Chương 1:Những lý luận cơ bản về công tác đào tạo công nhân 3
kỹ thuật trong doanh nghiệp 3
1.1Các khái niệm 3
1.2Mục tiêu, vai trò của việc đào tạo công nhân kỹ thuật trong các
doanh nghiệp 4
1.2.1Mục tiêu của việc đào tạo công nhân kỹ thuật

1.2.2Vai trò của việc đào tạo công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp
1.3Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo CNKT trong các doanh
nghiệp 5
1.3.1.Môi trường bên trong doanh nghiệp
1.3.2.Các yếu tố thuộc về phía người công nhân kỹ thuật
1.3.3.Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài
1.4Các phương pháp đào tạo CNKT 9
1.4.1. Kèm cặp trong sản xuất
1.4.2.Các lớp cạnh doanh nghiệp
1.4.3.Các trường dạy nghề
1.5Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo trong doanh
nghiệp 12
1.6Vai trò của công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp 16
1.7Sự cần thiết của hoạt động đào tạo CNKT trong công ty TNHH
Sông Giang 17
Chương 2: Đánh giá thực trạng việc đào tạo công nhân kỹ thuật tại
công ty TNHH Sông Giang 18
2.1 Khái quát về công ty TNHH Sông Giang 18
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Sông
Giang
2.1.4 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty TNHH Sông Giang
2.2 Đánh giá thực trạng công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại
công ty TNHH Sông Giang 25
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại
công ty TNHH Sông Giang
2.2.2 Phân tích thực trạng đào tạo công nhân kỹ thuật của công ty TNHH
Sông Giang
2.3.Nhận xét công tác công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại công
ty TNHH Sông Giang 38
2.4 Những nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế trong công tác đào
tạo công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH Sông Giang 38
2.3.1.Kinh phí đào tạo
2.3.2.Hoạt động quản trị nhân lực trong Công ty
2.3.3.Nguyên nhân từ hoạt động tổ chức đào tạo
2.3.4.Nguyên nhân từ phía công nhân kỹ thuật

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động đào tạo công
nhân kỹ thuật của công ty TNHH Sông Giang 40
3.1 Phương hướng nhiệm vụ của công ty trong 5 năm tới 40
3.2 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác đào tạo công nhân
kỹ thuật cho công ty TNHH Sông Giang 42
3.2.1 Đối với công ty
3.2.2 Đối với người lao động
3.2.3 Đối với quá trình đào tạo công nhân kỹ thuật
3.3.3 Đánh giá đào tạo hợp lý
Công ty cần thành lập một hội đồng đánh giá chất lượng công nhân sau khi
đào tạo. Hội đồng cần có kiến thức nhất định về ngành nghề trong công ty
để xác đánh giá chính xác về chất lượng của công nhân được đào tạo
Công ty cần đưa ra các tiêu chí đánh giá về chất lượng sau đào tạo. Cần so
sánh kết quả sau đào tạo công ty nhận được đối với chi phí đào tạo mà công
ty đã đưa ra
Đưa ra các chỉ tiêu đánh giá về số lượng người tham gia đào tạo, mức xếp
loại, cơ cấu ngành nghề được đào tạo, cần so sánh về hiệu quả đào tạo giữa
các ngành nghề. Từ đó xem xét tính hợp lý trong đào tạo
So sánh kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra, tìm ra những ưu điểm, hạn
chế, nguyên nhân và biện pháp khắc phục để rút kinh nghiệm cho chương
trình đào tạo lần sau
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
Lựa chọn người đánh giá có năng lực, có kiến thức nhân sự và chuyên môn
tốt để đánh giá kết quả đào tạo
Sau mỗi khóa đào tạo công ty có thể phỏng vấn hay điều tra theo phiếu
điều tra để tổng hợp ý kiến từ công nhân kỹ thuật sau khi tham gia khóa đào
tạo
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Danh mục bảng biểu
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
Lời mở đầu
Nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với nó là sự phát triển không ngừng của
khoa học kĩ thuật với máy móc ngày một hiện đại hơn. Mỗi doanh nghiệp cần
luôn đổi mới cũng như hoàn thiện mình để có thể đứng vững. Công tác đào tạo
nguồn nhân lực đã và đang trở thành quan trọng hàng đầu để các doanh nghiệp
thực hiện được sự đổi mới và khẳng định sự phát triển của mình. Quan trọng hơn
nữa là sự phát triển của đội ngũ kỹ thuật sao cho sản phẩm của doanh nghiệp đáp
ứng được nhu cầu luôn luôn biến đổi của thị trường. Chính vì vậy công ty TNHH
Sông Giang bước đầu đã và đang hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật
cho công ty mình để công ty có một đội ngũ công nhân kỹ thuật luôn nắm bắt kịp
khoa học công nghệ, đồng thời giúp họ gắn bó với công ty hơn và làm việc ngày
càng có hiệu quả hơn. Tuy nhiên trong công tác đào tạo công nhân kỹ thuật ty
cũng còn một số những tồn tại cần khắc phục. Do vậy em chọn đề tài: “đánh giá
thực trạng công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH Sông Giang”
- Mục đích nghiên cứu:Xem xét thực trạng trong công tác đào tạo công nhân kỹ
thuật tại công ty TNHH Sông Giang, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công
tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH Sông Giang, đánh giá ưu
nhược điểm của công tác đào tạo công nhân kỹ thuật của công ty TNHH Sông
Giang, đề xuất biện pháp để hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại
công ty TNHH Sôn Giang
- Phương pháp nghiên cứu :Thu thập, phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu từ
giáo trình, bài báo, trang web và tài liệu từ công ty TNHH Sông Giang để
đánh giá thực trạng đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH Sông Giang
- Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH
Sông Giang
+ Thời gian: 2007-2009
- Đối tượng: Công nhân kỹ thuật toàn công ty TNHH Sông Giang
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
Nội dung nghiên cứu gồm
Chương 1: Những lý luận cơ bản về công tác đào tạo công nhân kỹ
thuật trong doanh nghiệp
Chương 2: Đánh giá thực trạng của việc đào tạo công nhân kỹ thuật
của công ty TNHH Sông Giang
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động đào tạo công
nhân kỹ thuật cho công ty TNHH Sông Giang
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
Chương 1:Những lý luận cơ bản về công tác đào tạo công nhân
kỹ thuật trong doanh nghiệp
1.1 Các khái niệm
- Công nhân kỹ thuật: Là người được đào tạo và được cấp bằng (đối với
