littlecat_a1

New Member

Download miễn phí Đề tài Đầu tư nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh LPG của công ty Gas Petrolimex





Nhà nước phải diều chỉnh thường xuyên thuế xuất nhập khẩu gas ( cuối năm 2000 là 5% ) đồng thời phải qui định rõ mức giá trần bán lẻ tại các thị trường chính như Hà Nội, Đà Nẵng & TP Hồ Chí Minh để giá bán gas trên thị trường trong nước ít biến động, tạo sự ổn định về đầu vào của giá thành sản phẩm đối với cac nhà sản xuất cũng như tạo ra tâm lý tốt đối với người tiêu dùng.

 Bên cạnh mức giá, Sự quản lý lỏng lẻo tập trung đối với ngành hàng của Nhà Nước cũng là nguyên nhân làm chậm sự phát triển của thị trường. Biểu hiện của sự quản lý lỏng lẻo và thiếy tập trung này là việc cấp phép đầu tư không tính tới cân đối giữa cung và cầu thị trường về mặt hàng LPG cũng như việc thiếu các qui định pháp qui điều chỉnh hành vị, tiêu chuẩn hoá ngành hàng của các đối tượng tham gia.

 Thị trường LPG đã hình thành và phát triển từ năm 1994 mà mài tới thời diểm gần đây Chính phủ mới có Nghị định số 11/NĐ qui định về vận chuyển LPG, Bộ Thương Mại có Thông tư số 15/BTM ngày 15/03/1999 qui định các điều kiện đối với các doanh nghiệp kinh doanh LPG. Sự thiếu các văn bản pháp qui đã dẫn đến tình trạng phát triển lộn xộn trên thị trường, mỗi công ty sử dụng một loại tiêu chuẩn cho hàng hoá và các thiết bị của mình mà hậu quả của nó là sụ cạnh tranh thiếu lành mạnh, người tiêu dùng nghi ngờ về sự an toàn của sản phẩm - nhân tố có tính quyết định trong tiến trình quyết định sử dụng LPG thay thế cho cac loại nhiên liệu truyền thống.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nhu cầu nội địa hiện tại. Do mức giá bán thấp hơn mức giá nhập khẩu khoảng 50USD/tấn, đặc biệt giá được ổn định (do chính phủ quản lý) nên các công ty kinh doanh LPG nội địa đều cố gắng mua hàng từ Dinh Cố. Việc không mua được từ nguồn hàng này đẩy các công ty vào thế yếu mạnh trong cạnh tranh về giá. Tuy nhiên việc tranh đua này cộng với tính duy nhất của nguồn này đã luôn hàm chứa nhiều sự bất ổn, đặc biệt là trong các điều kiện có sự cố ảnh hưởng tới nguồn cung cấp (sự cố tàu Ba Vì năm nay là một ví dụ).
Do nhu cầu gia tăng mạnh trong thời gian tới, theo dự tính, Việt nam sẽ phải tiếp tục nhập khẩu. Tình hình này có thể được khắc phục vào năm 2003 - thời điểm nhà máy lọc dầu số 01 tại Dung Quất đi vào hoạt động. Đây là một trong những dự án trọng điểm của Chính Phủ Việt Nam mang tính chiến lược và đánh dấu sự phát triển của nghành dầu khí Việt Nam. Dự án được thực hiện bởi liên doanh giữa Petro Vietnam và công ty Russian Zarbeznheft với tổng vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD (50/50), công suất thiết kế là 6.5triệu tấn/ năm. Sản phẩm hàng năm của Nhà máy bao gồm 2 triệu tấn gasoline, 3 triệu tấn diesel, 200.000 MT kerosene, 100.000 tấn fuel oil và 250.000tấn LPG. Hiện nay, nhà máy đã hoàn thành khâu giải phóng mặt bằng, bắt đầu giai đoạn san nền. ngoài ra, một số hạng mục như đường ra cảng đã hoàn thành phục vụ cho việc nhập các lô nguyên vật liệu đầu tiên cho nhà máy.
