền. Bước tiến đáng lưu ý của bao bì - đồ hộp là bao bì đã có khối vuông hình chữ nhật hay tròn ... đều rất rõ ràng ngay ngắn nếu không nói là rất tinh tế, cầu kỳ.
Khoảng thế kỷ 17, khi nền công nghiệp đã bắt đầu xuất hiện thì cũng kéo theo cả một cuộc cách mạng về phương diện mỹ thuật công nghiệp mà trong đó có bao bì - đồ hộp . Đồ hộp và bao bì bắt đầu được thiết kế với chủ yếu là về kiểu dáng nhằm phục vụ cho việc mang vác vận chuyển. Cho tới nay thì bao bì - đồ hộp đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc bởi nó đã tạo cho con người một tiềm thức : khi có sản phẩm đòi hỏi phải có đồ hộp và bao bì kèm theo. Sự đòi hỏi này khiến cho vị trí của việc thiết kế bao bì- đồ hộp trở nên hết sức quan trọng trong việc quảng cáo – tiếp thị cho một hãng, một thương hiệu. Không chỉ vậy, với sự phát triển mạnh về mặt công nghệ khoa học kỹ thuật, sự cạnh tranh kinh tế thị trường đã buộc các nhà doanh nghiệp phải đưa ra những chiến lược kinh doanh mới để làm tăng thị phần của mình và chiếm được cảm tình của khách hàng. Khi xã hội phát triển mạnh về mặt kinh tế, đời sống vật chất của con người được nâng cao thì một tất yếu nữa là được đáp ứng đầy đủ nhu cầu về mặt tinh thần nên xu hướng của người tiêu dùng hiện nay là quan tâm đến những hàng hoá có hình thức đẹp đi đôi với chất lượng sản phẩm. Chính những nhu cầu tất yếu đó đòi hỏi những thiết kế bao bì sản phẩm vừa phải mang đầy đủ chức năng thông tin về sản phẩm, vừa làm đẹp không gian sống mang lại sự phong phú trong đời sống tinh thần của con người.
Trong xu thế cạnh tranh hiện nay, hàng ngoại nhập có mặt tại Việt Nam rất phong phú, đa dạng về chủng loại và mẫu mã với chất lượng tốt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm ra những giải pháp mới để tạo được chỗ đứng trong thị trường . Muốn làm được điều đó, bên cạnh sự đầu tư về trang thiết bị máy móc công nghệ phải có một đội ngũ hoạ sĩ thiết kế đồ hoạ tốt và họ phải có cái nhìn đúng đắn đối với vai trò của bao bì trong việc quảng cáo và khuyếch trương hình ảnh của công ty.
1.2. Các hình thức của Bao bì.
Bao bì hiện nay trên thị trường rất đa dạng về mọi mặt từ hình dáng tới chất liệu và các kết cấu đóng mở : từ khối lập phương, chữ nhật, tròn, tam giác... Nhưng dù ở hình dáng nào đi chăng nữa thì bao bì vẫn phải mang tính công năng cao, phù hợp với sản phẩm mà nó chứa đựng .
Sau đây là một số bao bì với dạng thức thường gặp :
- Dạng hộp đựng.
- Dạng chai lọ.
- Dạng túi xách.
- Dạng giấy gói hàng.
Đối với bao bì thông thường được chia ra làm một số loại sau:
Bao bì sản phẩm : là bao bì gắn trực tiếp vào hàng hóa và được bày bán kèm theo. Ở đây bao bì sản phẩm được chia ra làm 2 loại : bao bì sơ cấp và bao bì thứ cấp. Bao bì sơ cấp là loại bao bì trực tiếp chứa đựng sản phẩm ví dụ như các chai nước ngọt, bia, rượu ... Bao bì thứ cấp phục vụ cho việc vận chuyển , lưu giữ và bảo quản hàng hoá trên các phương tiện và trong các kho hàng. Ví dụ như các thùng hàng trên xe congtainer, các két đựng nước ngọt ...
Bao bì ngoài : là loại bao bì chứa đựng một hay một số bao bì chứa một số lượng hàng hoá nhiều.
Với những sản phẩm nhỏ gọn, người ta thường dùng cách thức trổ thủng cho cả bao bì chứa đựng và bao bì ngoài để tăng thêm sự sinh động cho sản phẩm, người tiêu dùng có thể nhìn thấy sản phẩm bên trong và kiểm định được phần nào về chất lượng của chúng.
Dựa vào tính chất từng loại hàng hoá, người ta có thể phân chia bao bì theo cách thức khác là bao bì đóng và bao bì mở : Bao bì đóng đựoc sử dụng cho các sản phẩm khó bảo quản như đồ uống, đồ dễ vỡ. Bao bì mở thích hợp cho các mặt hàng khô, thô, dễ vận chuyển...