những người tốt nghiệp chương trình đào tạo từ 1-3 năm) hay chứng chỉ
(đối với những người tốt nghiệp chương trình dạy nghề dưới 1 năm) của
bậc giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục có năng lực thực hành
thực hiện các công việc phức tạp do sản xuất yêu cầu. (theo giaó trình
nguồn nhân lực)
Trong các doanh nghiệp công nhân kỹ thuật là những người được trang bị
một số kiến thức nhất định để có thể thực hiện những yêu cầu công việc của
một nghề nhất định. Là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, trực
tiếp tạo ra sản phẩm, tạo ra giá trị sản xuất cho doanh nghiệp. Họ là những lao
động kỹ thuật được chia thành các cấp trình độ:
+ Lao động kỹ thuật lành nghề: Là những người được đào tạo thời gian
từ 1-3 năm. Được trang bị kiến thức và kỹ năng nghề diện rộng hoặc
chuyên sâu
+ Lao động kỹ thuật cao: Là những người có trình độ kỹ thuật tương đối
cao, họ rất hiểu về nghề và có khả năng thực hiện công việc một các
tốt nhất
+ Lao động bán lành nghề: Là những người được đào tạo với thời gian
<1 năm, họ chỉ được trang bị một số kiếm thức cơ bản và kỹ năng của
một nghề nào đó. Do thời gian đào tạo ngắn nên kiến thức diện rộng và
chuyên sâu còn hạn chế
- Đào tạo:(đào tạo kỹ năng) được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp
cho người lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ
của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững
hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình
độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu
quả hơn
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
Đào tạo là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng , khả năng thuộc một nghề
, một chuyên môn nhất định để người lao động thực hiện có hiệu quả chức năng
và nhiệm vụ của mình
- Đào tạo công nhân kỹ thuật:
Theo sách “Quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp” của TS. Hà Văn
Hội” viết: Đào tạo năng lực kỹ thuật cho người công nhân là quá trình
giảng dạy và nâng cao cho người công nhân những kỹ năng cơ bản cần
thiết để thực hiện công việc. Đào tạo nâng cao năng lực kỹ thuật bao gồm
các vấn đề liên quan đến yêu cầu về mặt kỹ thuật như: đứng máy, cách
vận hành máy, sử dụng máy một cách có hiệu quả
Tại các doanh nghiệp đào tạo công nhân kỹ thuật gồm có: đào tạo mới và
đào tạo lại
+ Đào tạo mới đối với các công nhân chưa qua quá trình học nghề
nào đó mà doanh nghiệp đang cần họ đảm nhiệm. Doanh nghiệp
cần trang bị cho họ các kiến thức sơ cấp và chuyên sâu
+ Đào tạo lại đối với những công nhân đã đang làm nghề đó, nhưng
cần củng cố để đạt hiệu quả tốt hơn
1.2 Mục tiêu, vai trò của việc đào tạo công nhân kỹ thuật trong các doanh
nghiệp
1.2.1 Mục tiêu của việc đào tạo công nhân kỹ thuật
Đối với các doanh nghiệp bất kỳ một hoạt động nào mục tiêu các doanh
nghiệp cần đạt được đó là tăng năng suất lao động và mục tiêu cuối cùng cần đạt
đến là lợi nhuận. Mục tiêu của hoạt động đào tạo công nhân kỹ thuật trong các
doanh nghiệp là sử dụng tối đa nguồn công nhân kỹ thuật hiện có sao cho có hiệu
quả nhất đối với doanh nghiệp. Đào tạo công nhân kỹ thuật nhằm trang bị cho họ
những kiến thức, kỹ năng trong lao động sản xuất để giúp doanh nghiệp ngày
càng phát triển vũng mạnh. Hoạt động đào tạo giúp công nhân kỹ thuật hiểu rõ
hơn về công việc và nắm vững nghề nghiệp của mình và thực hiện các nhiệm vụ
của mình một cách tốt hơn, nâng cao khả năng thích ứng với nghề nghiệp hiện tại
cũng như tương lai
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
1.2.2 Vai trò của việc đào tạo công nhân kỹ thuật trong các doanh
nghiệp
+ Đối với doanh nghiệp:
• Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc
• Nâng cao chất lượng thực hiện công việc
• Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo có khả năng
tự giám sát
• Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức
• Duy trì và nâng cao chất lượng CNKT trong doanh nghiệp
• Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý
• Tạo ra được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
+ Đối với CNKT
• Tạo được sự gắn bó với doanh nhiệp
• Tạo ra tính chuyên nghiệp
• Tạo ra sự thích ứng với công việc hiện tại và tương lai
• Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng hoàn thiện bản thân
• Biết cách ứng dụng KHKT tiến bộ
• Tạo ra tư duy, cách nhìn mới trong các hoạt động lao động
• Chủ động, sáng tạo hơn trong công việc
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo CNKT trong các doanh nghiệp
1.3.1. Môi trường bên trong doanh nghiệp
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh - liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào một
doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể. Nó liên
quan đến các quyến định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu
khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được
các cơ hội mới v.v Chiến lược tác nghiệp - liên quan tới việc từng bộ phận trong
doanh nghiệp sẽ được tổ chức như thế nào để thực hiện được phương hướng
chiến lược ở cấp độ công ty và từng bộ phận trong doanh nghiệp. Bởi vậy, doanh
nghiệp cần phân tích, lựa chọn chiến lượng sao cho phù hợp nhất với doanh
nghiệp mình. Từ đó đề ra các chiến lược tác nghiệp tập trung vào vấn đề nguồn
lực và xử lý con người. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực sẽ được triển khai như
thế nào chi phối rất lớn đến đào tạo công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp
- Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
Là yếu tố quan trọng tới hình thành cơ cấu nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp. Nếu một doanh nghiệp thiên về kinh doanh thì sẽ có cơ cấu nguồn nhân
lực khác với một doanh nghiệp thiên về sản xuất các sản phẩm. Trong các doanh
nghiệp sản xuất thì đội ngũ công nhân trực tiếp chiếm phần đông trong nguồn
nhân lực. Xu hướng ngày nay đang chuyển dần sang đại đa số là công nhân kỹ
thuật.Từ đó vấn đề đào tạo công nhân kỹ thuật ở doanh nghiệp thiên về sản xuất
sẽ được chú trọng hơn. Và sự đa dạng trong ngành nghề sản xuất của doanh
nghiệp cũng ảnh hưởng đến vấn đề đào tạo công nhân trong doanh nghiệp.
- Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Được biểu hiện bằng các chỉ tiêu như: Tổng doanh thu bán hàng, doanh
thu từ hoạt động tài chính… doanh thu và lợi nhuận. Các chỉ tiêu đó nói lên
kết quả sản xuất của doanh nghiệp đồng thời cho biết doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả ra sao. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác hóa
nguồn nhân lực trong công ty và ảnh hưởng trực tiếp đến đào tạo công nhân
kỹ thuật. Khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nó cũng đảm
bảo cho lợi ích của công nhân tăng theo như: tăng tiền lương, thưởng, phụ
cấp… đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ đòi hỏi trách nhiệm, trình độ và kỹ
năng làm việc của công nhân cũng phải tăng lên. Từ đó doanh nghiệp sẽ xem
xét việc đào tạo cho họ nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của họ. Bên cạnh đó
chi phí đào tạo luôn được tính toán sẽ tương quan với tổng quỹ lương theo tỷ
lệ nhất định còn tiền lương cá nhân chính là thước đo để xem xét quyết định
cho việc đào tạo cho người công nhân.
- Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất dành cho công tác đào tạo
Nguồn kinh phí có thể nói là yếu tố đầu tiên để thực hiện quá trình đào tạo
công nhân kỹ thuật. Doanh nghiệp cần xác định chi phí là bao nhiêu cho các hoạt
động đào tạo. Và chi phí đó được cấp phát cho mỗi công nhân ra sao, chi phí cho
các hoạt động đào tạo sẽ được tính toán như thế nào.
Cơ sở vật chất cho công tác đào tạo công nhân ảnh hưởng trực tiếp tới kết
quả đào tạo của công nhân. Cơ sở vật chất tốt, đầy đủ, tiên tiến hiện đại sẽ giúp
công nhân kỹ thuật nắm bắt kỹ năng và kiến thức tốt hơn
- Đặc điểm về quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
+ Kế hoạch hóa nguồn nhân lực: Đánh giá, xác định nhu cầu về nguồn
nhân lực để đáp ứng mục tiêu công việc của tổ chức và xây dựng các kế
hoạch lao động để đáp ứng được các nhu cầu đó
Kế hoạch hóa nguồn nhân lực giữ vai trò trung tâm trong các chiến lược
nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Giúp các doanh nghiệp quyết định việc cần số
lượng về nhân lực nói chung và công nhân kỹ thuật nói riêng.
Công nhân kỹ thuật của một doanh nghiệp ngày càng được nhận biết đã và
đang trở thành lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp
Kế hoạch hóa nguồn nhân lực là cơ sở cho các hoạt động biên chế cho các
hoạt động tuyển dụng tuyển mộ và đào tạo công nhân kỹ thuật
+ Quá trình tuyển mộ tuyển dụng: Là quá trình đầu tiên thiết lập mối quan
hệ giữa người lao động và doanh nghiệp. Qua quá trình này doanh nghiệp
sẽ sàng lọc, lựa chọn các ứng viên phù hợp nhất với doanh nghiệp mình.
Quá trình này quyết định doanh nghiệp có tuyển đúng người đúng việc
hay không. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc đào tạo mới các công nhân kỹ
thuật nếu như doanh nghiệp không tuyển đúng người
+ Bố trí nhân lực: Đối với việc thay đổi vị trí làm việc hay bố trí công
nhân kỹ thuật làm công việc mới mà họ chưa được đao tạo thì việc đào tạo
công nhân kỹ thuật là yếu tố tất nhiên
+ Tạo động lực: là yếu tố tác động trực tiếp đến thái độ trong lao động của
người công nhân trong doanh nghiệp trong đó có cả hoạt động đào tạo.
Nếu yếu tố tạo động lực tốt sẽ giúp người công nhân có tinh thần học tập
tốt, tiếp thu các kiến thức tốt hơn trong quá trình đào tạo, và ngược lại
1.3.2. Các yếu tố thuộc về phía người công nhân kỹ thuật
- Trình độ của người lao động: Là yếu tố đầu tiên để có chương trình
đào tạo phù hợp với nhận thức thức của công nhân. Đối với từng cấp
độ học vấn khác nhau doanh nghiệp sẽ bố trí các chương trình đào tạo
lại, đào tạo mới, đào tạo chuyên sâu hay bổ trợ kiến thức, kèm cặp…
Để sao cho công nhân tiếp thu một cách hiệu quả nhất các kiến thức
mà doanh nghiệp cần cung cấp cho họ.
