sunmi_nguyen

New Member

Download miễn phí Tổng quan về hệ điều hành Linux





LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LINUX 7

1.1 Linux là gì ? 7

1.2 Những ưu điểm của Linux 9

1.3 Một vài nhược điểm của Linux 10

1.4 Một số phiên bản Linux 11

CHƯƠNG 2: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH FEDORA CORE 1 14

2.1 Yêu cầu phần cứng 14

2.2 Chuẩn bị cài đặt 15

2.3 Cài đặt Fedora Core 1 15

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX 30

3.1 Đăng nhập 30

3.2 Một số lệnh cơ bản của Linux 31

3.2 File System 33

3.4 Hệ thống tệp tin và thư mục 39

 3.4.1 Hệ thống tệp tin 39

 3.4.2 Hệ thống thư mục 41

3.5 Cài đặt phần mềm 42

 3.5.1 Cài đặt 42

 3.5.2 Tháo cài đặt 43

 3.5.3 Cập nhật phần mềm 44

 3.5.4 Truy vấn các gói phần mềm 44

 3.5.5 Kiểm tra phần mềm 45

 3.5.6 Cài đặt phần mềm phi Linux 46

3.6 Backup dữ liệu 48

CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG LINUX 51

4.1 LILO và GRUB 51

4.2 Quản lý Account User 54

4.3 Cài đặt Fonts Tiếng Việt 56

4.4 Nhập liệu tiếng Việt trong Linux 57

4.5 Lập trình C/C++ bằng gcc 58

CHƯƠNG 5: BẢO MẬT TRONG LINUX 61

5.1 Tăng cường an ninh cho hệ thống 61

 5.1.1 Nguy cơ an ninh trên Linux 61

 5.1.2 Tăng cường an ninh cho kernel 62

 5.1.3 Linux Firewall 63

5.2 An toàn mật khẩu trên hệ thống mạng Linux 65

 5.2.1 Bảo vệ mật khẩu ngay tại hệ thống 65

 5.2.2 Tăng tính an toàn mật khẩu 66

5.3 Bảo mật hệ thống mạng Linux 68

KẾT LUẬN 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


các biến môi trường.
+ tty : Đặt các thông số terminal.
+ uname : Tên của hệ thống host.
+ who : Cho biết những ai đang thâm nhập hệ thống.
Lệnh về trình bày màn hình
+ echo : Hiển thị dòng kí tự hay biến.
+ setcolor : Đặt mầu nền và chữ của màn hình.
Lệnh về Desktop
+ bc : Tính biểu thức số học.
+ cal: Máy tính cá nhân.
+ date : Hiển thị và đặt ngày.
+ mail : Gửi – nhận thư điện tử.
+ mesg : Cấm /cho phép hiển thị thông báo trên màn hình ( bởi write / hello )
+ spell : Kiểm tra lỗi chính tả.
+ vi : Soạn thảo văn bản.
+ write/hello : Cho phép gửi dòng thông báo đến những người dùng trong hệ thống
Lệnh về thư mục.
+ cd : Đổi thư mục
+ cp : Sao chép hai thư mục.
+ mkdir [Tham số] : Tạo thư mục.
+ rm [Tham số] : Loại bỏ thư mục.
+ pwd : Trình bày thư mục hiện hành.
Lệnh về tệp tin.
+ more : Trình bày nội dung tệp tin.
+ cp [Tham số] : Sao chép một hay nhiều tệp tin.
+ find – name : Tìm vị trí của tệp tin.
+ grep : Tìm vị trí của kí tự trong tệp tin.
+ ls : Trình bày tên và thuộc tính của tệp tin trong thư mục.
+ mv [Tham số] : Di chuyển / đổi tên một tập tin.
+ sort [Tham số] : Sắp thứ tự nội dung tệp tin.
+ wc [Tham số] : Đếm số từ trong tệp tin.
+ cat : Hiển thị nội dung tệp tin.
+ vi [Tham số] : Soạn thảo hay sửa đổi nội dung tệp tin.
Lệnh về quản lý tiến trình.
+ kill : Hủy bỏ một tiến trình.
+ ps : Trình bày tình trạng của các tiến trình.
+ sleep : Ngưng hoạt động một thời gian.
Các lệnh về phân quyền.
+ chgrp : Chuyển chủ quyền tệp tin , thư mục từ một nhóm sang một nhóm khác.
+ chmod : Thay đổi quyền sở hữu của tệp tin hay thư mục.
+ chown : Thay đổi người sở hữu tệp tin hay thư mục.
+ su : Chuyển thành root ( phải nhập password ).
Lệnh về kiểm soát in.
+ cancel : Ngừng in
+ lp : In tài liệu ra máy in.
3.3 FILE SYSTEM.
Các tệp tin trong Linux được tổ chức theo cấu trúc cây thư mục , với root nằm trên cùng .Từ điểm này các thư mục và tệp tin mới mọc nhánh lan dần xuống phía dưới . Thư mục cao nhất , được kí hiệu bằng vạch “ / “ , được gọi là root directory .
Minh họa 3.2 Tổ chức thư mục trong Linux.
Với người sủ dụng thông thường thì cây thư mục này là một dải những tệp tin và thư mục nối liền nhau. Trên thực tế , nhiều thư mục trong cây thư mục này nằm ở nhiều vị trí vật lý khác nhau ,trên các partition khác nhau .Khi một trong các partition ấy được nối kết với cấu trúc cây tai một thư mục gọi là mount point(điểm kết nối ) , thì mount point này và tất cả các thư mục cấp dưới được gọi là file system .
Hệ điều hành Linux hình thành từ nhiều thư mục và tệp tin khác nhau . Các thư mục có thể lập thành nhiều file system khác nhau, tùy vào cách cài đặt của người dùng . Nhìn chung , đa phần hệ điều hành nằm ở hai file system : root file system ( file system gốc ) được kí hiệu là / , và một file system khác được nối kết theo /usr.
