Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI NÓI ĐẦU

Thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc. Những thay đổi đó, một mặt tạo ra những cơ hội thuận lợi cho các nước đang trên đà phát triển có thể nắm bắt vươn tới nhằm đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, mặt khác đang đặt ra những thách thức, những vấn đề phức tạp hơn mà mỗi quốc gia phải đối phó giải quyết.
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đang phát triển như vũ bão với tốc độ nhanh trên tất cả các lĩnh vực. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới. Hợp tác quốc tế đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển đi lên của mỗi quốc gia. Để hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới, Việt nam cần có các chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, phù hợp với khả năng của mình. Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu là một chiến lược của toàn bộ nền kinh tế, của toàn xã hội.
Để khắc phục nguy cơ tụt hậu về kinh tế và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 và các năm tiếp theo. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định và nhất quán thực hiện “Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu”.
Đã có nhiều bài viết về vấn đề này, tuy nhiên mỗi bài viết lại đề cập đến một khía cạnh khác nhau, chưa nêu lên được toàn cảnh trong quá trình thực hiện. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề, em lựa chọn đề tài: “Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt nam từ nay đến năm 2003”.
Trong bài viết, em xin trình bày các nội dung:
• Chương I: Tổng quan chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.
• Chương II: Chính sách trong chiến lược thúc đẩy xuất khẩu.
• Chương III: Tình hình xuất khẩu của Việt nam trong thời gian qua.
• Chương IV: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt nam.
Trong quá trình nghiên cứu, do kiến thức hiểu biết còn hạn chế, nên trong bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Hà nội 1998.


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG DỰA VÀO XUẤT KHẨU

I. TÍNH TẤT YẾU CỦA CHIẾN LƯỢC.
1. Từ cách tiếp cận công nghiệp hoá.
Đã từ lâu, Đảng ta xác định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Điều đó có nghĩa là công nghiệp hoá đất nước có ý nghĩa quyết định độ dài thời kỳ quá độ lên một xã hội phồn vinh, bình đẳng và văn minh ở nước ta.
Hơn 30 năm qua, sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể, nhưng Việt nam vẫn là một nước cùng kiệt và lạc hậu. Trong khi đó các nước NICs và ASEAN lại đạt được sự phát triển “thần kỳ”, “năng động” trong sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Điều đó phải có cách tiếp cận mới về công nghiệp hoá.
Từ trước tới nay, chúng ta vẫn xác định, công nghiệp hoá là quá trình chuyển biến cách mạng về mặt kỹ thuật sản xuất, biến lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc. Điều này là hoàn toàn đúng với thực chất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Song quá trình chuyển biến kỹ thuật đó như thế nào. Trong lịch sử đã có các kiểu chuyển biến nào là có hiệu quả và phù hợp với mọi quá trình phát triển. Đó là vấn đề cần được nghiên cứu sâu sắc hơn để tìm ra con đường, cách đi công nghiệp hoá thích hợp với nước ta trong điều kiện khoa học phát triển như vũ bão.
Kinh nghiệm công nghiệp hoá của các nước chỉ ra là có ba kiểu thực hiện công nghiệp hoá.
Thứ nhất, bằng con đường cải tiến kỹ thuật sản xuất trong nước từ kỹ thuật thủ công lên nửa cơ khí rồi cơ khí hoá, tự động hoá, hoá học hoá hay kết hợp giữa cách tiến tuần tự nhảy vọt từ thủ công lên cơ khí tự động hoá gắn liền với nó là chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công - nông nghiệp - dịch vụ. Đây là chiến lược truyền thống về công nghiệp hoá.
Thứ hai, vào những năm 50 của thế kỷ này, một số nước đang phát triển, sau khi giành được độc lập dân tộc đã áp dụng chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Về cơ bản, chiến lược này dựa vào độc lập dân tộc, muốn xây dựng một nền công nghiệp dân tộc bằng cách tự tạo cho mình một nền khoa học công nghệ trên cơ sở đóng cửa, bảo hộ sản xuất trong nước, nhằm sản xuất ra hàng hoá tiêu dùng trước đây vẫn phải nhập khẩu.
Thứ ba, thông qua con đường nhập khẩu ngay từ đầu để tranh thủ những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại của thế giới dựa vào lợi thế so sánh của đất nước nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, từ đó tiến hành hiện đại hoá đất nước. Cách đi này gọi là công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu.
Đối với cách đi thứ nhất, đã có nhiều công trình nghiên cứu và đã có nhiều kết luận khá rõ ràng. Trong khi đó, cách đi thứ hai và thứ ba đối với nước ta và các nước đang phát triển nói chung còn nhiều vấn đề cần được tổng kết và làm sáng tỏ.
Ở nước ta, khi xác định những quan diểm lớn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã khẳng định “kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh của đất nước cũng như từng ngành, từng vùng, từng lĩnh vực trong từng thời kỳ, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường quốc tế”. Chính vì vậy, vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo hướng xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu đang là vấn đề bức xúc.
2. Xu hướng trong chiến lược thương mại của các nước.
Trong chiến lược thương mại của các nước có ba mô hình phát triển thương mại quốc tế. Một là chiến lược phát triển sản phẩm sơ chế; hai là chiến lược sản xuất hàng nội địa thay thế hàng nhập khẩu; ba là chiến lược sản xuất hàng xuất khẩu.
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm sơ chế là một chiến lược hoàn toàn dựa vào tài nguyên, kinh tế tự nhiên, được một số nước đang phát triển thực hiện thời kỳ đầu sau chiến tranh. Song nó đã bị phủ định. Những ý kiến hiện nay tập trung vào hai chiến lược: sản xuất thay thế nhập khẩu và sản xuất hướng về xuất khẩu.
2.1. Sản xuất thay thế hàng nhập khẩu.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phuongdung88888

New Member
Re: [Free] Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến năm 2003

cho mình xin link nhé!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vinamilk với chiến lược tăng trưởng tập trung Luận văn Kinh tế 0
H Chiến lược giá cả và chất lượng sản phẩm nhằm tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Luận văn Kinh tế 0
Q Nhận thức của giáo viên tiểu học về chiến lược quản lý hành vi đối với trẻ có dấu hiệu tăng động giảm chú ý trong một số trường tiểu học ở Hà Nội Luận văn Sư phạm 2
K Những chiến lược tăng cường sự tham gia của học sinh trong các giờ học kỹ năng nói: trường hợp Trườn Ngoại ngữ 0
P [Free] Một số giải pháp Marketing tăng cường hiệu quả triển khai chiến lược thâm nhập thị trường tại Tài liệu chưa phân loại 0
D Coca Cola tăng doanh thu khủng nhờ chiến lược Marketing in tên lên nhãn chai Kinh nghiệm khởi nghiệp 0
M Định hướng chiến lược tăng trưởng kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2010 Tài liệu chưa phân loại 0
L Lật ngược tình thế - 7 chiến lược biến các rủi ro thành đột phá tăng trưởng - Phần I Mẹo vặt cuộc sống 0
C Lật ngược tình thế - 7 chiến lược biến các rủi ro thành đột phá tăng trưởng - Phần cuối Mẹo vặt cuộc sống 0
H Nghiên cứu chiến lược tăng trưởng tập trung của Tổng công ty Viettel Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top