Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu

Thực hiện đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến lớn từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó đã tạo ra một môi trường tốt để cho các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động, phát triển và có điều kiện để khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, do Việt nam trong một thời kỳ dài phát triển kinh tế theo hình thức kế hoạch hoá tập chung bao cấp nên khi chuyển sang cơ chế thị trường thì sự phát triển kinh tế gặp rất nhiều khó khăn do cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật.v.v.còn quá cùng kiệt nàn, lạc hậu. Để giải quyết vấn đề khúc mắc đó Đảng và Nhà nước ta đã đề ra rất nhiều chủ trương đường lối sao cho sớm tạo ra được hạ tầng cơ sở vật chất, kỹ thuật phát triển để đáp ứng nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế nước ta. Dưới nhiều hình thức khác nhau trong những năm qua, Việt nam đã huy động được một khối lượng lớn vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như huy động vốn trong nước, vay ưu đãi của các chính phủ và các tổ chức quốc tế nhưng hiệu quả và ưu việt hơn cả là hình thức huy động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì ở hình thức này, nước sở tại sẽ được đầu tư vốn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, không phải lo trả nợ những khoản nợ kếch sù và sự phụ thuộc về chính trị. Trong thời gian qua ( gần 20 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ) Việt nam đã đạt được kết quả đáng kể tuy nhiên nếu so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì kết quả đó thật khiêm tốn. Nhận thức được vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) và thực tế hoạt động của hình thức này đề tài: “Tình hình FDI vào Việt Nam từ trước đến nay và theo em hạn chế nào là lớn nhất’’
. Một phần tổng kết thực trạng FDI ( thành tựu và hạn chế ) vào Việt Nam thời gian qua đồng thời nêu ra những đường lối thúc đẩy cũng như biện pháp cho các hạn chế. Sẽ góp phần nhỏ vào việc tổng kết đánh giá khách quan vai trò ảnh hưởng tác động cũng như những ý nghĩa quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Việt nam, một trong những nước đang trong quá trình thực hiện mở cửa, mở rộng hợp tác quốc tế, hội nhập khu vực và thế giới.
Trong khuôn khổ đề an này, ngoài phần lời mở đầu, kết luận, nội dung được kết cấu như sau:
ch¬ng I: TÌNH HÌNH FDI VÀO VIỆT NAM TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY
ch¬ng II: TÁC ĐỘNG CỦA ĐTNN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
ch¬ng III: TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
Mặc dù đã được cô tận tình hướng dẫn và bản thân Em cũng cố gắng nhiều trong việc thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu để đưa ra một số giải pháp mang tính chủ quan. Nhưng do điều kiện nghiên cứu và trình độ của mình có hạn nên có phần hạn chế và không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong tiếp tục nhận được sự góp ý, giúp đỡ của cô và cỏc bạn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!














CHƯƠNG I. TÌNH HÌNH FDI VÀO VIỆT NAM TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam được tiến hành kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành ngày 29/12/1987. Trải qua các lần sửa đổi bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996 , 2000 và 2006. Môi trường đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện hơn, thông thoáng hơn. Hoạt động đầu tư nước ngoài là kết quả của công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế, thực hiện đường lối mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng tối đa và có hiệu quả nguồn lực trong nước với việc tận dụng nguồn lực bên ngoài.
Qua 20 năm, trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng chúng ta đã gặt hái được khá nhiều những kết quả mà đầu tư nước ngoài mang lại.
1. Cấp phép đầu tư từ 1988 đến nay
Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án ĐTTTNN được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD. Biểu đồ tình hình cấp chứng nhận đầu tư tại Việt Nam có sự biến động (xem tại Phụ lục).
Trong 3 năm 1988-1990, mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn ĐTNN còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD), ĐTNN chưa tác động đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước.
Trong thời kỳ 1991-1995, vốn ĐTNN đã tăng lên (1.409 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 18,3 tỷ USD) và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam (có thể coi như là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư-kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá nhân công rẻ, thị trường mới, vì vậy, ĐTNN tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm trước.
Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ. Cũng trong thời gian này nhiều dự án ĐTNN được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính (đa số từ Hàn Quốc, Hồng Kông).
Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng.
Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ ,vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn ĐTNN cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.). Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng ĐTNN” thứ hai vào Việt Nam.
Trong tháng 9/2008 cả nước có 113 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 9,9 tỷ USD, nâng tổng số dự án cấp mới từ đầu năm đến 22/9/2008 lên 885 dự án với tổng vốn đăng ký 56,3 tỷ USD, trong đó lĩnh vực công nghiệp và xây dựng 32,3 tỷ USD, chiếm 57,5% tổng vốn đăng ký; lĩnh vực dịch vụ 23,7 tỷ USD, chiếm 42,1%. Nếu tính cả 855,7 triệu USD vốn đăng ký tăng thêm của 225 dự án cấp phép các năm trước thì tổng vốn đăng ký 9 tháng cả nước là 57,1 tỷ USD, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2007; vốn thực hiện đạt 8,1 tỷ USD, bằng 14,2% vốn đăng ký và tăng 37,3% so với 9 tháng 2007.
Vốn đăng ký tăng cao chủ yếu do nhiều dự án lớn được cấp giấy phép như: Dự án Công ty TNHH thép Vinashin-Lion của Ma-lai-xi-a có số vốn đăng ký 9,8 tỷ USD; Dự án Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa của Đài Loan 7,9 tỷ USD; Dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn-Thanh Hóa của Nhật Bản và Cô-oét liên doanh 6,2 tỷ USD; Dự án Công ty TNHH New City Việt Nam 4,3 tỷ USD; Dự án Hồ Tràm của Ca-na-đa trên 4,2 tỷ USD.
Trong 9 tháng vừa qua, trong số 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép đầu tư trực tiếp cho các đối tác nước ngoài thì Ninh Thuận dẫn đầu với 9,8 tỷ USD, chiếm 14,7% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là Bà Rịa-Vũng Tàu 9,3 tỷ USD, chiếm 16,6%; thành phố Hồ Chí Minh gần 8 tỷ USD, chiếm 14,2%; Hà Tĩnh 7,9 tỷ USD, chiếm 14%; Thanh Hóa 6,2 tỷ USD, chiếm 11%; Phú Yên 4,3 tỷ USD, chiếm 7,7%; Kiên Giang 2,3 tỷ USD, chiếm 4,1%.
Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Ma-lai-xi-a là nhà đầu tư lớn nhất với 14,9 tỷ USD, chiếm 26,4% tổng vốn đăng ký; Đài Loan 8,6 tỷ USD, chiếm 15,3%; Nhật Bản 7,3 tỷ USD, chiếm 12,9%; Bru-nây 4,4 tỷ USD, chiếm 7,8%; Ca-na-đa 4,2 tỷ USD, chiếm 7,5%; Xin-ga-po 4 tỷ USD, chiếm 7,2%.
Số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài thời gian gần đây tăng nhanh. Điều đó cho thấy, mặc dù tình hình kinh tế trong nước vẫn còn khó khăn nhưng nước ta vẫn là điểm đến khá tin cậy và hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế.
Việc thu hút vốn ODA tiếp tục xu hướng tích cực. Từ đầu năm đến ngày 23/9/2008 nguồn vốn này đã được hợp thức hoá thông qua các hiệp định ký kết với các nhà tài trợ đạt 1826 triệu USD, gồm có viện trợ không hoàn lại 184 triệu USD, vốn vay 1642 triệu USD. Số vốn ODA giải ngân 9 tháng đạt 1415 triệu USD, bằng 74,5% kế hoạch giải ngân cả năm 2008, trong đó viện trợ không hoàn lại đạt 188 triệu USD, vốn vay đạt 1227 triệu USD.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

