Download miễn phí Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Muối





Nguồn xử lý tài chính của chiến lược "Lấy muối nuôi muối" là Nhà nước dùng nguồn thu của ngành muối trong vòng 10 năm làm nguồn vốn ban đầu cho quá trình tái sản xuất mở rộng củng cố cơ sở vật chất, mở rộng, công nghiệp muối theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thông qua Tổng Công ty Muối Việt Nam thực hiện.

Tổng công ty Muối phải:

- Đầu tư xây dựng các đồng muối để tạo sản lượng theo mục tiêu quy hoạch (từ năm 2010 là 2 triệu tấn muối/năm).

- Đầu tư các Xí nghiệp chế biến để tạo muối chất lượng cao cho công nghiệp và muối tinh Iốt cho nhu cầu tiêu dùng của dân.

- Bảo đảm cung cấp muối Iốt cho miền núi theo chính sách xã hội, có mức giá ngang với giá đồng bằng, Nhà nước sẽ không phải trợ cấp Ngân sách như hiện nay.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


và mua sắm trang bị làm việc cho văn phòng Tổng công ty hàng tháng và hàng năm; tổ chức tiếp khách, hướng dẫn khách đến làm việc, quản lý các loại tài sản trực thuộc văn phòng Tổng công ty; bảo đảm xe đưa đón lãnh đạo, cán bộ đi làm đúng giờ an toàn; xây dựng kế hoạch, nội dung công tác thi đua, tập hợp đề nghị khen thưởng , đề xuất hình thức khen thưởng với hợp đồng thi đua và Tổng giám đốc xét sau.
+ Phòng xây dựng cơ bản:
- Có nhiệm vụ lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm và kế hoạch dài hạn của Tổng công ty.
- Điều tra khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát thiết kế lập tổng dự toán các công trình xây dựng. Giám sát kỹ thuật xây dựng, nghiệm thu khối lượng và chất lượng các công đoạn xây lắp công trình, tổ chức bàn giao các công trình đi vào sử dụng.
- Quản lý các công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách cấp và tự có của các đơn vị thành viên (kể cả vốn vay ). Lập và sửa chữa nhỏ các công trình như kho tàng, nhà xưởng thuộc sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty.
+ Phòng tài chính kế toán :
- Có nhiệm vụ tham mưu, xây dựng kế hoạch tài chính, đề xuất lên Tổng giám đốc phương án tổ chức hoạt động của bộ máy kế toán của Tổng công ty phù hợp với chế độ kế toán Nhà nước.
- Tổ chức quản lý kế toán, hướng dẫn các đơn vị thành viên trong công tác kế toán tài chính.
- Có trách nhiệm khai thác, huy động các nguồn lực huy động các nguồn vốn phục vụ kịp thời các phương án sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
- Định kỳ phân tích các hoạt động kinh tế, hiệu quả kinh doanh, cung cấp các thông tin về hoạt động tài chính cho lãnh đạo.
- Kiểm tra hoạt động kế toán tài chính của các đơn vị thành viên.
- Hạch toán các hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu trong văn phòng Tổng công ty, thu hồi công nợ, thanh quyết toán tài chính với khách hàng và chương trình bướu cổ bộ y tế về muối Iốt cho miềm núi.
+ Phòng Khoa học kỹ thuật :
Có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ ngành muối. Giúp Tổng giám đốc quản lý các dự án, đề án về khoa học kỹ thuật, công nghệ trong toàn Tổng công ty.
+ Các Trạm trực thuộc Văn phòng Tổng công ty : Thực hiện những nhiệm vụ Tổng công ty giao cho.
+ Ban Quản lý dự án Khu kinh tế muối công nghiệp và Xuất khẩu Quán Thẻ - Ninh Thuận.
5. Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Muối :
Tổng công ty có 15 doanh nghiệp thành viên trực thuộc (7 doanh nghiệp hạch toán độc lập, 8 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc)
6. Lao động và tiền lương:
- Lao động :
Tổng số lao động của Tổng công ty gồm 1736 người trong đó :
+ Lao động không thời hạn : 1240 người
+ Lao động hành chính sự nghiệp : 98 người
+ Lao động có thời hạn (1-3) năm : 290 người
+ Lao động vụ việc <1 năm ( đã định biên ) 108 người
- Tiền lương :
Bình quân thu nhập đầu năm 1999 là 560000đ/người/tháng, năm 2000 là: 600000 đ/người/tháng và cho đến năm 2001 con số bình quân này đã tăng lên đáng kể là : 790000 đ/người/tháng.
