mankichi84

New Member

Download miễn phí Đề tài Bàn về phương pháp tính giá thành sản phẩm





LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2

1.1 Bản chất, nội dung kinh tế của tính giá thành sản phẩm 2

1.1.1 Khái niệm liên quan 2

1.1.1.1 Chi phí sản xuất 2

1.1.1.2 Giá thành sản phẩm 5

1.1.2 Gía thành 5

1.1.2.1 Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành 5

1.1.2.2 Phân loại giá thành 6

1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm 7

1.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành 8

1.2.1 Đối tượng tính giá thành 8

1.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 9

1.2.2.1 Phương pháp trực tiếp ( hay còn gọi là phương pháp giản đơn) 9

1.2.2.2 Phương pháp cộng chi phí 9

1.2.2.3 Phương pháp hệ số 10

1.2.2.4 Phương pháp tỷ lệ 11

1.2.2.5 Phương pháp loại trừ sản phẩm 11

1.2.2.6 Phương pháp liên hợp 12

1.2.3 Yêu cầu quản lý và vai trò của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm 12

1.2.3.1 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 12

1.2.3.2 Vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 13

Phần 2: Một số đánh giá và ý kiến đóng góp với chế độ kế toán hiện hành liên quan đến phương pháp tính giá thành 14

2.1 Đánh giá về chế độ kế toán hiện hành liên quan đến phương pháp tính giá thành. 14

2.2 Một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 17

2.3 Một số kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm của Pháp và Mỹ 21

KÕt luËn 23

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


liền với quá trình sản xuất hàng hóa và là chỉ tiêu tính toán không thể thiếu được trong nguyên tắc hạch toán kinh tế. Những khoản chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất và tiêu dùng cho sản xuất tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan đến việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. Mọi khoản tính toán chủ quan đều không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều dẫn tới giảm sút hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Như vậy, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng sử dụng các nguồn lực, công nghệ và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
1.1.2.2 Phân loại giá thành
Để đáp ứng các yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hóa giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau.
* theo thời điểm tính giá thành và nguồn số liệu tính giá thành: giá thành được phân thành ba loại sau
- giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán của chi phí kỳ kế hoạch.
- giá thành định mức: cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch ( thường là đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Giá thành thực tế: giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
* theo phạm vi phát sinh chi phí: giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ
- Giá thành sản xuất ( giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ( chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng). Do vậy, giá thành tiêu thụ còn được gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ. Gía thành toàn bộ là căn cứ để xác định lợi nhuận sản xuất và tiêu thụ từng loại sản phẩm trong doanh nghiệp. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa học thuật, nghiên cứu.
Giá thành toàn bộ của sản phẩm
=
Giá thành sản xuất của sản phẩm
+
Chi phí quản lý doanh nghiệp
+
Chi phí bán hàng
Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nó có mối liên hệ mật thiết với nhau, một bên chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất là căn cứ để tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp tức là tất cả các khoản chi phí phát sinh( trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí tính trước đó có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Cả kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất trong một kỳ. Tuy vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại có những khác nhau:
Về thời gian: giá thành sản phẩm chỉ gắn với một kỳ nhất định còn chi phí sản xuất thì liên quan đến nhiều kỳ như chi phí kỳ trước chuyển sang, chi phí kỳ này phát sinh không bao gồm các chi phí chuyển sang kỳ sau.
Về giá trị: tổng giá thành sản phẩm không bao gồm những chi phí chờ phân bổ ở kỳ sau, song giá thành sản phẩm lại tính cả chi phí đã chi chi ở kỳ trước được phân bổ cho kỳ này. Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ khác với tổng giá thành sản phẩm của các sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Có thể phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thông qua sơ đồ sau:
B
A
Chi Phí sản xuất dở dang đầu kỳ
D
C
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Qua sơ đồ ta thấy:
AC = AB + BD – CD
Hay, khi giá thành sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất sản phẩm dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau, hay các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ.
Đối tượng và phương pháp tính giá thành
Đối tượng tính giá thành
Cùng với đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm cũng là bước công việc quan trọng đầu tiên liên quan đến công tác tính giá thành sản phẩm. Để phân biệt được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, kế toán cần căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm, tính chất của sản phẩm và yêu cầu quản lý doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Vơi sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất hay có thể là nhóm sản phẩm. Đối tượng tính giá ở đây là sản phẩm cuối cùng.
Với sản xuất phức tạp, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận,chi tiết, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hay nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm,... còn đối tượng tính giá thành lại là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.
Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ thì đối tượng hạch toán là các đơn hàng riêng biệt, còn đối tượng tính giá thành là các sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Đối với sản xuất hàng loạt có khối lượng lớn, phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất mà đối tượng hạch toán chi phí có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết,... còn đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm.
Dựa trên cơ sở trình độ, yêu cầu tổ chức quản lý để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phẩm. Với trình độ cao,có thể chi tiết đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở các góc độ khác nhau, ngược lại nếu trình độ thấp thì đối tượng có thể bị hạn chế và thu hẹp lại.
Phương pháp tính giá...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Vài nhận xét ban đầu về phương pháp tập luyện bằng bàn nghiêng đối với bệnh nhân ngất qua trung gian Luận văn Kinh tế 0
B Bàn về các phương pháp tính giá thành sản phẩm sản xuất trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay Công nghệ thông tin 0
N Bàn về cách tính khấu hao tscđ và phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hà Công nghệ thông tin 0
R Bàn về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
D Bàn về cách tính khấu hao tài sản cố định và phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 2
C Bàn về phương pháp tính giá thành phẩm Luận văn Kinh tế 0
P Thi hành pháp luật về thu chi ngân sách địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. Luậ Luận văn Luật 0
B [Free] Đề án Bàn về thuế giá trị gia tăng và phương hướng hoàn thiện hạch toán thuế giá trị gia tăng Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Đề án Bàn về nội dung phương pháp lập, trình bày, kiểm tra và phân tích bảng cân đối kế toán Luận văn Kinh tế 0
P Bàn về phương pháp hạch toán và tính khấu hao tài sản cố định Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top