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
- Kỹ năng, kinh nghiệm: Dựa trên quá trình làm việc thực tế của công
nhân được biểu hiện qua kết quả thực hiện công việc. Từ đó doanh
nghiệp sẽ nhận biết được công nhân đó đã hoàn thành tốt công việc
được giao hay chưa. Khi người công nhân chưa hoàn thành tốt công
việc của mình doanh nghiệp cần bồi dưỡng thêm bằng cách đào
tạo cho công nhân
- Ý thức: Khi việc được đào tạo trở thành nhu cầu của mỗi công nhân để
họ tự hoàn thiện mình, thì người công nhân sẽ ý thức được tầm quan
trọng của việc đào tạo đối với họ. Đó sẽ là động lực để người công
nhân phấn đấu, lỗ lực trong hoạt động đào tạo. Nếu như đối với người
công nhân lợi ích của đào tạo là hoàn toàn phục vụ cho doanh nghiệp
thì việc lĩnh ngộ kiến thức đối với họ chỉ là trách nhiệm, như thế thì
kết quả đạt được trong công tác đào tạo đối với công nhân là không
cao.
1.3.3. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài
- Thị trường lao động
Thị trường lao động thể hiện trình độ, chất lượng của lực lượng lao động.
Thị trường lao động cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho các
doanh nghiệp. Hiện thị trường lao động ở nước ta có thể nói là dư thừa về lao
động phổ thông mà lại thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuât cao một cách trầm
trọng. Chất lượng đào tạo vẫn đang là vấn đề lớn đối với các hoạt động đào tạo
cho công nhân kỹ thuật hiện nay. Số lao động có chất lượng cao nhất là đội ngũ
công nhân kỹ thuật còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển về kinh tế.
Do đó, đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật là nhiệm vụ cấp thiết của nhà nước và
các doanh nghiệp.
- Khoa học công nghệ
Khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, các thành tựu khoa học tiên tiến.
Các kỹ thuật mới đã và đang được áp dụng một cách phổ biến, lao động thủ công
dần được thay thế bởi lao động máy móc. Sức lao động của con người được thay
thế bởi sự vận hành của máy móc. Tuy nhiên con người vẫn giữ vai trò chính và
quyết định trong các quá trình sản xuất. Vì chính con người đã tạo ra máy móc và
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
nhờ có sự tác động của con người thì máy móc mới có thể vận hành. Và con
người luôn luôn phải có những kiến thức mới để có thể vận hành máy móc một
cách hiệu quả. Do vậy công nhân kỹ thuật khi được đào tạo sẽ phải tiếp thu
những kiến thức khó hơn. Bên cạnh đó người công nhân cũng ngày càng được
trang bị các trang thiết bị hiện đại để trợ giúp cho quá trình đào tạo giups họ nắm
bắt kiến thức nhanh hơn
- Đối thủ cạnh tranh
Với xu hướng hội nhập quốc tế doanh nghiệp đang đứng trước nhiều thách
thức không những cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh
tranh với các doanh nghiệp ngoài nước. Đó cũng là một đòi hỏi để các doanh
nghiệp đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật cho mình. Để đội ngũ công nhân kỹ
thuật của mình có đủ trình độ năng lực để phát triển doanh nghiệp của mình, để
doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh mới có thể đứng vững, phát triển
1.4 Các phương pháp đào tạo CNKT
1.4.1. Kèm cặp trong sản xuất
- Kèm cặp trong sản xuất: Là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc
trong đó người học (công nhân học nghề) sẽ học được những kỹ năng cần
thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc dưới sự hướng
dẫ của những công nhân lành nghề hơn (người hướng dẫn). kèm cặp có
thể theo nhóm hay cá nhân.
- Kèm cặp trong sản xuất được tiến hành theo trình tự sau:
+ Phân công những công nhân có trình độ lành nghề cao vừa sản xuất vừa
chỉ dẫn người học nghề cả về lý thuyết và thực hành ( nguyên tắc vận hành
an toàn, quy trình và các thao tác cần thiết để sản xuất sản phẩm)
+ Người học nghề nghe, nhìn người hướng dẫn làm việc
+ Giao việc làm thử: Người học nghề làm thử dưới sự kèm cặp và giám sát
của người hướng dẫn.
+ Giao việc hoàn toàn: Khi các kĩ năng thực hiện công việc hay một nghề
của người học nghề tương đối thành thụcngười hướng dẫn không cần trực tiếp
thường xuyên giám sát mà người học nghề tự mình tiến hành công việc đến
khi hoàn thành giai đoạn kèm cặp
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
- Ưu điểm:
+ Có thể đào tạo được nhiều công nhân kỹ thuật trong một thời gian
ngắn
+ Mang lại sự chuyển biến gần như tức thời trong kiến thức và kỹ năng
thực hành
+ Đào tạo trong công việc thường không yêu cầu một không gian hay
những trang thiết bị đặc thù
+ Người học nghề góp phần tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp
+ Tạo điều kiện cho người học được làm việc cùng với những đồng
nghiệp trong tương lai của họ
+ Chi phí thấp do không đòi hỏi phải có cơ sở vật chất như: Xưởng
trường, lớp học, không phải trả lương cho người hướng dẫn (chỉ trả
phụ cấp kèm cặp).