** Nhiệm vụ nhà nước giao cho Tổng công ty Muối đến năm 2010
Nhận thức vị trí vai trò quan trọng của ngành muối đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội, Nhà nước đã đưa ra các văn bản:
-Văn bản thứ nhất: Thông tư của Bộ Tài chính số 08-TC/TNVT ngày 27/2/1990 hướng dẫn trợ giá muối IODAS theo chính sách xã hội đối với đồng bào các dân tộc miền núi.
-Văn bản thứ hai: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 481-TTG ngày 08-09-1994 về việc tổ chức vận động toàn dân ăn muối Iốt.
-Văn bản thứ ba: Thông tư của Bộ Thương mại số 1/TM-KD ngày 16/1/1995 hướng dẫn tổ chức sản xuất và cung ứng muối Iốt đáp ứng nhu cầu toàn dân.
-Văn bản thứ tư: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 980/1997/QĐ-TTg ngày 18/11/1997 phê duyệt quy hoạch sản xuất - lưu thông muối đến năm 2000 - 2010.
-Văn bản thứ năm: Quyết định của Chính phủ số 4828/KTTH ngày 29/9/97 Chính Phủ đã giao nhiệm vụ dự trữ quốc gia (DTQG) muối trắng từ cục DTQG cho Tổng công ty Muối đảm nhiệm.
-Văn bản thứ sáu: Nghị định của Chính phủ số 19/1999/NĐ-CP ngày 10/04/1999 về việc sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn.
-Văn bản thứ bảy: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 153/1999/QĐ-TTg ngày 15/07/1999 về một số chính sách phát triển muối.
- Văn bản thứ tám: Thông tư liên tịch Bộ Y tế - Thương mại - Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 20/1999/TTLT/YT-TM-NN&PTNT ngày 10/11/1999 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 19/1999/NĐ-CP ngày 10/4/1999 của Chính phủ về việc sản xuất và cung ứng muối Iốt cho người ăn.
Theo các văn bản nêu trên, giai đoạn 2002 - 2010 Tổng công ty Muối có nhiệm vụ rất nặng nề:
Nhiệm vụ thứ nhất: Đến năm 2010 đạt khoảng 2.000.000 tấn muối và sản phẩm sau muối.
Nhiệm vụ thứ hai: Diện tích và phân bổ các vùng muối chủ yếu:
a. Mở rộng và cải tạo các đồng muối đang có ở miền Bắc, ở miền Trung và những đồng muối ở Nam Bộ hiện đang hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng muối ăn của nhân dân.
b. Sử dụng có hiệu quả các vùng đất ven biển, đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp ở các tỉnh miền Trung để xây dựng mới các cơ sở sản xuất muốn công nghiệp với công nghệ tiên tiến để cung cấp cho nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu.
c. Diện tích các vùng muối chủ yếu:
- Diện tích sản xuất muối ăn ở phía Bắc và Nam Bộ: khoảng 6.500 ha.
- Diện tích sản xuất muối công nghiệp ở miền Trung: khoảng 14.000 ha, trong đó chủ yếu ở các tỉnh:
+ Ninh Thuận: khoảng 4.500 ha.
+ Bình Thuận: khoảng 3.500 ha.
+ Quảng Nam - Đà Nẵng: khoảng 3.000 ha.
Tổng vốn đầu tư ước tính: 1.466 tỷ đồng.
Nhiệm vụ thứ ba: Tổ chức thực hiện;
+ Tổ chức hệ thống sản xuất và lưu thông muối thuộc Tổng công ty Muối.
+ Xây dựng hệ thống kho tại đồng muối, kho dự trữ lưu thông, kho dự trữ quốc gia.
+ Bộ Thương mại (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chịu trách nhiệm chỉ đạo Tổng công ty Muối tổ chức việc lưu thông muối ăn, đảm bảo nguồn muối lưu thông, dự trữ quốc gia.
+ Giao cho Tổng công ty Muối xây dựng kế hoạch phát triển, cải tạo các đồng muối và các công trình liên quan để đạt mục tiêu quy hoạch phù hợp chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nước.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng để trình Chính phủ cơ chế chính sách hỗ trợ diêm dân sản xuất muối, cùng các bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch được phê duyệt.
Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất của Tổng công ty Muối.
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Muối.
Đặc điểm sản xuất muối :
Nhìn chung còn manh mún phân tán chưa tập chung. Các đồng muối sản xuất chưa được quy hoạch cụ thể. Hiện nay do truyền thống lâu đời nên nghề muối nước ta vẫn chủ yếu được làm theo phương pháp thủ công với diện tích 9600 ha và sản lượng đạt 430.000 tấn/năm, năm 1998 đạt 800.000 tấn. Do điều kiện khác nhau giữa hai miền Nam Bắc nên cách sản xuất khác nhau. ở miền Nam chỉ có hai ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top