tat.nhoc

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty thiết bị lạnh Long Biên





 

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP 1

I. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1

1. Chi phí sản xuất . 1

2. Giá thành sản phẩm. 2

3. Mối quan hệ giữa CPSX và ZSP. 2

II. Hhạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2

1. Đối tượng và phương pháp hạch toán CPSX. 2

2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm: 2

III. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2

1. Hạch toán CPSX và tính ZSP theo phương pháp kê khai thường xuyên. 2

2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 2

IV. Chuẩn mực kế toán Quốc tế có liên quan đến việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2

1. Vấn đề đặt ra. 2

2. Hạch toán kế toán. 2

V. Liên hệ với kế toán một số nước trên thế giới. 2

1. Kế toán Pháp. 2

2. Kế toán Mỹ: 2

PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY THIẾT BỊ LẠNH LONG BIÊN 2

I. Những đặc điểm chung của Công ty có ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2

1. Quá trình hình thành và phát triển. 2

2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thiết bị lạnh Long Biên. 2

3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 2

4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán ở Công ty Thiết bị lạnh Long Biên: 2

II. Thực trạng hạch toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thiết bị lạnh long biên( tbllb). 2

1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 2

2. Tổ chức quá trình hạch toán CPSX: 2

3. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm ở Công ty TBLLB. 2

PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ LẠNH LONG BIÊN 2

I. Nhận xét về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thiết bị lạnh long biên. 2

1. Những ưu điểm đã đạt được 2

2. Những tồn tại cần khắc phục 2

II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán CPSX và tính ZSP tại Công ty Thiết bị lạnh Long Biên . 2