- Nhược điểm
- Học viên học lý thuyết không có hệ thống
- Người dạy không chuyên nên thiếu kinh nghiệm
- Đôi khi người học tiếp thu cả những thao tác, động tác không tiên tiến
của người dạy
1.4.2. Các lớp cạnh doanh nghiệp
- Đối với những nghề tương đối phức tạp, hay các công việc tính đặc thù,
thì việc đào tạo bằng kèm cặp không đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng
và chất lượng. Các doanh nghiệp lớn (tập đoàn, tổng công ty) có thể tự tổ
chức hay kết hợp với các doanh nghiệp khác có tính chất sản xuất tương
đối giống nhau để tổ chức các lớp đào tạo với các phương tiện và thiết bị
giành riêng cho học tập.
- Quá trình đào tạo gồm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn học lý thuyết: Được thực hiện tập chung do các kỹ sư, cán bộ kỹ
thuật của doanh nghiệp có ngành nghề liên quan trực tiếp giảng dạy
+ Giai đoạn thực hành: Được tiến hành ở các xưởng thực tập hay ở các
doanh nghiệp, phân xưởng có ngành nghề liên quan do các kỹ sư hay công
nhân lành nghề hướng dẫn
- Ưu điểm:
Học viên được học lý thuyết tương đối có hệ thống và được trực tiếp tham gia
lao động sản xuất nên tạo điều kiện cho họ nắm vững tay nghề
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
- Nhược điểm:
+ Thời gian đào tạo dài
+ Cần có cơ sở vật chất đào thạo nhất định (phòng học, trang thiết bị)
1.4.3. Các trường dạy nghề
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất trên cơ sở kỹ thuật hiện đại các Bộ, ngành,
địa phương thường tổ chức các trường dạy nghề tập trung quy mô lớn nhằm đào
tạo công nhân kỹ thuật có trình độ lành nghề cao
- Quá trình dạy nghề tại các trường được chia làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn học lý thuyết (bao gồm học cơ bản và học chuyên môn)
Khi học cơ bản: Người học nghề được đào tạo theo diện rộng nhằm trang
bị cho họ những kiến thức kỹ thuật tổng hợp đồng thời hiểu biết những nguyên lý
cơ bản chung nhất để làm việc sau này. Cơ cấu chương trình kỹ thuật cơ bản để
giảng dạy chung cho mọi nghề bao gồm vẽ kỹ thuật, công nghệ kim loại, kỹ thuật
điện, dung sai và đo lường kỹ thuật, kinh tế và tổ chức sản xuất…
Khi học chuyên môn: người học được trang bị những kiến thức và rèn
luyện những kỹ năng, kỹ xảo để nắm vững nghề đã chọn
+ Giai đoạn thực hành
Để gắn chặt lý thuyết với thực hành, các trường dạy nghề luôn có xưởng
thực hành để giúp người học nghề sau mỗi buổi học lý thuyết có thể thực hành
ngay tại xưởng
Hai giai đoạn này kết hợp chặt chẽ với nhau , đan xen nhau trong quá trình
học tập nhờ có xưởng thực hành
- Ưu điểm:
+ Giúp cho người học nghề được học tập một cách có hệ thống từ đơn giản
đến phức tạp, từ lý thuyết đến thực hành
+ Tạo điều kiện tiếp thu kiến thức nhanh chóng và dễ dàng
+ Người học được đào tạo kiến thức tương đối toàn diện nên khi ra trường
có thể chủ động độc lập giải quyết công việc, có khả năng đảm nhận công
việc tương đối phức tạp đòi hỏi trình độ lành nghề cao
- Nhược điểm:
+ Thời gian đào tạo dài
+ Chi phí đào tạo lớn
+ Đòi hỏi phải có cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
1.5 Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo trong doanh nghiệp
- Xác định nhu cầu đào tạo
Trong kế hoạch đào tạo công nhân kỹ thuật phải thể hiện được dự doán về
phát triển khoa học công nghệ, xu hướng phát triển ngành nghề, nhu cầu cá nhân
và của doanh nghiệp, của ngành… đảm bảo sự cân đối giữa nhu cầu và khả năng
đào tạo, giữa yêu cầu về số lượng, chất lượng công nhân kỹ thuật với thời gian
đào tạo, sử dụng và các hình thức đào tạo. Những mặt cân đối đó được phản ánh
trong bảng sau:
Nhu cầu bổ sung
CNKT
Thời gian Các hình thức đào tạo
Nghề
Số
lượng
CNKT
(người
)
Cần bổ
sung
Đào
tạo
Bắt
đầu
đào
tạo
Kèm
cặp
trong
SX
Các
lớp
cạnh
DN
Trường
Chính
quy
Nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật là số công nhân kỹ thuật cần được
đào tạo trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về loại
công nhân đó
- Để xác định nhu cầu đào tạo, cần tiến hành:
+ Phân tích tổ chức
+ Phân tích con người
+ Phân tích nhiệm vụ
• Phân tích tổ chức: cần xem xét sự hợp lý của hoạt động đào tạo trong
mối liên hệ với chiến lược kinh doanh, nguồn lực có sẵn có (thời gian, tài
chính, chuyên gia) của tổ chức, cũng như sự ủng hộ của những người lãnh
đạo đối với hoạt động đào tạo trong tổ chức.
Xác định nhu cầu đào tạo thực hiện qua các bước sau
Bước 1: Xác định số công nhân kỹ thuật cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ
sản xuất. Để xác định số công nhân kỹ thuật cần thiết có thể sử dụng một trong
các phương pháp sau
Phương pháp 1: Tính theo lượng lao động hao phí
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
Phương pháp này căn cứ vào tổng hao phí thời gian lao động cần thiết để
sản xuất từng loại sản phẩm và quỹ thời gian làm việc bình quân của một công
nhân kỳ kế hoạch, hệ số hoàn thành mức lao động năm kế hoạch.
