Stanwik

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật hình sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Phân tích khoa học những đặc điểm cơ bản của pháp luật hình sự dưới các triều đại phong kiến. Khái quát về sự hình thành, phát triển hệ thống các văn bản pháp luật hình sự phong kiến có chứa đựng các quy phạm pháp luật hình sự. Nghiên cứu những chế định luật hình sự quan trọng trong các Bộ luật hình sự phong kiến tiêu biểu, từ đó đưa ra những đánh giá nhất định về ý nghĩa của nó trong giai đoạn lịch sử tương ứng. Khẳng định và phân tích những giá trị pháp lý truyền thống và việc lĩnh hội chúng trong pháp luật hình sự Việt Nam đương đại nhằm hoàn thiện luật hình sự Việt Nam
ch-ơng 1. các đặc điểm của Pháp luật hình sự phong kiến
việt nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV ................................................14
1.1. Pháp luật hình sự d-ới các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê (tr-ớc thế kỷ XI) ............14
1.1.1. Thực trạng pháp luật ....................................................................................15
1.1.2. Hình thức pháp luật......................................................................................17
1.1.3. Việc áp dụng pháp luật hình sự của đế chế Trung Hoa phong kiến ở Việt Nam
thời kỳ này. ...........................................................................................................17
1.2. Pháp luật hình sự d-ới triều Lý (1009 - 1225).................................................18
1.2.1. Về giá trị của pháp luật hình sự....................................................................18
1.2.2. Hệ thống các văn bản pháp luật hình sự .......................................................19
1.2.3. Những quy định chủ yếu trong pháp luật hình sự d-ới triều Lý....................22
1.2.4. Sự lĩnh hội pháp luật hình sự Trung Hoa phong kiến....................................25
1.3. Pháp luật hình sự d-ới triều Trần (1225- 1400)...............................................26
1.3.1. Hệ thống các văn bản pháp luật hình sự .......................................................27
1.3.2. Những quy định chủ yếu của pháp luật hình sự d-ới triều Trần....................28
1.4. Pháp luật hình sự d-ới triều Hồ.......................................................................31
Ch-ơng 2. các đặc điểm của Pháp luật hình sự phong kiến
việt nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX ............................................35