Để mount ( lắp ) một file system vào cây thư mục Linux , cần có một partition vật lý , một CDROM hay đĩa mềm và thư mục gắn vào file system phải là thư mục có thật. Mount một file system không có nghĩa là tạo ra thư mục mount point . Mount point phải có trước khi mount file system . Chẳng hạn mount CDROM tại /dev/sr0 theo mount point /mnt thì thư mục mang tên /mnt phải sẵn có , nếu không động tác mount sẽ thất bại . Sau khi mount file system bên dưới thư mục này ,tất cả các tập tin và thư mục con của file system đều xuất hiện bên dưới thư mục /mnt.
Mount file system có tính tương tác.
Vì lý do an ninh nên trong hệ thống Linux chỉ có superuser mới có quyền ra lệnh mount.
Cú pháp của lệnh mount :
mount thiết_bị ,mount_point
thiết_bị : là thiết bị vật lý mà ta muốn mount
mount_point : là vị trí trong file system , nơi mà ta muốn đặt thiết bị.
Các đối số dòng lệnh cho lệnh mount
-f Làm cho tất cả mọi thứ đều diễn ra “như thật”, song đối số này chỉ gây động tác giả
-v Chế độ chi tiết , cung cấp thêm thông tin về những gì mà mount định
thực hiện
-w Mount file system với các permission ( quền hạn ) đọc và ghi.
-r Mount file system với chức năng chỉ đọc mà thôi.
-n Mount file system nhưng không ghi mục nào và tệp tin /etc/mtab.
-t loại Xác định loại file system đang được mount . Những loại hợp lệ là minux , ext , ext2 , xiafs , msdos , hpfs, proc , nfs , umsdos , sysv
,và iso9660 ( mặc định )
-a Bảo mount cố gắng mount tất cả các file system đã khai báo trong
/etc/fstab
-o danh_sách_các_tùy_chọn Khi phía sau lệnh mount có một loạt các tùy
chọn được cách nhau bằng dấu phẩy , mount sẽ
áp dụng các tùy chọn ấy vào file system đang
được mount.
Mount file system khi khởi động.
Khi làm việc ổn định , Linux sẽ sử dụng một số file system hay dùng và ít khi thay đổi. Do vậy , ta có thể xác định danh sách các file system nào mà Linux cần mount khi khởi động, và cần unmount ( tháo ) khi đóng tắt . Các file system này được liệt kê trong một tệp tin cấu hình đặc biệt gọi là /etc/fstab , viết tắt của chữ file system table.
Tệp tin /etc/fstab liệt kê các file system cần được mount theo từng dòng , mỗi dòng một file system. Những trường ở mỗi dòng đựơc phân cách bằng khoảng trống hay khoảng tab.
Các trường trong tệp tin /etc/fstab :
File system specifier Xác định thiết bị block đặc biệt hay file system ở xa cần được mount.
Mount point Xác định mount point cho file system . Đối với các
file system đặc biệt như tệp tin swap , ta dùng chữ
none, có tác dụng làm cho tệp tin swap hoạt động bình thường nhưng nhìn vào cây tệp tin thì không thấy.
Type Thông báo loại file system . Những loại file system
sau được chấp nhận:
Minix : một loại file system tại chỗ hỗ trợ tệp tên tin dài từ 14 đến 30 kí tự.
ext , file system tại chỗ có tệp tin dài hơn và inode lớn hơn.
ext2 , file system tại chỗ có tệp tin dài hơn và inode lớn hơn, cùng với những đặc điểm khác.
xiafs , một file system tại chỗ.
msdos , file system tại chỗ cho các partition MS-DOS.
hpfs , một file system tại chỗ cho các partition High Performance File System của OS/2.
iso9660 :một file system tại chỗ cho ổ CDROM
nfs , một file system tại chỗ để mount các partition từ các hệ thống ở xa.
swap , một partition hay các tệp tin đặc biệt để swap.
umsdos , một file system dạng UMSDOS
sysv, một file system dạng System V.
ext3 một dạng file system mới của Redhat.
Mount options Danh sách các tùy chọn để mount file system được
ngăn cách bằng dấu phẩy.
Dump frequency Xác định khoảng thời gian để lệnh dump backup file
system . Nếu trường hợp này trống , dump sẽ giả định
rằng file system không cần backup.
Pass number Khai báo cho lệnh fsck biết thứ tự kiểm tra các file
system khi khởi động hệ thống File system gốc phải có trị 1. Tất cả các file system khác phải mang trị 2 . Nếu không khai báo , khi khởi động ,máy sẽ không kiểm tra tính thống nhất của file system.
Unmount một file system.
Trong quá trình hoạt động , đôi lúc chúng ta cần umount một file system như: Để kiểm tra , sửa chữa bằng lệnh fsck ,hay gặp các vấn đề về mạng.
Lệnh umount có ba dạng cơ bản :
+ umount thiết_bị | mountpoint
+ umount -a
+ umount -t loại fs
Các tham số :
thiết-bị : là tên của thiết bị vật l‏‎‏ý cần được umount.
Mountpoint : là tên thư mục mountpoint.
-a : để mount tất cả các file system.
-t loại fs để xử lý các file system nào được chọn.
3.4 HỆ THỐNG T

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top