nhOx_hon3y

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU


Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới năm 1986, một trong những mục tiêu chiến lược xuyên suốt được Đảng và Nhà Nước đặc biệt quan chú trọng là vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kể từ khi luật đầu tư được ban hành đã thu hút được rất nhiều các dự án, đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định nền kinh tế vĩ mô, năng cao năng lực và trình độ của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH, mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo công ăn việc làm mới, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Việt Nam trong khu vực và Quốc tế….
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày một phát triển sâu rộng như hiện nay thì đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các nước. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, trình độ sản xuất còn yếu kém. Bởi vậy đối với Việt Nam đầu tư lại càng có tầm quan trọng đặc biệt. Đầu tư làm thay đổi diện mạo,giúp cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Đầu tư tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.
Vậy đầu tư có tác động,có vai trò như thế nào đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế? Để trả lời cho câu hỏi này em đã chọn đề tài:”vai trò của đầu tư đối với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở Việt Nam” để nghiên cứu,xem xét.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ hiểu biết còn hạn chế nên chắc chắn đề tài sẽ có nhìều thiếu sót,rất mong sự đóng góp của các thầy cô giáo để bài viết của em được tốt hơn.
Em xin trân thành Thank cô Trần Mai Hương đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.

Chương I
Đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

I. Đầu tư.
1. Khái niệm đầu tư:
Dưới góc độ tài chính thì đầu tư là một chuỗi hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu.
Dưới góc độ tiêu dùng thì đầu tư là sự hy sinh tiêu dùng hiện tại để thu được mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai.
Khái niệm chung: Đầu tư là việc bỏ vốn hay chi dùng vốn cùng các nguồn lực khác ở hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương lai.
Đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của đầu tư,là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hay tạo ra những tài sản vật chất(nhà xưởng,thiết bị…)và tài sản trí tuệ (tri thức,kỹ năng…),gia tăng năng lực sản xuất,tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
2. Vai trò của đầu tư.
- Đầu tư tác động tới tổng cung tổng cầu của nền kinh tế.
- Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học- công nghệ của đất nước:Công nghệ là trung tâm của CNH. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay.Có 2 con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là sự nghiên cứu hay nhập nó thì cũng cần có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi.
- Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế:Muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ15- 20% so với GDP tuỳ từng trường hợp vào ICOR của mỗi nước(Ở các nước phát triển, ICOR thường lớn từ 5- 7. ở các nước chậm phát triển ICOR thấp từ2- 3). Đối với các nước đang phát triển, phát triển về bản chất được coi là vấn đề đảm bảo các nguồn vốn đầu tư đủ để đạt được một tỉ lệ tăng thêm sản phẩm quốc dân dự kiến.Có sự khác nhau trên là vì chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành các vùng lãnh thổ cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách kinh tế nói chung. Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu do tận dụng năng lực.
- Đầu tư tác động tới việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:Cơ cấu kinh tế là cơ cấu của tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với nhau,được biểu hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tuỳ từng trường hợp mục tiêu nền kinh tế.Đầu tư có tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp quy luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ,tạo ra sự cân đối mới trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành,vùng,phát huy nội lực của nền kinh tế,tronh khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực.Đối với cơ cấu ngành,đầu tư vốn vào ngành nào,quy mô vốn đầu từng ngành nhiều hay ít, viêc sử dung vốn hiệu quả cao hay thấp…đều ảnh hưởng tới tốc độ phát triển, khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành,tạo tiền đề vật chất để phát triển ngành mới…do đó làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành.
Đối với cơ cấu lãnh thổ,đầu tư có tác động giảI quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ,đưa vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo,phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên,địa thế,kinh tế,chính trị…của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn,làm bàn đạp thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển.
II. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1. Cơ cấu kinh tế
Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững là mục tiêu phấn đấu của tất cả các nước. Để thực hiện được mục tiêu đó cần thiết phải xây dựng 1 cơ cấu kinh tế hợp lý. Trong đó cần xác vai trò, tỷ trọng và mối quan hệ hợp thành giưã các ngành kinh tế quốc dân, giữa các vùng, lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế. Các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế phải được thể hiện cả về mặt số lượng cũng như về mặt chất lượng và được xác định trong những giai đoạn nhất định, phù hợp với những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể của mỗi quốc gia qua từng thời kỳ.
Có thể hiểu cơ cấu kinh tế là một tổng thể các bộ phận hợp thành kết cấu (hay cấu trúc) của nền kinh tế trong quá trình tăng trưởng sản xuất xã hội. Các bộ phận đó gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tĩnh bất biến mà luôn ở trạng thái vận động, biến đổi không ngừng. Chính vì vậy, cần nghiên cứu các qui luật khách quan, thấy được sự vận động phát triển của lực lượng sản xuất xã hội để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với những mục tiêu chiến lược kinh tế xã hội của từng thời kỳ lịch sử nhất định.
Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải có các bộ phận kết hợp một cách hài hoà, cho phép khai thác tối đa các nguồn lực của đất nước một cách có hiệu quả, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao và phát triển ổn định, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người dân.
Nước ta trong thời gian tương đối dài, nền kinh tế tồn tại theo cơ chế tập trung bao cấp. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới cho tới nay,nước ta đã đạt được nhiều kết quả khả quan.Từ đại hội VI đảng ta chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển 3 chương trình kinh tế lớn. Sản xuất lương thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng vào 3 chương trình và thực hiện luật đầu tư nước ngoài. Đến các đại hội tiếp theo(8,9,10),khi công cuộc đổi mới bắt đầu đi vào chiều sâu, đảng ta tiếp tục khẳng định xây dựng cơ cấu kinh tế hợ lý là một nội dung quan trọng của CNH – HĐH, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa xã hội.
2. Phân loại cơ cấu kinh tế:
2.1. Cơ cấu kinh tế ngành.
- Ngành nông nghiệp: Là tổ hợp các ngành gắn liền với các quá trình sinh học gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Do sự phát triển của phân công lao động xã hội, các ngành này hình thành và phát triển tương đối độc lập, nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau.
Nông nghiệp là một ngành cơ bản của nền kinh tế cả nước, vừa chịu sự chi phối chung của nền kinh tế quốc dân, vừa gắn bó mật thiết với các ngành khác trên địa bàn nông thôn, đồng thời lại phản ánh những nét riêng biệt mang tính đặc thù của 1 ngành mà đối tượng sản xuất là những cơ thể sống.
Theo nghĩa hẹp: nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, theo nghĩa rộng thì nông nghiệp còn bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Ngành công nghiệp: Là một ngành quan trọng của nền kinh tế bao gồm ngành công nghiệp nhẹ: Chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da – giầy, điện tử – tin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng.
Công nghiệp nặng: Dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng.
Ngành dịch vụ: Đây là một ngành kinh tế ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Dịch vụ bao gồm rất nhiều loại: Thương mại, dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách, dịch vụ bưu chính
KẾT LUẬN