Và cuối cùng, một bộ phận không thể tách rời của bao bì là ghi nhãn và thông tin mô tả hàng hoá ngay trên bao gói. Lớp này chính là hình thức của bao bì - đây là lớp quan trọng và quyết định sự thành công của sản phẩm. Tuỳ vào tính chất của sản phẩm mà chất liệu đi kèm với nó sẽ phù hợp. Vì chất liệu cũng nói nên nội dung của sản phẩm và chất liệu cũng có sức biểu cảm của nó nên người viết đã đưa yếu tố chất liệu sử dụng trong bao bì vào phần Nghiên cứu Ngôn ngữ đồ hoạ trong thiết kế Bao bì.
Bên đây là một số minh hoạ về các sản phẩm bao bì với các hình thức khác nhau.
1.3. Những giá trị thực dụng và giá trị thẩm mỹ của Bao bì sản phẩm đối với con người.
Sự ra đời và phát triển của bao bì phù hợp với sự nhìn nhận sự vật của con người qua từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử. Như đã nói ở phần trước, thời nguyên thuỷ khái niệm bao bì chỉ đơn thuần là “ cái vỏ” vẫn còn mơ hồ chưa rõ ràng, con người thời đó thường lấy những vật liệu có sẵn trong thiên nhiên như vỏ cây, lá cây... để làm vật chứa đựng. Khi con người biết làm ra của cải vật chất thì nhu cầu cần “dụng cụ” để đựng, bảo vệ, cất giữ và buôn bán giao thương hàng hoá được coi trọng hơn, các sản phẩm giờ đây được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hàng loạt từ đó đã nảy sinh nhu cầu thưởng thức cái đẹp. Giờ đây sản phẩm làm ra không chỉ có chất lượng tốt mà còn phải có hình thức phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của con người. họ sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua một sản phẩm có bao bì, mẫu mã đẹp và có sự thu hút tốt. Chính điều này đã thúc đẩy các nhà doanh nghiệp có những chiến lược mới trong kinh doanh đó là chú trọng nhiều hơn vào hình thức bao bì của sản phẩm.
Khi sản phẩm được bày bán, các mẫu mã bao bì không những bảo quản, bảo vệ cho sản phẩm mà còn tạo nên sự phong phú cho gian hàng. Những người bán hàng thường bày lên trước những hàng hoá có mẫu mã, màu sắc đẹp nhằm thu hút khách hàng. Trên thực tế, một sản phẩm sẽ tạo được nhiều thiện cảm cho người tiêu dùng nếu nó có một bao bì đẹp, phù hợp và tiện dụng thể hiện sự nghiêm túc trong thiết kế. Bao bì đẹp cũng góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần, nâng cao khả năng tri giác, làm cho con người có được sự nhạy bén, tinh tế và có thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh. Tiếp xúc với một mẫu mã bao bì đẹp là con người đã tiếp xúc với một sản phẩm có giá trị cao, định hướng được cho mình về ý thức thẩm mỹ một cách đúng đắn.
Với vai trò của mình, hình dáng của bao bì sẽ luôn tồn tại với cuộc sống của con người, với sự phát triển của xã hội.
1.4. Vai trò của bao bì đối với sản phẩm.
Như đã nói ở trên, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, sản phẩm làm ra không chỉ dừng lại ở chất lượng tốt mà phải có mẫu mã bao bì đẹp mới đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của xã hội. Qua đó ta có thể thấy rõ vai trò của bao bì đối với việc sản xuất hàng hoá. Sản phẩm đó bán chạy hay không bán chạy, hấp dẫn hay không hấp dẫn đối với khách hàng phần lớn tuỳ từng trường hợp vào hình thức thẩm mỹ của bao bì. Các sản phẩm hàng hoá được bán ra thị trường nhất thiết phải được bao gói bởi nó không những mang ý nghĩa thực dụng là bao bọc, bảo vệ và mà nó còn làm đẹp sản phẩm, làm tăng giá trị chất lượng sản phẩm.
1.5. Bao bì với vai trò quảng cáo và phát triển thương hiệu.

