Laurenz

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Phần Một: Cơ sở lý luận 2
I. Tổng quan về quản trị nhân lực trong doanh nghiệp 2
1. Khái niệm nguồn nhân lực 2
2. Khái niệm quản trị nhân lực 3
3. Vai trò của quản trị nhân lực với các doanh nghiệp 3
4. Các hoạt động chủ yếu của quản trị nhân lực: 4
5. Ảnh hưởng của môi trường đối với quản trị nhân lực 4
6. Khái niệm về thiết kế công việc và phân tích công việc 5
7. Nội dung kế hoạch hóa nguồn nhân lực 6
8. Nội dung tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực 6
9. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 7
10. Tạo động lực trong lao động 8
11. Quản trị tiền công tiền lương 9
12. Khuyến khích tài chính và các phúc lợi cho người lao động 9
13. Hợp đồng lao động 10
II. Tổng quan về doanh nghiệp nhà nước 10
1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước 10
2. Các đặc trưng về doanh nghiệp nhà nước 10
Phần Hai: Thực trạng 12
I. Thực trạng nguồn nhân lực chung 12
II. Thực trạng thu hút nguồn nhân lực có trình độ 13
III. Hình thức trả lương và đãi ngộ hiện tại 14
IV. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước 16
V. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực 18
VI. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 19
Phần ba: giải pháp 21
I. Giải pháp giữ và thu hút nhân lực có trình độ 21
II. Hoàn thiện hệ thống trả lương và đãi ngộ 22
III. Nâng cao đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh ngiệp nhà nước 25
IV. Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực 27
V. Khắc phục khó khăn của cổ phần hóa đối với quản trị nhân lực 28
Kết luận 29
Danh mục tài liệu tham khảo 30

Phần Một: Cơ sở lý luận
I. Tổng quan về quản trị nhân lực trong doanh nghiệp
1. Khái niệm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lao động có thể khai thác được trong các thời kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ngoài ra nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai (theo Beng, Fischer & Dornhusch, năm 1995). Nguồn nhân lực, theo Giáo sư Phạm Minh Hạc (năm 2001), là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó.
Khi nói đến nguồn nhân lực, người ta bàn đến trình độ, cơ cấu, sự đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh trong trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động. Sự phân loại nguồn nhân lực theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) đang rất phổ biến ở nước ta hiện nay, nhưng khi chuyển sang nền kinh tế tri thức phân loại lao động theo tiếp cận công việc nghề nghiệp của người lao động sẽ phù hợp hơn. Lực lượng lao động được chia ra lao động thông tin và lao động phi thông tin. Lao động thông tin lại được chia ra 2 loại: lao động tri thức và lao động dữ liệu. Lao động dữ liệu (thư ký, kỹ thuật viên...) làm việc chủ yếu với thông tin đã được mã hoá, trong khi đó lao động tri thức phải đương đầu với việc sản sinh ra ý tưởng hay chuẩn bị cho việc mã hoá thông tin. Lao động quản lý nằm giữa hai loại hình này. Lao động phi thông tin được chia ra lao động sản xuất hàng hoá và lao động cung cấp dịch vụ. Lao động phi thông tin dễ dàng được mã hoá và thay thế bằng kỹ thuật, công nghệ. Như vậy, có thể phân loại lực lượng lao động ra 5 loại: lao động tri thức, lao động quản lý, lao động dữ liệu, lao động cung cấp dịch vụ và lao động sản xuất hàng hoá. Mỗi loại lao động này có những đóng góp khác nhau vào việc tạo ra sản phẩm. Nồng độ tri thức, trí tuệ cao hay thấp trong sản phẩm lao động phụ thuộc chủ yếu vào đóng góp của lực lượng lao động trí thức, quản lý và phần nào của lao động dữ liệu ở nước ta, tỷ lệ lao động phi thông tin còn rất cao trong cơ cấu lực lượng lao động, do đó hàng hoá có tỷ lệ trí tuệ thấp. Muốn tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cần tăng nhanh tỷ lệ trí tuệ trong hàng hoá trong thời gian tới.
2. Khái niệm quản trị nhân lực
Khái niệm quản trị nhân lực có thể trình bày ở nhiều giác độ khác nhau:
+ Với tư cách là một trong những chức năng cơ bản của quản trị tổ chức thì quản trị nhân lực bao gồm việc hoạch định(kế hoạch hóa), tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng và phát triển con người để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức.
+ Đi sâu vào việc làm của quản trị nhân lực, người ta có thể hiểu quản trị nhân lực là việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân lực thông qua tổ chức của nó.
+ Song dù ở giác độ nào thì quản trị nhân lực cũng vẫn là tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của một tổ chức về mặt số lượng và chất lượng.
Đối tượng của quản trị nhân lực là người lao động với tư cách là những cá nhân cán bộ, công nhân viên trong tổ chức và các vấn đề có liên quan đến họ như công việc và các quyền lợi, nghĩa vụ của họ trong tổ chức.
Thực chất quản trị nhân lực là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ một tổ chức, là sự đối xử của tổ chức đối với người lao động. Nói cách khác, quản trị nhân lực chịu trách nhiệm đưa con người vào tổ chức giúp họ thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh.
3. Vai trò của quản trị nhân lực với các doanh nghiệp
Quản trị nhân lực đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức và giúp cho các tổ chức tồn tại và phát triển trên thi trường. Tầm quan trọng của quản trị nhân trong tổ chức xuất phát từ vai trò quan trọng của con người. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ chức. Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của tổ chức nên quản trị nhân lực chính là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức. Mặt khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu tổ chức không quản lý tốt nguồn nhân lực, vì suy đến cùng mọi hoạt động quản lý đều được thực hiện bởi con người.
Trong thời đại ngày nay quản trị nhân lực có tầm quan trọng ngày càng tăng vì những lý do sau:
+ Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên các tổ chức muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tổ tổ chức của mình theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ năng động trong đó yếu tố con người mang tính quyết định. Bởi vậy, việc tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, đúng cương vị đang là vấn đề đáng quan tâm đối với mọi loại hình tổ chức hiện nay.
+ Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển của nền kinh tế buộc các nhà quản trị phải biết thích ứng . Do đó việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự trong tổ chức nhằm đạt hiệu quả tối ưu là vấn đề phải quan tâm hàng đầu.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top