Bên cạnh nguồn LPG từ Dinh Cố, Nhà máy lọc dầu số 01, từ năm 2005, nguồn LPG của Việt Nam sẽ được bổ sung với khối lượng 200.000 tấn/năm từ chương trình khí Nam Côn Sơn và PM3 Tây Nam. Thêm nữa, hiện nay Petro Việt Nam đang thực hiện nghiên cứu khả thi để đề trình lên Chính Phủ việc hình thành Nhà máy lọc dầu số 02. Tuy nhiên, hiện nay dự án này vẫn chưa được xác định về địa điểm cũng như các chi tiết khác.
2.3.Các khách hàng sử dụng LPG của công ty :
Năm 1999 nhu cầu tiêu dùng LPG toàn quốc vào khoảng 220.000 tấn trong đó nhập khẩu chiếm gần 50%. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng so với năm 1998 vẫn ở mức cao khoảng 133% (220.000/165.000tấn).
Hiện nay tại Việt Nam, LPG được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dân dụng với khối lượng tương ứng là 30.000 tấn (15% tổng luợng tiêu thụ hàng năm ), 40.000 tấn (chiếm 20% ) và 130.000 tấn (chiếm 60% tổng lượng tiêu thụ hàng năm )¯ Trích nguồn Bộ Thương mại
. Cùng với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, tỉ trọng LPG dùng trong công nghiệp và thương mại sẽ dần gia tăng. công ty Gas Petrolimex trong năm 2000 đã tiêu thụ gần 42600 tấn LPG khi cung cấp cho cong nghiệp, LPG công nghiệp đã tiêu thụ của công ty tăng 81% so với năm 1999 (22.060tấn).
Tuy LPG được sử dụng chủ yếu trong 3 lĩnh vực trên, công ty thường chia nhóm khách hàng công nghiệp – thương mại và nhóm khách hàng dân dụng để đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Công ty đã nghiên cứu kỹ đặc điểm và yêu cầu của từng nhóm khách hàng này như thu nhập bình quân đầu người, doanh thu, nhu cầu sử dụng để có những biện pháp tác động thích hợp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty.
2.4.Thị trường tiêu thụ :
Đầu năm 1995, với sự hỗ trợ của ngành, Petrolimex gas đã hầu như có mặt trên mọi quận, huyện thị trấn, một phần thông qua chi nhánh của Petrolimex, phần khác thông qua các tổng đại lý, đại lý bán lẻ.
Thị trường LPG của Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng. LPG là nguồn chất đốt sạch,kinh tế,hiệu quả hơn các nguồn chất đốt truyền thống như, rơm, rạ, củi...Thêm vào đó, do nền kinh tế phát triền, thu nhập của nhân dân được nâng cao nên nhu cầu sử dụng LPG không ngừng tăng lên.Sản lượng LPG bán ra của Petrolimex không ngừng tăng mạnh qua các năm 1995,1996,1997.
Theo người sử dụng, LPG được sử dụng trong 04 lĩnh vực sau:
- Gia nhiệt.
- Đun nấu.
- Nhiên liệu động cơ.
- Nguyên liệu hoá dầu.
Theo đối tượng /thị trường sử dụng,việc sử dụng LPG gồm:
- Thị trường dân dụng và thương mại : 90,91 triệu tấn hay 49%.
- Nông ngiệp : 4,2 triệu tấn hay 2,28%.
- Công nghiệp : 25,34 triệu tấn hay 13,63%.
- Giao thông vận tải :10,75 triệu tấn hay 5,78%.
- Hoá dầu :13,77 triệu tấn hay 7,41%.
- Hoá chất : 40,93 triệu tấn hay 22,01%
================= =========== =========
Tổng 185,95 triệu tấn 100%
Đối với người Việt Nam, LPG đã được giới thiệu và sử dụng từ những năm của thập niên 50 của thế kỷ này (chủ yếu tại khu vực phía Nam) với tổng lượng tiêu thụ khoảng 19.000 tấn/năm. Tuy nhiên, sau khi đất nước thống nhất, do cấm vận kinh tế, hạn chế nguồn hàng,quan điểm tiêu dùng,kinh tế chậm phát triển...nên thị trường bị thu hẹp và mất hẳn vào những năm 1980. Những năm 1990, chỉ sau vài năm,Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng tại Đại Hội lần thứ sáu, kinh tế đổi sắc,đời sống nhân dân được cải thiện, sản phẩm LPG bắt đầu qua lại thị trường Việt Nam qua các kênh không chính thức.