đánh cầu, đánh đu, đánh vật, đấu võ… phổ biến trên những phù điêu tìm thấy được trên những đình chùa thời kỳ bấy giờ. Nghệ thuật điêu khắc và trang trí có được nét dân gian đậm đà. Tượng Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Bút Tháp nổi tiếng và người nghệ sỹ đó thành công trong việc bố cục để tượng vẫn giữ được vẻ mềm mại tự nhiên và gợi lên hình tượng, tượng trưng cho bàn tay, khối óc con người.

Sang thế kỷ XVIII văn hóa dân gian phát triển mạnh chủ yếu để đả kích chế độ phong kiến thối nát. Tranh dân gian là một sáng tạo đặc biệt của nền mỹ thuật dân tộc. Đình Thạch Lai, Nhân Lý (Hưng Yên), Đình Bảng (Bắc Ninh), chùa Tây Phương (Hà Tây) là những công trình kiến trúc, điêu khắc đặc sắc với những phù điêu chạm trổ tinh vi điêu luyện và những tượng La Hán sống động.

Nhà Nguyễn sau này, tuy không kế thừa và phát huy được truyền thống dân tộc với những cung điện , lăng miếu đồ sộ nhưng rập khuôn theo kiểu nhà Thanh. Tuy nhiên, nền Mỹ thuật dân gian vẫn phát triển.

Từ say 1945 đến nay, sự nghiệp mỹ thuật của ta có bước phát triển mới với sự hình thành và phát triển của những nhân tố mới ( tranh sơn mài, sơn khắc…) với việc nâng cao vốn cổ. Trong đó đề tài liên quan đến văn minh nông nghiệp vẫn là đề tài chủ đạo xuyên suốt.




2.Lý do chọn thể loại sơn khắc.
Như mọi người đều biết, chất liệu làm ra sản phẩm tranh sơn mài cũng như tranh sơn khắc chủ yếu là từ sơn ta. Sơn ta đã có từ lâu đời ở Việt Nam chuyên dùng để sơn các đồ thờ và đồ gia dụng. Muốn trở lại thời điểm của tranh sơn khắc phải lấy xuất phát điểm từ những năm đầu thế kỷ khi những họa sĩ của trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương (I Euecole de fine art Indochine) tìm thấy trong nghệ thuật sơn truyền thống chất sơn lấy từ nhựa cây Rhus Succudanea trồng nhiều ở Việt Bắc một khả năng diễn tả cuộc sống ở những tầng sâu của nó, một không gian tạo hình mới so với sơn dầu, có thể bứt phá ra khỏi tính trang trí thuần túy, cũng như có thể với cái nhìn tâm tưởng. Sơn mài và sơn khắc ra đời trên cơ sở nhận thức ấy của không gian mà những con mắt tinh đời của các bậc thầy như Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Đỗ Cung…đã nhận thức được. Từ nay, bên cạnh lụa, sơn dầu, gốm, đồng, thạch cao…các thế hệ họa sĩ đã có thêm sơn mài và sơn khắc.

Qua thời gian, sơn khắc đó tôn được vị trí của nó, không gian hiện hình của nó để sáng tạo và tồn tại. Từ những bức tranh sơn khắc gần đây của các họa sĩ trẻ như Trần Quang Chân (đánh cờ dưới bóng tre), đến những họa sĩ cao tuổi như Trần Hữu Chất, Nguyễn Thế Khang (Hà nội 36 phố phường), Nguyễn Văn Tuyên (Cướp chính quyền ở Nam Canh), Nguyễn Nghĩa Duyện…tỏ ra đã tiếp cận được với không gian của sơn khắc. Đó chính là một sự nhận thức.

Vậy cái không gian ấy của sơn khắc là gì? Khi sáng tạo trên chất liệu này, người họa sĩ có thể kỳ vọng gì ở khả năng diễn tả của nó? Cũng như sơn dầu, sơn khắc trước hết và trên hết là sự tái tạo cuộc sống đời thường. Hơn cả mọi loại hình nghệ thuật, hội họa chính là sự nội lực của người nghệ sĩ để xóa bỏ những cái hố sâu cách biệt về thời gian, thông qua sự tái hiện không gian. Hội họa – một nghệ thuật của không gian, dùng không gian để ghi lại dấu thời gian, vĩnh viến hóa thời gian bằng sự nhận thức không gian. Sơn khắc cũng có thể là một loại hình nghệ thuật đem đến khả năng cho họa sĩ bộc lộ mình riêng biệt và độc đáo – một mảnh đất đắc địa cho tái tạo không gian trong dòng chảy “thiên biến” của nó.

Vẽ phác lên nền, tái tạo một khoảng không gian, một cách tiếp cận, thu nhận một cách có tình nhất về cuộc đời mà trên hết là quan niệm riêng và độc đáo về cuộc đời. Nếu với chất liệu sơn dầu, họa sĩ có thể - một lần – thể hiện hết cái mà mình định vẽ, định tái tạo lên khung vải toan. Khi vẽ người họa sĩ có thể bỏ qua tất cả, mọi thứ quan niệm, mọi lý thuyết khô khan, mọi khuôn khổ chật hẹp của lý trí để nương hồn mình lên bức vẽ. Khi vẽ, màu ấy, nét vẽ ấy là tự “trái tim của người họa sĩ bộc lộ và thở ra”. Sơn khắc cũng vậy, nhưng người họa sĩ sơn khắc đều có cho một sự hoàn hảo ngay từ đầu. Nét vẽ ấy cũng thể hiện qua nét khắc rồi mới bắt đầu hòa trộn với màu sắc, nghĩa là cái hiện hữu cuối cùng của tác phẩm phải qua biết vao nhiêu lần của sáng tạo, sáng tạo để mà lại chờ đợi khi nét khắc, khi từng mảng màu sau khi ba chìm bẩy nổi trong bàn tay lao động miệt mài và sáng suốt của người họa sĩ hiện lên với bao sự kỳ thú.

