Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
TRĂC NGHIỆM BÀI 1
1 Gen là một đoạn ADN mang thông tin
A. mã hoá cho 1 chuỗi polipeptit hay 1 phân tử ARN. B. qui định cơ chế di truyền .
C. qui định cấu trúc của 1 phân tử prôtêin. D. mã hoá các axit amin. A
2 Trình tự các vùng theo mạch mã gốc của một gen điển hình là
A. 5’mã hóa à điều hòa à kết thúc phiên mã 3’. B. 5’điều hòa à mã hóa à kết thúc phiên mã 3’.
C. 3’mã hóa à điều hòa à kết thúc phiên mã 5’ D. 3’điều hòa à mã hóa à kết thúc phiên mã 5’. D
3 Phát biểu sai về vai trò của các vùng trong 1 gen cấu trúc:
A. Vùng điều hòa của gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
B. Vùng mã hóa của gen mang tín hiệu mã hóa các axit amin.
C. Vùng kết thúc của gen mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
D. Các tín hiệu trên các vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc của gen đều là trình tự nuclêôtit. C
4 Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hóa
A. liên tục và thường gặp ở sinh vật nhân thực. B. liên tục và thường gặp ở sinh vật nhân sơ.
C. không liên tục và thường gặp ở sinh vật nhân sơ. D. không liên tục và thường gặp ở sinh vật nhân thực. B
5 Các gen có vùng mã hoá không liên tục (có sự xen kẻ giữa các đoạn êxon và các đoạn intron) được gọi là các gen
A. không phân mảnh và gặp ở sinh vật nhân thực. B. phân mảnh và gặp ở sinh vật nhân sơ.
C. phân mảnh và gặp ở sinh vật nhân thực. D. không phân mảnh và gặp ở sinh vật nhân sơ. C
6 Bản chất của mã di truyền là
A.3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.
B.một bộ ba mã hoá cho một axitamin.
C. các axitamin đựơc mã hoá trong gen.
D. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. D
7 Phát biểu đúng về đặc điểm của mã di truyền, trừ:
A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau).
B. Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, không có ngoại lệ).
C. Mã di truyền có tính thoái hóa (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG).
D. Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin). B
8 Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
A. NTBS và nguyên tắc bán bảo tồn . B. NTBS và nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc gián đoạn.
C. NTBS và nguyên tắc gián đoạn. D. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc gián đoạn. A
9 Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là
A. A liên kết với X, G liên kết với T. B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
C. A liên kết với U, G liên kết với X. D. A liên kết với T, G liên kết với X. D
10 Nguyên tắc bán bảo tồn được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là:
A. Trong 2 phân tử ADN con thì một phân tử là từ ADN mẹ và một phân tử mới tổng hợp.
B. Trong mỗi phân tử ADN con thì có sự xen kẻ giữa các đoạn của ADN mẹ với các đoạn mới tổng hợp.
C. Trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là từ ADN mẹ và một mạch mới tổng hợp.
D. Trong mỗi phân tử ADN con thì một nửa phân tử ADN mẹ nối với một nửa phân tử ADN mới tổng hợp. C
11 Hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y nhờ
A. các enzim tháo xoắn. B. enzim ADN pôlimeraza. C. enzim ligaza. D. ARN pôlimeraza. A
12 Trong quá trình tổng hợp các mạch ADN mới, ADN pôlimeraza xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều
A. chiều 3’ 5’. B. chiều 5’ 3’. C. cả 2 chiều. D. chiều 5’ 3’ hay 3’ 5’ tùy theo từng mạch khuôn. B
13 Mạch mới được tổng hợp theo từng đoạn Okazaki trên A. mạch khuôn có chiều 3’ 5’.
B. mạch khuôn có chiều 5’ 3’. C. cả 2 mạch. D. Mạch khuôn có chiều 5’ 3’ hay 3’ 5’ B
14 Phát biều đúng về sự hình thành 2 phân tử ADN con trong quá trình nhân đôi ADN:
A. Các mạch mới tổng hợp tới đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó → tạo thành phân tử ADN con.
B. Các mạch đơn chỉ xoắn lại thành phân tử ADN con khi các mạch mới đã tổng hợp xong hoàn toàn.
C. 2 mạch đơn mới được tổng hợp xoắn lại tạo thành 1 phân tử ADN con và 2 mạch của ADN mẹ xoắn lại tạo thành 1 phân tử ADN con.
D. Sau khi tổng hợp xong 2 mạch mới thì các mạch cùng chiều sẽ liên kết với nhau để tạo thành phân tử ADN con. A
15 Phân tử ADN dài 1,02 mm. Khi phân tử này nhân đôi một lần, số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cần cung cấp là A. 1,02 105. B. 6 105. C. 6 106. D. 3 106.