2.1. Pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam d-ới triều Hậu Lê (1428-1788) .........35
2.1.1. Về hệ thống các văn bản pháp luật hình sự ..................................................37
2.1.2. Những vấn đề cơ bản của pháp luật hình sự d-ới triều Hậu Lê .....................40
2.2. Pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam d-ới triều Nguyễn từ 1802-1884...........55
2.2.1. Về hiệu lực của Đạo luật hình sự .................................................................57
2.2.2. Các nguyên tắc của pháp luật hình sự ..........................................................57
2.2.3. Vấn đề trách nhiệm hình sự .........................................................................59
2.2.4. Về tội phạm .................................................................................................60
2.2.5. Hệ thống hình phạt ......................................................................................62
2.2.6. Vấn đề quyết định hình phạt ........................................................................64
Ch-ơng 3. Vấn đề lĩnh hội những giá trị pháp luật truyền
thống nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự việt nam
đ-ơng đại .......................................................................................................66
3.1. Sự cần thiết của việc lĩnh hội những giá trị pháp luật truyền thống trong hoạt
động lập pháp hình sự đ-ơng đại ...........................................................................66
3.1.1. Đối với hoạt động lập pháp nói chung..........................................................66
3.1.2. Đối với pháp luật hình sự .............................................................................67
3.2. Một số giá trị pháp luật truyền thống cần đ-ợc lĩnh hội để hoàn thiện pháp luật
hình sự Việt nam đ-ơng đại...................................................................................69
3.2.1. Tinh thần nhân đạo...................................................................................69
3.2.2. Sự công minh...............................................................................................77
3.2.3. Bảo vệ các chuẩn mực đạo đức đ-ợc thừa nhận chung của Ph-ơng Đông.....81
Phần kết luận..............................................................................................85
Danh mục các tài liệu tham khảo...................................................87
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự” là một trong những nhiệm vụ hàng
đầu mà Nghị quyết 49-NQ/TW năm 2005 của Bộ Chính trị đã đề ra trong chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Thực hiện nhiệm vụ này, trong thời gian tới
chúng ta cần có những nghiên cứu, phân tích, đánh giá để lựa chọn những giá trị
pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự. Trong đó, việc nghiên cứu những đặc
điểm của pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam, trên cơ sở đó phân tích những giá
trị pháp lý truyền thống của dân tộc góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự Việt
Nam đương đại có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Chế độ phong kiến Việt Nam kéo dài suốt mười thế kỷ (từ thế kỷ X đến thế kỷ
XIX) mở đầu bằng sự kiện Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch
Đằng lên ngôi vua năm 939, lập ra nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập đầu tiên,
chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hàng nghìn năm (từ năm 207 TCN - 939) ở
nước ta và kết thúc chế độ phong kiến Việt Nam bằng sự kiện Nhà Nguyễn ký hiệp
ước khẳng định sự thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam (6/6/1884).
Suốt một chiều dài lịch sử như vậy, trải qua các triều đại phong kiến Ngô (939 -
965), Đinh( 968 - 980), Tiền Lê (980 - 1009), Lý (1010 - 1225), Trần (1225 -
1400), Hồ ( 1400 - 1407), Hậu Lê (1428 - 1788), Nguyễn (1802 - 1884), về mặt
pháp luật hình sự có những sự kiện pháp lý mà cho đến nay giới luật học vẫn quan
tâm nghiên cứu và trên cơ sở đó khẳng định những giá trị pháp luật truyền thống
của dân tộc nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam đương đại. Đến thời điểm
hiện nay đã có một số nghiên cứu liên quan đến pháp luật Việt Nam thời kỳ phong
kiến và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật hình sự Việt
Nam nói riêng trên cơ sở những giá trị pháp luật truyền thống của dân tộc trong
thời kỳ này, điển hình như : 1. Cổ luật Việt Nam thông khảo của Vũ Văn Mẫu, Đại
học Sài Gòn, 1970; 2. Một số văn bản pháp luật Việt Nam thế kỷ XV - XVIII, nhà
xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội, 1994; 3. Lịch sử luật hình sự Việt Nam, Tiến sĩ
Trần Quang Tiệp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2003; 4. Quốc triều
hình luật - lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, TS. Lê Thị Sơn, Nhà xuất bản
khoa học xã hội, Hà nội, 2004; 5. Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam -
những suy ngẫm, Bùi Xuân Đính, 2005. hay trong các giáo trình, sách chuyên
khảo như: 1. Giáo trình luật hình sự Việt Nam( phần chung), TSKH.PGS Lê Văn
Cảm(chủ biên), Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà nội, 2001; 2. Giáo trình luật
hình sự Việt Nam(tập 1), Nguyễn Ngọc Hoà (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
nội, 2006 ; 4. Luật hình sự Việt Nam (quyển 1- Những vấn đề chung), Đào Trí Úc,
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội, 2000.... Ngoài ra còn rất nhiều bài viết trên
các tạp chí khoa học của TSKH. PGS Lê Cảm như : 1. Luật hình sự Việt Nam
trước thế kỷ XV - Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 5/1999; 2. Luật hình sự Việt
Nam thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIII - Tạp chí dân chủ và pháp luật số 8/1999;
hay của một số tác giả khác như PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế với tham luận “Mối
quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong bộ Quốc triều hình luật và những giá trị
đương đại” tại hội thảo quốc gia vê Quốc triều hình luật tại Thanh Hóa/2007; TS.
Dương Tuyết Miên -Quyết định hình phạt trong Hoàng Việt luật lệ - Tạp chí Luật
học số 11/2006 …đề cập đến những vấn đề của pháp luật hình sự phong kiến Việt
Nam.
Tuy nhiên tất cả các nghiên cứ u trên đây của các tác giả mớ i ở dạng là các bài
viết nhỏ hay một phần, một mục trong giáo trình, sách chuyên khảo hay sách tham
khảo. Còn cho đến nay, trong khoa ho ̣c luật hình sự Việt Nam chưa có một công
trình nghiên cứu nào đề cập một cách tương đối sâu sắc, toàn diện các vấn đề về
đặc điểm cơ bản nhất của pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam, trên cơ sở đó tìm
ra những giá trị pháp lý truyền thống nhằm hoàn thiện luật hình sự Việt Nam
đương đại.Việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn và có cái nhìn toàn diện hơn về
pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện
công cuộc cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật là một vấn đề mang tính
cấp thiết. Với lý do trên mà tui đã quyết định lựa chọn đề tài : “Pháp luật hình sự
phong kiến Việt Nam: những đặc điểm cơ bản và vấn đề lĩnh hội một số giá trị
pháp luật truyền thống” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam là một phạm trù rộng, phức tạp, có
nhiều vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như : pháp luật phong kiến Việt
Nam nói chung, nội dung các văn bản pháp luật phong kiến Việt Nam, các vấn đề
chung của lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, những vấn đề pháp lý truyền thống
của dân tộc Việt Nam, vấn đề hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam đương đại
trên cơ sở nghiên cứu những giá trị pháp luật truyền thống của dân tộc. Bởi vậy,
trong phạm vi luận văn của mình, tui đã nghiên cứu và giải quyết những vấn đề cơ
bản sau:
1) Thực trạng pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử,
rút ra những đặc điểm nổi bật.
2) Hệ thống hoá một số văn bản pháp luật hình sự phong kiến nổi bật, quan
trọng, có ý nghĩa khoa học sâu sắc và nội dung các chế định luật hình sự cơ bản.
3) Trên cơ sở những nghiên cứu đó, phân tích, đánh giá những giá trị pháp luật
hình sự truyền thống trong giai đoạn này có ý nghĩa thế nào đối với pháp luật hình
sự Việt Nam đương đại, vận dụng trong quá trình hoàn thiện pháp luật hình sự Việt
Nam trong giai đoạn tiếp theo.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Với phạm vi nghiên cứu nêu trên, trong luận văn này, tác giả tập trung vào giải
quyết những nhiệm vụ sau:
1) Phân tích khoa học những đặc điểm cơ bản của pháp luật hình sự dưới các
triều đại phong kiến.
2) Khái quát về sự hình thành, phát triển hệ thống các văn bản pháp luật hình sự
phong kiến có chứa đựng các quy phạm pháp luật hình sự.
3) Nghiên cứu những chế định luật hình sự quan trọng trong các Bộ luật hình sự
phong kiến tiêu biểu, từ đó đưa ra những đánh giá nhất định về ý nghĩa của nó
trong giai đoạn lịch sử tương ứng.
4) Khẳng định và phân tích những giá trị pháp lý truyền thống và việc lĩnh hội
chúng trong pháp luật hình sự Việt Nam đương đại nhằm hoàn thiện luật hình sự
Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục đích đã đặt ra, trên cơ sở lý luận là phép duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như
: phương pháp so sánh, phân tích tài liệu, nghiên cứu lịch sử và phương pháp tổng
hợp. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn dựa trên những thành tựu của khoa học
kỹ thuật hình sự, xã hội học pháp luật, lịch sử pháp luật trong các công trình của
các nhà khoa học trong và ngoài nước.
5. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn và điểm mới về khoa học của luận văn
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng của luận văn ở chỗ tác giả đã phân tích
làm rõ những đặc điểm cơ bản của pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam suốt một
giai đoạn lịch sử kéo dài gần 10 thế kỷ và trên cơ sở đó, rút ra những giá trị pháp
luật truyền thống có ý nghĩa quan trọng đối với pháp luật hình sự Việt Nam đương
đại, đặc biệt trong giai đoạn tới khi chúng ta tiến hành công cuộc cải cách tư pháp
mà vấn đề hoàn thiện pháp luật hình sự là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
Ngoài ra, điểm mới của luận văn này, ở chừng mực nhất định có thể khẳng định
đây là nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ đầu tiên ở cấp độ một luận văn thạc sỹ luật
học đề cập riêng đến các đặc điểm của pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam,
đồng thời chỉ ra những giá trị pháp luật truyền thống của dân tộc, trên cơ sở đó góp
phần vào quá trình hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay. Do đó, nó có ý
nghĩa làm tài liệu tham khảo cần thiết cho các cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ
giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành tư
pháp hình sự.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, dạnh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba
chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Các đặc điểm cơ bản của pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam từ
thế kỷ X đến thế kỷ XV
Chương 2: Các đặc điểm cơ bản của pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam từ thế
kỷ X đến thế kỷ XV
Chương 3: Vấn đề lĩnh hội những giá trị pháp luật hình sự truyền thống trong quá
trình hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam đương đại.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