CNKT
ct
=
Trong đó:
CNKT
ct
: là nhu cầu công nhân kỹ thuật cần bổ sung
t
i
: là lượng lao động hao phí để sản xuất ra một sản phẩm loại i
q
i
: Là số lượng sản phẩm loại I kỳ kế hoạch
∑t
i
q
i
: là tổng thời gian hao phí cho lượng sản phẩm dự tính sản xuất ra trong
kỳ kế hoạch
T
n
: Là quỹ thời gian làm việc bình quân của một công nhân kỳ kế hoạch
K
n
: Hệ số vượt mức lao động
Phương pháp này có những ưu điểm là cho kết quả chính xác nhưng tính
toán phức tạp và tốn thời gian. Được áp dụng để xác định nhu cầu công nhân kỹ
thuật cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất cho những công việc, những sản
phẩm được định mức khoa học, thường là những nghề cơ khí, dệt, may…
Phương pháp 2: Dựa vào số lượng máy móc thiết bị, mức phục vụ của một
công nhân kỹ thuật và hệ số ca làm việc của máy móc thiết bị
CNKT
ct
= M×P×K
Trong đó:
CNKT
ct
: Số công nhân kỹ thuật cần thiết kỳ kế hoạch
M: Số lượng máy móc thiết bị
P: Mức phục vụ của 1 công nhân kỹ thuật
K: Số ca làm việc của thiết bị trong một ngày đêm kỳ kế hoach
Phương pháp 3: Phương pháp chỉ số
Theo phương pháp này, nhu cầu công nhân kỹ thuật cần thiết để hoàn
thành nhiệm vụ sản xuất được xác định căn cứ vào số công nhân kỹ thuật
hiện có; chỉ số máy móc thiết bị; chỉ số ca làm việc và chỉ số năng suất lao
động kỳ kế hoạch.
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
CNKT
ct
=
Trong đó:
CNKT
ct
: Số công nhân kỹ thuật cần thiêts của một nghề nào đó năm kế hoạch
S
hc
: Số CNKT hiện có của nghề đó được xác định theo số liệu báo cáo thống
kê của doanh nghiệp
I
m
: Chỉ số máy móc thiết bị năm kế hoạch
I
k
: Chỉ số ca làm việc của thiết bị năm kế hoạch
I
w
: Chỉ số năng suất lao động của công nhân kỹ thuật năm kế hoạch
Bước 2: Xác định nhu cầu bổ sung công nhân kỹ thuật để hoàn thành nhiệm
vụ sản xuất. Có 2 loại bổ sung
- Bổ sung do thay đổi nhiệm vụ sản xuất
NC
bssx
= CNKT
ct
– CNKT
hc
Trong đó:
NC
bssx
: Nhu cầu bổ sung công nhân kỹ thuật của một nghề nào đó
CNKT
ct
: Số công nhân kỹ thuật cần thiết của một nghề để hoàn thành nhiệm
vụ sản xuất
CNKT
hc
: Công nhân kĩ thuật hiện có
- Bổ sung công nhân kỹ thuật để thay thế: nhu cầu bổ sung công nhân kỹ
thuật để thay thế vì nhiều lý do khác nhau như: về hưu, mất sức lao động,
thuyên chuyển…
Bước 3: Tính toán nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật
NC
đt
= NCbssx + NC
bstt
– Số người bổ sung không cần đào tạo
NC
bstt
: Nhu cầu công nhân kỹ thuật bổ sung thay thế
• Phân tích cá nhân người lao động: Phân tích con người là việc xem xét
liệu có phải những yếu kém của kết quả thực hiện công việc là do thiếu
hụt những kỹ năng, kiến thức và khả năng của người lao động hay là do
những vấn đề liên quan đến động lực làm việc của người lao động, thiết kế
công việc không hợp lý… Ai là đối tượng được đào tạo, sự sẵn sàng của
người lao động đối với công tác đào tạo
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
[Shc x Im x Ik]
Iw
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
Đào tạo, bồi dưỡng là nhu cầu tất yếu và xuyên trong hệ thống nhu cầu
của người lao động. Người lao động luôn có nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng để họ
nâng cao được trình độ, năng lực của bản thân
• Phân tích nhiệm vụ và công việc:
+ Phân tích nhiệm vụ bao gồm việc xác định các nhiệm vụ quan trọng và
kiến thức kỹ năng, hành vi cần được chú trọng để đào tạo cho
người lao động nhằm giúp họ hoàn thành công việc tốt
+ Phân tích công việc và đánh giá tình hình thực hiện công việc. Để hoàn
thành được công việc và nâng cao năng suất lao động với hiệu quả cao
thì tổ chức phải thường xuyên xem xét, phân tích kết quả thực hiện
công việc thực hiện công việc hiện tại của người lao động. Để tìm ra
những yếu kém, những thiếu hụt về khả năng thực hiện công việc của
người lao động so với yêu cầu công việc đang đảm nhận, với mục tiêu
dự kiến đã định trước để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt về
kiến thức, kỹ năng của người lao đông so với yêu cầu của công việc, đó
là cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo
- Xác định mục tiêu đào tạo: là xác định kết quả cần đạt được của chương
trình đào tạo. Bao gồm:
+ Xác định những kỹ năng cụ thể sẽ cung cấp cho công nhân trong quá
trình đào tạo. Để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, giúp phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Xác định thời gian sẽ tiến hành cho đào tạo: Đối với hoạt động đào tạo
mới sẽ là bao nhiêu thời gian và đào tạo lại sẽ là bao lâu
+ Xác định kết quả sau đào tạo đối với công nhân góp phần tạo ra hiệu
quả công việc chung của toàn doanh nghiệp ở mức độ nào
- Lựa chọn đối tượng đào tạo
Dựa trên nhu cầu của công ty và nhu cầu của công nhân viên chọn ra đối
tượng phù hợp: phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ, khả năng của công nhân
viên tránh lãng phí thời gian và tiền bạc
- Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo
Với từng đối tượng công nhân kỹ thuật khác nhau lựa chọn các phương
pháp khác nhau như: Đối với công nhân kỹ thuật hàn, cơ khí có thể áp dụng
phương pháp dạy tại chỗ hay đào tạo nghề