C
16 Trên một đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có số nuclêôtit các loại như sau: A = 60, G = 120, X = 80, T = 30. Sau một lần nhân đôi đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu? A. A = T = 180, G = X = 11
B. A = T = 150, G = X = 140. C. A = T = 90, G = X = 200. D. A = T = 200, G = X = 90. C
17 Vật liệu di truyền là ADN được truyền lại cho thế hệ sau là nhờ cơ chế
A. tự nhân đôi của ADN. B. phiên mã của ADN. C. dịch mã trên phân tử mARN. D. phiên mã và dịch mã. A
18 Trình tự phù hợp với trình tự các nu được phiên mã từ 1 gen có đoạn mạch bổ sung là 5’ AGXTTAGXA 3’ là
A. 3’AGXUUAGXA5’. B. 3’UXGAAUXGU5’. C. 5’AGXUUAGXA3’. D. 5’UXGAAUXGU3’ C
19 Sự phiên mã diễn ra trên
A. mạch mã gốc có chiều 3’ 5’của gen. B. trên cả 2 mạch của gen.
C. mạch bổ sung có chiều 5’3’của gen. D. mã gốc hay trên mạch bổ sung là tùy theo loại gen. A
20 Một đoạn mạch bổ sung của một gen có trình tự các nuclêôtit như sau 5’ ATT GXG XGA GXX 3’. Quá trình giải mã trên đoạn mARN do đoạn gen nói trên sao mã có lần lượt các bộ ba đối mã tham gia như sau
A. 5’AUU3’; 5’GXG3’; 5’XGA3’; 5’GXX3. A. 5’UAA3’; 5’XGX3’; 5’GXU3’; 5’XGG3’.
C. 3’AUU5’; 3’GXG5’; 3’XGA5’; 3’GXX5’. D. 3’UAA5’; 3’XGX5’; 3’GXU5’; 3’XGG5’ D
21 Trong quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza gắn vào
A. vị trí đặc hiệu trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại đó.
B. vùng điều hòa trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
C. vùng điều hòa trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tạị vùng điều hòa.
D. vị trí đặc hiệu trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại bộ ba mở đầu. B
22 Nội dung nào sau đây không đúng về phiên mã?
A. Sự tổng hợp các loại ARN như mARN, tARN, rARN.
B. Sự duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
C. Sự truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài nhân.
D. Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn. B
23 Hoạt động nào không đúng đối với enzim ARN pôlimeraza thực hiện phiên mã?
A. ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – U, T – A, G – X, X – G) theo chiều 3’ đến 5’.
B. Mở đầu phiên mã là enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn.
C. ARN pôlimeraza đến cuối gen gặp tính hiệu kết thúc thì dừng và phân tử mARN vừa tổng hợp được giải phóng.
D. ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch A
24 Trong quá trình phiên mã của một gen A. nhiều tARN được tổng hợp từ gen đó để phục vụ cho quá trình dịch mã.
B. chỉ có một mARN được tổng hợp từ gen đó trong chu kì tế bào.
C. nhiều rARN được tổng hợp từ gen đó để tham gia vào việc tạo nên các ribôxôm phục vụ cho quá trình dịch mã.
D. có thể có nhiều mARN được tổng hợp theo nhu cầu prôtêin của tế bào. D
25 Phiên mã kết thúc khi enzim ARN pôlimeraza di chuyển đến cuối gen, gặp
A. bộ ba kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 5’. B. bộ ba kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 3’.
C. tín hiệu kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 5’. D. tín hiệu kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 3’.
26 Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là A. trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần.
B. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN. C. đều có sự xúc tác của ADN pôlimeraza.
D. việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung. D
27 Quá trình dịch mã bao gồm các giai đoạn nào?
A. Phiên mã và tổng hợp chuổi polipeptit. B. Phiên mã và hoạt hóa axit amin.
C. Tổng hợp chuổi polipeptit và loại bỏ axit amin mở đầu. D. Hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuổi polipeptit. D
28 Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng nhờ cơ chế A. tự nhân đôi của ADN.