trananh123

New Member
Re: Pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam: những đặc điểm cơ bản và vấn đề lĩnh hội một số giá trị pháp luật truyền thống : Luận văn ThS. Luật học: 60 38 40

em xin bản mềm để làm khóa luận với ạ :)
 

khoaitays

New Member
Re: Pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam: những đặc điểm cơ bản và vấn đề lĩnh hội một số giá trị pháp luật truyền thống : Luận văn ThS. Luật học: 60 38 40

AD oi! Link die r ak! Ad check giùm mình vs! Tks ad nhiều ak! :D
 

khoaitays

New Member
Re: Pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam: những đặc điểm cơ bản và vấn đề lĩnh hội một số giá trị pháp luật truyền thống : Luận văn ThS. Luật học: 60 38 40

Ad ơi! Link hỏng rồi ạ! Ad reup giúp mem với! Tks ad nhiều!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bằng pháp luật hình sự một số nước trên thế giới – kinh nghiệm cho Việt nam Luận văn Luật 0
D Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai tại Việt Nam Luận văn Luật 0
D chính sách pháp luật tố tụng hình sự trong các nghị quyết của đảng về cải cách tư pháp thể hiện tron Luận văn Luật 0
R Phân tích quy định của pháp luật hiện hành về hình thức khuyến mại bằng hàng mẫu. Phân biệt hai hình Luận văn Luật 0
C vận dụng phương pháp thống kê phân tích tình hình thực hiện luật thuế GTGT và thuế TNDN Luận văn Kinh tế 2
D phân tích các yếu tố tác động tới hoạt động xây dựng pháp luật liên hệ với tình hình thực tiễn thực Luận văn Luật 0
C Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự nước ngoài và mô hình lý luận của nó trong pháp Luận văn Sư phạm 0
N Tư tưởng đức trị và pháp trị trong "Quốc triều hình luật" Kinh tế chính trị 1
D Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Thực trạng và hướng hoàn thiện theo t Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top