Nói đến chất liệu tạo màu của sơn khắc cũng có rất nhiều vẻ độc đáo kỳ lạ. không có cái màu đen nào lại đạt đến cái sắc đen đến độ thâm trầm và sâu lắng như vậy của sơn khắc. Màu sắc ấy, phối cảnh không gian ấy bắt buộc người họa sĩ bỏ qua mọi ảo giác của cuộc đời tạo ra bằng mắt mình. Khi ảo giác ấy bị bỏ qua, khi hỉện thực được tái hiện qua nhận thức, thì do sự tái tạo đó có khác xa với đời sống thấy được bằng mắt thì cũng là hiện thực hơn rất nhiều – hiện thực của tâm trạng – qua con mắt của trái tim. Nói như họa sĩ Nguyễn Gia Trí thì: “sơn ta với bản chất lộng lẫy và huyền thoại, thần tiên có một hình tượng và ngôn ngữ riêng của nó”. Nhờ đó mà ông đã “vượt bỏ Object (ngoại vật) để ra khỏi ranh giới Inmitation (mô phỏng tự nhiên) để vào tận trung tâm cái thực Interieur (bên trong, nội tại)”. Sơn khắc nếu có đi con đường tả thực, chạy theo tranh màu dầu của phương Tây thì chỉ còn cái xác, cài hồn của không gian nghệ thuật đó bay biến tận đâu. Trong sơn khắc màu sắc đã tìm được lối đi riêng, không còn là vật phụ cho bức vẽ. Màu sắc trong sơn khắc vừa đạt đến tận độ thể hiện và do vậy lại mở ra một không gian ảo đến kỳ lạ - tận độ cái ảo chính là thực vậy. “Màu sắc đó giành lại được sức mạnh” – Nói như Henri Matisse và như vậy sơn khắc đó đưa ta thoát khỏi không gian đo bằng “cm” của khung tranh cũng như của không gian thực của sự miêu tả mà là bay vào không gian vô tận của giấc mơ, nói như vậy không có nghĩa là đạt đến tận độ của sự sâu thẳm của không gian và xuyên qua thời gian, tiếp cận vào hồi ức. Nó kéo tâm hồn ta bàng sức cộng cảm tự nhiên.

Không gian sơn khắc do thế đã có sức lụi cuốn đến kỳ lạ. Từ những họa sĩ thời kỳ đầu đã đưa sơn mài, sơn khắc từ trang trí lên nghệ thuật đến họa sĩ gần đây khi bước qua cái nhìn có tính chật hẹp về hiện thực, từ ý thức vẻ đẹp của tâm hồn mình cũng đã đến với sơn khắc. Các họa sĩ cũng chẳng bao giờ kém say với chất sơn kỳ diệu ấy. Chính vì lẽ đó mà sinh viên đã mạnh dạn chọn cách thể hiện sơn khắc qua tác phẩm “…”

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu ngôn ngữ quảng cáo mỹ phẩm của tiếng Hán hiện đại và cách dịch sang tiếng Việt Ngoại ngữ 0
D Sự nghiên cứu các đặc điểm ngôn ngữ của các cụm từ chỉ sự rào đón trong các bài giảng bằng tiếng Anh Văn học 0
T Nghiên cứu đối chiếu từ pháp hai ngôn ngữ Hán - Việt vận dụng vào việc giảng dạy tiếng Hán cho sinh Luận văn Sư phạm 0
C Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa của từ ngữ đất nước học chứa tên gọi động, thực vật trong hai ngôn ng Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt na Lịch sử Việt Nam 1
1 Nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ dân tộc Tày ở vùng Đông bắc Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
T Nghiên cứu một số trở ngại tâm lí ngôn ngữ của học sinh lớp 6 khi học tiếng Anh Tâm lý học đại cương 0
L Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ văn bản thông cáo báo chí Văn hóa, Xã hội 0
L Nghiên cứu các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động trong tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 0
C Nghiên cứu ẩn dụ với các nhóm từ liên quan đến ngôi nhà theo lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận (có đối Văn hóa, Xã hội 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top