B. phiên mã của ADN. C. dịch mã trên phân tử mARN. D. phiên mã và dịch mã. D
29 Trong quá trình dịch mã, đầu tiên tiểu phần nhỏ của ribôxôm liên kết mARN ở vị trí A. đặc hiệu gần côđon mở đầu.
B. côđon mở đầu AUG. C. sau côđon mở đầu. D. côđon kết thúc. A
30 Ribôxôm dịch chuyển trên mARN
A. liên tục qua các nuclêôtit trên mARN.
B. từng bước tương ứng từng bộ 3 nuclêôtit trên mARN.
C. liên tục hay theo từng bộ ba nuclêôtit tùy loại mARN.
D. theo từng bước, mỗi bước tương ứng 2 bộ 3 nuclêôtit liên tiếp trên mARN. B
31 Quá trình dịch mã sẽ dừng lại khi ribôxôm A. tiếp xúc với côdon mở đầu. B. tiếp xúc với côdon kết thúc.
C. tiếp xúc với vùng kết thúc nằm sau cođon kết thúc. D. trượt qua hết phân tử mARN.
32 Trong quá trình dịch mã, pôlyribôxôm có ý nghĩa gì? A. Giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
B. Giúp quá trình dịch mã diễn ra liên tục. C. Giúp mARN không bị phân hủy. D.Giúp dịch mã được chính xác A
33 Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng nhờ cơ chế
A. tự nhân đôi của ADN. B. phiên mã của ADN.
C. dịch mã trên phân tử mARN. D. phiên mã và dịch mã. D
34 Nội dung nào dưới đây là không đúng?
A. Trong dịch mã ở tế bào nhân sơ, tARN mang aa mở đầu là foocmin mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã.
B. Khi dịch mã ngừng lại, ribôxôm tách khỏi mARN và giữa nguyên cấu trúc để tiếp tục dịch mã.
C. Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang aa mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã.
D. Khi dịch mã ngừng lại, một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi polipeptit. B
35 Bản chất của mối quan hệ ADN – ARN – Prôtêin là
A. Trình tự các ribônuclêôtit trình tự các nuclêôtit trình tự các axit amin.
B. Trình tự các nuclêôtit mạch bổ sung trình tự các ribônuclêôtit trình tự các axit amin.
C. Trình tự các cặp nuclêôtit trình tự các ribônuclêôtit trình tự các axit amin.
D. Trình tự các bộ ba mã gốc trình tự các bộ ba mã sao trình tự các axit amin.
D
36 Xác định vị trí xảy ra các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của tế bào nhân thực, kết luận nào sau đây là sai?
A. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào. B. Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào.
C. Quá trình tạo mARN trưởng thành diễn ra ở tế bào chất. D. Quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất. C
37 Khái niệm nào sau đây sai? A. Sự truyền thông tin di truyền từ ADN sang ARN (sự tổng hợp ARN) gọi là phiên mã
B. Mã di truyền trong mARN được chuyển thành trình tự axit amin trong prôtêin (tổng hợp prôtêin) gọi là dịch mã.
C. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ được hiểu là gen có được phiên mã và dịch mã hay không.
D. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực được hiểu là gen có được phiên mã hay không. D
38 Trình tự các gen trong 1 opêron Lac như sau:
A. Gen điều hoà (R) vùng vận hành (O) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.
B. Vùng khởi động (P) vùng vận hành (O) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.
C. Vùng vận hành (O) vùng khởi động (P) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.
D. Gen điều hoà (R) vùng khởi động (P) vùng vận hành (O) các gen cấu trúc.
B
39 Vị trí tương tác với chất ức chế của Ôperon là
A. vùng khởi động. B. vùng vận hành. C. côdon mở đầu. D. côdon kết thúc. B
40 Ở Ôperon Lac, quá trình phiên mã chỉ có thể xảy ra khi tế bào vi khuẩn có
A. chất cảm ứng lăctôzơ. B. enzim ARN polymeraza.
C. sản phẩm của gen cấu trúc. D. sản phẩm của gen điều hòa. A
41 Khi tế bào vi khuẩn có đường lăctôzơ quá trình phiên mã trên operon Lac diễn ra vì một số phân tử lăctôzơ liên kết với A. enzim ARN pôlimeraza, giúp enzim này liên kết được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
B. prôtêin ức chế, làm prôtêin này bị phân hủy nên không có prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành.
C. prôtêin ức chế, làm prôtêin này bị biến đổi cấu hình không gian nên nó không thể liên kết với vùng vận hành.
D. enzim ARN pôlimeraza đẩy các prôtêin ức chế ra khỏi vùng vận hành để tiến hành phiên mã. C
42 Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà R là
A. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã
B. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi động.
C. mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin.
D. mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành. D
43 Theo giai đoạn phát triển của cá thể và theo nhu cầu hoạt động sống của tế bào thì
A. phần lớn các gen trong tế bào hoạt động. B. tất cả các gen trong tế bào đều đồng loạt hoạt động.
C. chỉ có một số gen trong tế bào hoạt động. D. tất cả các gen trong tế bào đều hoạt động nhưng xen kẻ nhau. C
44 Đột biến gen làm biến đổi
A. số lượng phân tử ADN. B. số lượng, thành phần hay trình tự sắp xếp các gen.
C. số lượng, thành phần hay trình tự 1 hay 1 số cặp nuclêôtit. D. cấu trúc và số lượng NST. C
45 Đột biến gen là những biến đổi A. nhỏ trong cấu trúc của gen. B. liên quan đến một số nuclê.