Qua bài viết có thể thấy rằng cơ cấu của nền kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá… Bức tranh toàn cảnh nền kinh tế nước ta 3 năm qua là bức tranh của một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN với cơ cấu nội bộ được sắp xếp, tổ chức tương đối hoàn chỉnh đáp ứng với mục tiêu phát triển bền vững.Qua đó ta cũng thấy được vai trò quan trọng của đầu tư đối với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, đầu tư có tác động thúc đẩy, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,với một cơ cấu kinh tế hợp lý, qua đó thúc đẩy nền kinh tế đất nước tăng trưởng và phát triển ngày càng bền vững.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế đầu tư- Đồng chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt. PGS.TS. Từ Quang Phương.- Nhà xuất bản ĐạI học Kinh tế quốc dân. Năm 2007.
2. Đánh giá tình hình thực hiện phát triển kinh tế xã hộI 5 năm 2001- 2005- Nhà xuất bản ĐạI học Kinh tế quốc dân.
3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 1996- 2010. Tác giả: Lê Huy Đức, 1996.
4. Niên giám thống kê 2006.
5. Thời báo Kinh tế Việt Nam.
6. Báo Đầu tư.


LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2
I. Đầu tư. 2
1. Khái niệm đầu tư: 2
2. Vai trò của đầu tư. 2
II.Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 4
1. Cơ cấu kinh tế 4
2. Phân loại cơ cấu kinh tế: 5
2.1. Cơ cấu kinh tế ngành. 5
2.2. Cơ cấu kinh tế vùng- lãnh thổ. 6
2.3. Cơ cấu theo thành phần kinh tế (gồm có): 6
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 7
3.1 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 7
3.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế .7
III VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRONG VIỆC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 9
1.Vai trò của đầu tư trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành 9
2. Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng- lãnh thổ. 11
2.1.Đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế của một số vùng- lãnh thổ. 11
2.2. Đầu tư tác động nâng cao đời sống của dân cư. 12
2.3. Đầu tư góp phần giải quyết những mất cân đối về phát triển kinh tế giữa các vùng. 12
3. Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. 13
3.1 Đầu tư đã có tác động tạo ra những chuyển biến về tỷ trọng đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế. 13
3.2 Tạo ra sự phong phú đa dạng về nguồn vốn đầu tư 13
Chương II: 15Đánh giá một số tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế 15ở Việt Nam 15
I/Tổng quan chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 15
II/ Tác động của đầu tư tới tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Viêt Nam: 16
1/Chuyển dịch cơ cấu ngành: 16
1.1/ Thực trạng ngành nông nghiệp: 17
1.2/Thực trạng ngành công nghiệp 18
1.3/Thực trạng ngành dịch vụ: 19
1.4/Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu ngành: 20
2/ Chuyển dịch cơ cấu vùng-lãnh thổ: 25
Bảng 8: Phân bổ vốn đầu tư nhà nước theo vùng lãnh thổ 2001-2005 27
3/Tác động của đầu tư tới các thành phần kinh tế: 30
Chương III: 33Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư trong chuyển dịch33 cơ cấu kinh tế ở Việt Nam thời gian tới 33
1/Kinh nghiệm một số nước đi trước 33
2/Quan điểm của nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế trong bối cảnh hiện nay: 35
3/Giải pháp đề xuất cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam 37
KẾT LUẬN 42
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top