Thị trưòng này chỉ thực sự bắt đầu với sự xuất hiện của elfgas (02/1993), Sài Gòn Petro (6/1993) rồi Petrolimex (đầu năm 1994). Ngày sau khi xuất hiện, LPG đã được người tiêu dùng chấp nhận và lượng tiêu thụ tăng rất mạnh với tốc độ bình quân năm đầu là 40% năm, hiện nay và trong thời gian tới tốc độ tăng này dự kiến đạt khoảng 20% năm (con số này đáng kể so với mức tăng bình quân trên thế giới hàng năm - 3,5%/ năm). Đến nay lượng tiêu thụ đã đạt 170.000 tấn (1998),190.000 tấn (1999) và theo ước tính năm nay (2000) con số này sẽ đạt mức 240.000 tấn ( Bảng 4 - Nhu cầu LPG của Việt Nam).Trong đó:
Theo vùng sử dụng:
Phía Nam chiếm 60% tổng lượng tiêu thụ.
Phía Bắc chiếm 33% tổng lượng tiêu thụ.
Miền Trung chiếm 5.08 % tổng lượng tiêu thụ.
Theo lĩnh vực sử dụng:
- Lĩnh vực dân dụng và thương mại chiếm 75-80%.
- Lĩnh vực công nghiệp 20-22%
- Các lĩnh vực khác đang trong quá trình thử nghiệm với khối lượng tiêu dùng không đáng kể.
Việt Nam nằm trong khu vực có sự tăng trưởng phát triển nhất về nhu cầu sử dụng LPG trong vòng 15 năm qua. Hiện nay,khu vực Châu á là một trong 2 khu vực có mức tiêu thụ LPG lớn nhất trên thế giới, sau Bắc Mỹ với mức tiêu thụ hàng năm đạt trên 465 triệu tấn. Việt Nam gần như là tâm điểm của các hộ tiêu thụ lớn về LPG như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia... và Việt Nam cũng thuộc tuyến đường vận chuyển LPG từ Trung Đông sang khu vực Bắc á, khu vực có lượng tiêu thụ LPG lớn nhất tại khu vực này. Ngoài ra, khu vực Đông và Đông Nam á hiện nay cũng là nơi diễn ra hoạt động đầu tư mới các cơ sở hạ tầng phục vụ ngành hàng LPG như các hệ thống tiếp nhận, tồn trữ và phân phối LPG nhộn nhịp nhất hiện nay do việc tìm thấy các nguồn tài nguyên thiên nhiên với trữ lượng lớn về dầu thô và khí tự nhiên tại các khu vực thềm lục địa của các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia và vịnh Thái Lan cũng như trên đất liền của Mông Cổ, Tây Bắc Trung Quốc. Tỷ lệ tăng trưởng tiêu thụ LPG tại khu vực này tiếp tục tăng nhanh với tốc độ bình quân 7%/ năm, cao hơn tỷ lệ trung bình trên toàn thế giới khoảng 3,5%/năm.
Trong điều kiện trên, Việt Nam được đánh giá là một t...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Một số kiến nghị nhằm nâng hiệu quả đầu tư của công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn Hoa trong thời Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK Kim Long Luận văn Kinh tế 2
N Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty Đầu tư Xây lắp và Thươn Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp tài chính nhằm huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế - Xã hội ở Tỉn Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 2
S Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư tại trung tâm tư vấn đầu tư và x Luận văn Kinh tế 0
W Hoàn thiện phương pháp quản lý nhân sự công ty cổ phần đầu tư và phát triển nha khoa DETEX_NSK nhằm Luận văn Kinh tế 0
M Giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư và phát triển kỹ thuật Việt Luận văn Kinh tế 0
V Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty đầu tư - Xây dựng Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
M Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công cuộc đầu tư cho xóa đói giảm nghèo Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top