 1. Kiến nghị về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2

2. Một số biện pháp tiết kiệm CPSX, hạ ZSP nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty 2

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


trình hạch toán CPSX và tính ZSP được khái quát bằng sơ đồ sau:
+ Theo phương pháp theo dõi thường xuyên hàng tồn kho
TK-Kiểm soát tồn kho VL
TK- Chi phí sản xuất chung
Vật liệu đưa vào sản xuất
TK- Lao động trực tiếp
Kết chuyển
Giá trị sản phẩm hoàn thành
trong kỳ
TK-Kiểm soát SPDD
TK-Kiểm soát thành phẩm
Chi phí sản xuất chung phân bổ
cho sản xuất
+ Theo phương pháp theo dõi định kỳ hàng tồn kho.
TK-Kiểm soát tồn kho VL
TK- Chi phí sản xuất chung
TK - Tiêu thụ
TK-Kiểm soát SPDD
TK - Mua hàng
TK – Lao động trực tiếp
Giá trị SPDD đầu kỳ
Kết chuyển VL tồn kho đầu kỳ
Kết chuyển
Kết chuyển
Kết chuyển
Giá trị SPDD cuối kỳ
VL tồn kho cuối kỳ
Giá trị sản phẩm hoàn
thành trong kỳ
TK- Sản xuất
Phần II
Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty thiết bị lạnh Long Biên
I. Những đặc điểm chung của Công ty có ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty Thiết bị lạnh Long Biên là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Công Nghiệp Hà Nội đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển hơn 30 năm. Ngày 23/3/1969 UBND Thành phố Hà Nội quyết định xát nhập xí nghiệp liên xưởng: Công ty hợp doanh Minh Nam và xí nghiệp Cộng Lực thành Nhà máy cơ khí Long Biên với tổng số vốn pháp định là 6 tỷ đồng, mặt bằng sản xuất 9.800 m2, tổng số cán bộ công nhân viên là 550 người. Nhà máy có nhiệm vụ sản xuất các loại bể xăng, thùng gang và đinh các loại. Trụ sở của Nhà máy đặt tại số 2 đường Giảng Võ -Quận Đống Đa-Hà Nội.
Khi mới thành lập, do thiết bị nhà xưởng không đồng bộ, chất lượng thấp đồng thời do sản xuất bị phân chia nên trong thời gian này sản phẩm của Nhà máy không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Nhà máy Công cụ số 1 và các Nhà máy cơ khí khác. Đứng trước tình hình đó Nhà máy đã mạnh dạn nghiên cứu, sản xuất và chế thử thành công máy kem lạnh vào năm 1972.
Trong những năm tiếp theo do có sự tiêu thụ tốt nhà máy liên tục cho ra đời các máy kem lạnh 2AT180, 2AT125...các kho lạnh bảo quản thực phẩm 100 tấn/ngày, hệ thống làm nước đá công suất 1tấn/ngày trở lên. Đến năm 1982, các sản phẩm thiết bị lạnh của nhà máy đã chiếm 80% trong cơ cấu sản phẩm. Để phù hợp với tình hình kinh doanh mới, ngày 12/6/1982 nhà máy đổi tên thành Nhà máy Thiết bị lạnh Long Biên.
Với nguyên tắc luôn cải tiến thay đổi mẫu mã sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm, các thiết bị lạnh có công suất lớn đã được công nhận trên thị trường Hà Nội, còn các thiết bị chế biến vi sinh như bình lên men, bình xạc CO2...đã chiếm lĩnh được thị phần nhất định trên thị trường miền Trung và miền Nam.
Tuy nhiên khi bước sang nền kinh tế thị trường, nhà máy đã gặp phải không ít khó khăn: vốn thiếu, máy móc thiết bị lạc hậu...thị trường của Công ty bị thu hẹp, sản phẩm bị cạnh tranh bởi các máy móc nhập ngoại. Trước tình hình này, Ban giám đốc nhà máy đã đề ra những biện pháp cụ thể để cải tiến kỹ thuật mặt hàng như chế tạo thiết bị lạnh có công suất lớn phù hợp với yêu cầu bảo quản lạnh, tiến hành sản xuất theo các hợp đồng
Ngày 19/4/1993 Nhà máy chính thức đổi tên thành Công ty Thiết bị lạnh Long Biên.
*Nhiệm vụ sản xuất của Công ty hiện nay:
Hiện nay Công ty Thiết bị lạnh Long Biên có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Chế tạo, lắp đặt máy lạnh công nghiệp ( kho lạnh, nước đá, bia, nước giải khát)
Lắp đặt điều hoà trung tâm.
Xây lắp điện nước công nghiệp và dân dụng.
Xuất nhập khẩu thiết bị , vật tư, phụ tùng ngành cơ khí lạnh.
Dịch vụ chế tạo, gia công cơ khí.
* Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh qua một số năm.
Một số chỉ tiêu về quy mô và chất lượng mà Công ty đã đạt được trong những năm qua:
Bảng kết quả hoạt động của Công ty.
Đơn vị: Nghìn đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1
DTT
5.016.032
5.617.956
6.179.752
2
LN từ HĐKD
250.802
280.898
401.684
3
Thuế nộp NS
460.310
520.330
550.524
4
Số CNV(người)
276
265
260
5
TNBQ(ngđ/người)
580
620
650
6
Tổng nguồn vốn
12.100.000
12.500.000
12.800.000
7
Giá trị tổng sản lượng
7.634.000
6.460.450
7.340.750
Kết quả trên cho thấy trong những năm gần đây quy mô hoạt động của Công ty đã tăng lên, doanh thu thuần tăng lên qua các năm mặc dù giá trị tổng sản lượng năm 1999 và năm 2000 giảm so với năm 1998. Công ty đã có những đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước. Theo quyết định 176 về lao động Công ty đã giải quyết chế độ thôi việc , nghỉ hưu mất sức cho một số cán bộ công nhân viên đến nay trong biên chế chỉ còn hơn 250 người trong đó chủ yếu là cán bộ có trình độ đại học và thợ lành nghề ở các độ tuổi khác nhau. Với mức thu nhập bình quân trên 600 nghìn đồng/người như hiện nay Công ty đã tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên yên tâm làm việc và sản xuất.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thiết bị lạnh Long Biên.
2.1. Tổ chức bộ máy quản lý.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý bao gồm một Ban giám đốc trực tiếp lãnh đạo và quản lý điều hành hoạt động của các phòng ban chức năng và các phân xưởng.
Ban giám đốc gồm:
Giám đốc: phụ trách chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và là người có thẩm quyền cao nhất, có trách nhiệm phụ trách các lĩnh vực tổ chức sản xuất kinh doanh, công tác tài chính kế toán, quy hoạch phát triển Công ty... trên cơ sở chấp hành đúng đắn các chủ trương, chính sách, chế độ của nhà nước.
Phó giám đốc: giúp việc cho giám đốc trong các lĩnh vực tổ chức sản xuất trong các phân xưởng, sắp xếp, điều động và sử dụng lao động, công tác định mức kỹ thuật, định mức lao động...Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Các phòng ban chức năng:
Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu giúp giám đốc quản lý các mặt công tác như chỉ huy điều hành, quản lý các mặt thuộc phạm vi nhân sự, thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định của nhà nước đối với người lao động, làm tốt công tác bảo vệ an ninh trật tự, phòng cứu hoả, quản lý, bảo vệ tài sản của Công ty và cán bộ công nhân viên.
Phòng tài vụ: có chức năng tham mưu giúp giám đốc tổ chức thực hiện tốt các chế độ hạch toán kinh tế, thống kê, thông tin kinh tế trong Công ty, lập và thực hiện các kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính.
Phòng kinh doanh: có chức năng tham mưu các mặt công tác liên quan đến việc cung ứng vật tư kịp thời cho sản xuất cũng như việc tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kế hoạch tiền lương, quản lý, kiểm tra tiền lương hàng tháng của các phòng ban, phân xưởng, tổ chức khai thác thị trường, định hướng phát triển các loại sản phẩm phù hợp với khả năng và sự phát triển của Công ty, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Phòng kỹ thuật-KCS: có chức năng giúp giám đốc Công ty quản lý và thực hiện các nhiệm vụ về kỹ thuật sản xuất, xây dựng và chỉ đạo thực hiện các ch

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Đề án Hạch toán khấu hao tài sản cố định - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH may nhân đạo Trí Tuệ Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty Giầy Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng, giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở xí nghiệp m Luận văn Kinh tế 0
F Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tài sản cố định tại trung tâm thô Luận văn Kinh tế 0
M Thực trạng công tác hạch toán kế toán tại công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà Luận văn Kinh tế 0
Z Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp ở Công Ty Cổ Phần may Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả ti Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top