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
- Thực hiện chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo là hệ thống các môn học và bài học được dạy, cho
thấy những kiến thức nào, kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu. Trên
cơ sở đó lựa chọn phương pháp đào tạo hợp lý
- Đánh giá hiệu quả đào tạo
Sau khi thực hiện chương trình đào tạo CNKT doanh nghiệp phải tiến hành
đánh giá hiệu quả của chương trình. Đánh giá được chuyên môn nghiệp vụ, trình
độ của CNKT sau khi đào tạo
Chương trình đào tạo được đánh giá trên nhiêu tiêu chí như: mục tiêu đào
tạo có đạt được hay không? Những điểm yếu và điểm mạnh của chương trình đào
tạo và đặc tính hiệu quả kinh tế của việc đào tạo thông qua đánh giá chi phí và
kết quả của chương trình đào tạo
Đánh giá thông qua những kiến thức kỹ năng mà công nhân học được
như: nhận thức, sự thay đổi thái độ trong lao động, khả năng vận dụng các kiến
thức đã lĩnh hội từ chương trình đào tạo… Đo lường kết quả thông qua quan sát,
kiểm tra lý thuyết và thi tay nghề để kiểm tra kết quả sau đào tạo. Thông qua
bảng hỏi, phỏng vấn để xác định mức độ phù hợp của chương trình đào tạo đối
với người được đào tạo…
1.6 Vai trò của công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp
Công nhân kỹ thuật là những người làm chủ máy móc, làm chủ quá trình
sản xuất,chính vì thế giá trị của sản phẩm cũng được quyết định bởi tay nghề của
họ. Nếu không có công nhân vận hành máy móc quá trình sản xuất sẽ trở lên
ngưng đọng
Đội ngũ công nhân kỹ thuật là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm, điều
đó có nghĩa họ là những người tạo ra tổng giá trị sản xuất cho doanh nghiệp,
đóng góp rất lớn vào quá trình tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Do đó họ là một lực lượng cơ bản tạo nên sự phát triển trong tổ chức
Chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật cũng là thước đo để đánh giá chất
lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp nâng cao khả
năng cạnh tranh trong ngành cũng như ngoài ngành
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
Nguồn nhân lực tạo nên nét văn hóa riêng cho mỗi doanh nghiệp. Những
người công nhân kỹ thuật cũng góp phần củng cố văn hóa tổ chức. Sự nhất quán
của các công nhân càng cao thì văn hóa tổ chức càng mạnh, góp phần hướng họ
vào công việc chung của doanh nghiệp hơn. Kết quả cuối cùng góp phần hiệu
quả hơn trong sản xuất và kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.7 Sự cần thiết của hoạt động đào tạo CNKT trong công ty TNHH Sông Giang
Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc
tế do đó đặt ra nhiều thách thức trong các doanh nghiệp. Một trong những yếu tố
quan trọng đến sự phát triển cũng như thế mạnh về cạnh tranh của Sông Giang là
sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân kỹ thuật bởi vì chức năng chính của Sông
Giang là sản xuất ra các sản phẩm. Sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật với những
máy móc thiết bị tương đối hiện đại đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ mới
có thể sử dụng được. Chính vì để đáp ứng yêu cầu về trình độ kỹ thuật đối với
CNKT công ty TNHH Sông Giang đã thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ cho các công nhân kỹ thuật để phù hợp với công việc. Bên cạnh đó việc đào
tạo công nhân kỹ thuật giúp họ có thể đưa ra những kiến nghị về cải tiến kỹ thuật
nhằm phù hợp hơn với đặc điểm tâm lý của con người trong quá trình sử dụng.
Đồng thời qua đào tạo giúp nâng cao trình độ học vấn chuyên môn thì qua đó các
tiềm năng của công nhân được khai thác giúp nâng cao tốc độ phát triển sản xuất,
kinh doanh cho Sông Giang.
Khi nói đến bất kỳ một công ty nào điều đầu tiên ta nhắc đến đó chính là
nguồn nhân lực tạo nên tổ chức công ty. Vai trò của nguồn nhân lực trong công
ty là rất lớn, nhìn vào đội ngũ lao động ta có thể biết được công ty đó hoạt động
và phát triển như thế nào. Người công nhân trong công ty trực tiếp tạo ra sản
phẩm trong công ty và từ đó tạo lên doanh thu, lợi nhuận …giúp công ty phát
triển. Và ở Sông Giang công nhân kỹ thuật chiếm tới >70% công nhân viên trong
công ty. Có thể nói công nhân kỹ thuật là lực lượng có ảnh hưởng lớn nhất đến
việc tạo ra sản phẩm trong công ty, góp phần tạo nên thành công của Sông Giang
hiện nay. Sông Giang đã và đang cố gắng hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ
công nhân kỹ thuật để góp phần nâng cao chất lượng công nhân kỹ thuật và cũng
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
là nâng cao vốn nhân lực cho công ty để công ty có đủ sức cạnh tranh, khẳng
định vị thế cho mình
Chương 2: Đánh giá thực trạng việc đào tạo công nhân kỹ thuật tại
công ty TNHH Sông Giang
2.1 Khái quát về công ty TNHH Sông Giang
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Sông Giang được thành lập vào tháng 1 năm 2000. Trải
qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không dài nhng Công ty cũng đã
khẳng định, đứng vững trên thị trờng với sản phẩm làm ra cung cấp trên toàn
quốc và được sự chấp nhận của khách hàng với uy tín rất cao.