C. liên quan đến 1 hay một số cặp nuclêôtit. D. liên quan đến 1 nuclêôtit C
46 Đột biến điểm là những biến đổi A. nhỏ trong cấu trúc của gen. B. liên quan đến một cặp nucl.
C. liên quan đến 1 hay một số cặp nuclêôtit. D. liên quan đến 1 nuclêôtit B
47 Thể đột biến là những cá thể mang A. ĐB làm biến đổi vật chất DT. B. ĐB đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
C. các biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của ngoại cảnh. D. ĐB lặn đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. B
48 Nếu các gen lặn đều là gen đột biến thì kiểu gen nào sau đây được gọi là thê đột biến?
A. AaBbCcDd. B. AAbbCCDD. C. AaBBCcDd. D. AaBbCCDD B
49 Nguyên nhân gây đột biến gen do
A. các bazơ nitơ bắt cặp sai NTBS trong tái bản ADN, do sai hỏng ngẫu nhiên, do tác động của tác nhân vật lí, hoá học, sinh học của môi trường.
B. sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường.
C. sự bắt cặp không đúng, tác nhân vật lí của môi trường, tác nhân sinh học của môi trường.
D. tác nhân vật lí, tác nhân hoá học của môi trường trong hay môi tường ngoài cơ thể. A
50 Loại đột biến gen được phát sinh do sự bắt cặp nhầm giữa các nuclêôtit không theo NTBS khi ADN nhân đôi là
A. thêm một cặp nuclêôtit. B. thêm 2 cặp nuclêôtit.
C. mất một cặp nuclêôtit. D. thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác. D
51 Nguồn nguyên liệu chủ yếu phục vụ công tác chọn giống là các đột biến A. nhân tạo vì có tần số cao.
B. tự nhiên vì có tần số cao. C. tự nhiên vì có tần số thấp. D. nhân tạo vì có tần số thấp. A
52 Đột biến thay thế cặp A_T bằng cặp G_X do chất 5-BU gây ra. Ở một lần nhân đôi của ADN có chất 5-BU liên kết với A, thì sau bao nhiêu lần nhân đôi nữa thì mới tạo được gen đột biến đầu tiên? A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. A
53 Sự phát sinh đột biến thường bắt đầu là sự thay đổi
A. nhiều cặp nuclêôtit nào đó trên phân tử ADN. B. nhiều nuclêôtit trên một mạch của phân tử ADN.
C. một cặp nuclêôtit nào đó trên phân tử ADN. D. một nuclêôtit trên một mạch của phân tử ADN. D
54 Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác ở trong gen nhưng không làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin được tổng hợp. Nguyên nhân là do A. mã di truyền có tính thoái hoá.
B. mã di truyền có tính phổ biến. C. mã di truyền có tính đặc hiệu. D. mã di truyền là mã bộ ba. A
55 Mức độ có hai hay có lợi của đột biến gen phụ thuộc vào
A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen. B. điều kiện sống của sinh vật.
C. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. D. tổ hợp gen và điều kiện môi trường. D
56 Đặc điểm biểu hiện của đột biến gen là
A. riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, vô hướng. B. biến đổi đồng loạt theo 1 hướng xác định.
C. riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, có hướng. D. riêng lẻ, đột ngột, có lợi và vô hướng. A
57 Trình tự biến đổi nào dưới đây là đúng: Thay đổi trình tự nuclêôtit trong gen cấu trúc
A. thay đổi trình tự nu trong mARN thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi pôlypeptit thay đổi tính trạng.
B. thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi pôlypeptit thay đổi trình tự nu trong mARN thay đổi tính trạng.
C. thay đổi trình tự nu trong tARN thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi pôlypeptit thay đổi tính trạng.
D. thay đổi trình tự nu trong rARN thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi pôlypeptit thay đổi tính trạng.
A
58 Ý nghĩa của đột biến gen là A. nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình chọn giống và tiến hoá.
B. nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn giống và tiến hoá.
C. nguồn nguyên liệu bổ sung của quá trình chọn giống và tiến hoá.
D. nguồn biến dị giúp sinh vật phản ứng linh hoạt trước môi trường. B

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tungvd

Member
Re: [Free] 273 bài tập trắc nghiệm Sinh học 12

Xin Mod up tài liệu lên cho mọi người cùng sử dụng. Xin Thank nhiều.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top