Nhóm giải pháp về lao động, tiền lương:
- Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2010. Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau.
- Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động, bao gồm:
- Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động.
- Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
Nhóm giải pháp về cải cách hành chính:
- Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước đối với ĐTNN, đặc biệt trong việc phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt các dự án ĐTNN, gắn với việc tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư.
- Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài.
- Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài, thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Đảm bảo sự thống nhất, các quy trình, thủ tục tại các địa phương, đồng thời, phù hợp với điều kiện cụ thể.
- Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp phép, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư .
- Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa Trung ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành liên quan.
Một số giải pháp khác:
- Trong các giải pháp nêu trên cần tính đến yếu tố vùng, miền cho các định hướng ưu tiên, đặc thù.. phù hợp thực tế để dần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền trong thu hút ĐTNN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước.





2. Tình hình
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I. TÌNH HÌNH FDI VÀO VIỆT NAM TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY 3
1. Cấp phép đầu tư từ 1988 đến nay 3
2. Tình hình tăng vốn đầu tư (1988-2008): 10
3. Quy mô dự án : 16
4. Cơ cấu đầu tư của các dự án 16
a, Cơ cấu theo phân ngành 16
b, ĐTNN phân theo vùng, lãnh thổ : 22
c, ĐTNN phân theo hình thức đầu tư: 26
d, ĐTNN phân theo đối tác đầu tư: 27triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án ĐTNN. 31
a, Vốn giải ngân ĐTNN từ 1988 đến 2008: 31
b, Triển khai hoạt động sản xuất-kinh doanh của dự án ĐTNN : 31
c, Rút Giấy phép đầu tư, giải thể trước thời hạn: 33
CHƯƠNG II. TÁC ĐỘNG CỦA ĐTNN ĐỐI VỚI 35
NỀN KINH TẾ 35
I. Mặt tích cực: 35
1, Về mặt kinh tế: 35
2, Về mặt xã hội: 38
3, Về mặt môi trường: 39
II. Nguyên nhân của những thành tựu: 39
III. Mặt hạn chế 40
1, Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ: 40
2. Giải pháp cho hạn chế phân bổ khồng đều 41
a,Giữa các ngành nghề 41
2, Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa được giải quyết kịp thời đồng thời chế độ dành cho người lao động còn rất kém. 46
3, Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ 52
4. Gây ô nhiễm môi trường 53
CHƯƠNG III. TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 58
I. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH H ƯỚNG 59
1. Mục tiêu Chương trình thu hút ĐTNN 2008-2010 : 59
2. Định hướng thu hút vốn đầu tư trong một số ngành: 59
a) Ngành Công nghiệp-Xây dựng: 59
b) Ngành Dịch vụ: 59
c) Ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp: 60
3. Định hướng thu hút vốn đầu tư theo vùng: 61
II. BÀI HỌC KINH NGHIÊM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 61
1. Bài học kinh nghiệm: 61
2. Các giải pháp chủ yếu: 62


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top