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
Công ty TNHH Sông Giang sản xuất kinh doanh theo phương pháp hạch
toán độc lập và có tư cách pháp nhân đầy đủ. Là công ty chuyên cung cấp thiết
bị, gia công kết cấu thép, thi công nhiều nhà máy sản xuất gạch đất sét nung trên
phạm vi toàn quốc. Đặc biệt công ty chuyên sản xuất dây chuyền sản xuất,
chuyển giao công nghệ mới trong ngành nguyên liệu đất sét nung, chuyển giao
công nghệ cho các nhà máy gạch tuylen và sản xuất các loại gạch tuynel để cung
cấp cho thị trường vật liệu xây dựng. Từ khi thành lập đến nay công ty đã thi
công được nhiều nhà máy sản xuất gạch thay thế cho các lò gạch thủ công cũ góp
phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hình thức sở hữu:
Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Cơ quan chủ quản:
- Tên công ty: Công ty TNHH Sông Giang.
- Trụ sở chính: Hải Giang _ Hải Hậu _ Nam Định.
- Mã số thuế: 0600343506
- Điện thoại : 03503.212.637
- SĐKKD: 0702000836 – Do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Nam Định cấp
ngày 03/08/2000
- Số TK: 48010000081970 tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn _ Chi nhánh huyện Hải Hậu.
Vốn
Tổng số vốn ban đầu của công ty là 15.000.000.000 đồng trong đó:
 Số vốn lưu động là: 9.300.000.000.000 đồng chiếm 62% tổng số vốn
 Số vốn cố định là: 5.700.000.000 đồng chiếm 38% tổng số vốn
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
PHÒNG
TC-HC
PHÒNG
Y TẾ
BAN
BẢO VỆ
PHÒNG
TC-KT
ĐỘI SX1 ĐỘI SX3ĐỘI SX2
PHÒNG
KT-HT
PHÒNG
VT-CG
PHÒNG
KT-CN-AT
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
I.
Chức năng từng bộ phận
• Giám đốc: Là người có quyền điều hành cao nhất của công ty, chịu
trách nhiệm giám sát và quản lý tất cả các hoạt động sản xuất kinh
doanh. Trực tiếp ký kết hợp đồng kinh tế, giao nhận thầu và thanh lý
bàn giao các công trình hoàn toàn cho bên A
• Phó giám đốc: Là người trợ giúp cho giám đốc trong công việc quản lý
công ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về những mặt được phân
công, đồng thời còn thay giám đốc giải quyết một số việc trong phạm
vi cho phép.
• Kế toán trưởng: Là người phụ trách công tác tài chính kế toán trong
toàn công ty. Giúp giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo công tác tài
chính, hoạch toán kế toán, sắp xếp tổ chức bộ máy kế toán trong toàn
công ty. Tổ chức chỉ đạo lập kế hoạch tổng hợp tổng hợp tài chính tín
dụng, tiền mặt của công ty hàng tháng, quý, năm, và tổ chức giao cho
các đơn vị liên quan.
• Phòng kinh tế kế hoạch: Thực hiện các công tác như công tác kinh tế,
công tác đầu đấu thầu mua sắm thiết bị, máy móc, công tác hợp đồng
kinh tế, quản lý công tác kế hoạch, quản lý công tác đầu tư
• Phòng vật tư cơ giới: Quản lý về mọi mặt các trang thiết bị của công ty
bằng các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật. Và đảm bảo cung ứng kịp thời
nhu cầu vật tư, phụ tùng thiết yếu nhằm đáp ứng công tác sản xuất,
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
Chuyên đề tốt nghiệp
Quản trị nhân lực - K10
phục vụ sản xuất, công tác sản xuất, công tác phục hồi sửa chữa trên
cơ sở kế hoạch của công ty.
• Phòng kỹ thuật công nghệ an toàn: Là phòng có chức năng giúp giám
đốc công ty trong các lĩnh vực: quản lý kỹ thuật chất lượng; quản lý
tiến độ thi công các công trình, hợp đồng ; ứng dụng công nghệ mới,
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
• Phòng tổ chức hành chính: Là bộ phận chịu sự giám sát từ giám đốc
công ty. Có chức năng nhiệm vụ giúp giám đốc tổ chức bộ máy điều
hành và quản lý. Đáp ứng nhu cầu sản xuất về công tác tổ chức cán bộ
lao động, đồng thời giúp giám đốc nắm được khả năng trình độ kỹ
thuật của công nhân viên. Đề ra chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ
công nhân viên lành nghề phục vụ kịp thời cho hoạt động của doanh
nghiệp.
• Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm huy động các nguồn vốn và
điều hòa phân phối cho các đội (từng công trình) dựa trên cơ sở tiến độ
thi công, thường xuyên kiểm tra giám sát về mặt tài chính đối với các
đội trực thuộc công ty. Hạng mục công trình hoàn thành với bên A.
Đảm bảo chi lương cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty và
kiểm tra chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý, hợp lệ.
• Phòng y tế: Có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, phòng
chống dịch bênh cho toàn công ty
Ban bảo vệ: Chịu trách nhiệm bảo vệ nội bộ công ty, đảm bảo an ninh kiểm
tra giấy tờ khi có người lạ vào công ty, trông coi các phương tiện
Trần Thị Thảo
MSSV: LT100513
 

dieuthao35

New Member
Re: [Free] Đánh giá thực trạng công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty TNHH Sông Giang

ad ơi up cho mình bài này với, tks ad :)
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top