hoahongty_89

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật hình sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề chung về tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam. Tìm hiểu về khái niệm, ý nghĩa của việc quy định tội phản bội Tổ quốc trong pháp luật hình sự, đồng thời phân tích các quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội phạm này. Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội phản bội Tổ quốc và làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng, nêu lên những vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử, đòi hỏi khoa học hình sự phải nghiên cứu giải quyết. Đề xuất các giải pháp: giải pháp phòng ngừa; chủ động và kịp thời phát hiện, đấu tranh chống tội phản bội Tổ quốc; nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội phản bội Tổ quốc; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc gia, an ninh đất nước nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội phản bội Tổ quốc
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
6
1.1. Khái niệm tội phản bội Tổ quốc và ý nghĩa của việc ghi nhận
tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam
6
1.1.1. Khái niệm tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam 6
1.1.2. Ý nghĩa của việc ghi nhận tội phản bội Tổ quốc trong luật
hình sự Việt Nam
10
1.2. Khái lược lịch sử hình thành và phát triển những quy định về
tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam
12
1.2.1. Các qui phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội phản bội Tổ
quốc trong thời kỳ phong kiến đến trước thời kỳ Pháp thuộc
12
1.2.2. Các qui phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội phản bội Tổ
quốc trong thời kỳ Pháp thuộc
16
1.2.3. Các qui phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội phản bội Tổ
quốc từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến trước khi ban
hành Bộ luật Hình sự năm 1985 được ban hành
18
1.2.4. Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội phản bội
Tổ quốc từ khi Bộ luật Hình sự năm 1985 được ban hành cho
đến nay
25
1.3. Những quy định về tội phản bội Tổ quốc trong pháp luật hình
sự ở một số nước trên thế giới
28
1.3.1. Vương quốc Thụy Điển 29
1.3.2. Liên bang Nga 31
1.3.3. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 33

1.3.4. Nhật Bản 36
Chương 2: TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC TRONG LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
39
2.1. Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phản bội Tổ quốc
trong pháp luật hình sự Việt Nam
39
2.1.1. Khách thể của tội phản bội Tổ quốc 40
2.1.2. Mặt khách quan của tội phạm 42
2.1.3. Chủ thể của tội phản bội Tổ quốc 45
2.1.4. Mặt chủ quan của tội phản bội Tổ quốc 48
2.2. Hình phạt đối với tội phản bội Tổ quốc 49
2.3. Thực tiễn xét xử tội phản bội Tổ quốc ở Việt Nam từ năm
1975 đến nay
58
Chương 3 : HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC
ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC
74
3.1. Những yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp
luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc trong thời kỳ hiện nay
74
3.2. Hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội phản
bội Tổ quốc
75
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam về tội phản bội Tổ quốc
80
3.3.1. Giải pháp phòng ngừa 80
3.3.2. Giải pháp chủ động và kịp thời phát hiện, đấu tranh chống tội
phản bội Tổ quốc
83
3.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối
với tội phản bội Tổ quốc
86
3.3.4. Giải pháp tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh
quốc gia, an ninh đất nước
88

1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới trong 20 năm qua đã đạt được những thành tựu to
lớn và có ý nghĩa lịch sử, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước
là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đảng, Nhà nước ta
luôn giữ vững bản chất cách mạng và khoa học, trung thành với giai cấp, dân
tộc, kiên định, vững vàng trước mọi thách thức, sáng suốt lãnh đạo đưa sự
nghiệp cách mạng của dân tộc ta tiến lên. Hiện nay, trong điều kiện phát triển
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế
quốc tế, Đảng và Nhà nước ta vẫn quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, mở rộng và phát huy dân chủ trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội.
Để thực hiện mục tiêu trên, cần có sự thống nhất của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân cùng đồng lòng, nhất trí thực hiện mục tiêu mà Đảng, Nhà
nước đề ra. Những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới, âm mưu
của các thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực chính trị tư tưởng đã tác động
không nhỏ đến công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Các thế lực thù địch vẫn tìm
mọi cách thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" nhằm lật đổ chế độ xã hội
chủ nghĩa ở nước ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề cập
đến vấn đề xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
nhấn mạnh sự cần thiết của việc "tăng cường an ninh, mở rộng quan hệ đối
ngoại, chủ động hội nhập". Vì vậy, cần nắm vững đường lối, chính sách đối
nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước để xử lý các vấn đề liên quan đến an
ninh quốc gia. Trong số các tội xâm phạm an ninh quốc gia, chúng ta không
thể không đề cập tội phản bội Tổ quốc, vì đây là loại tội phạm đặc biệt nguy
hiểm đã được pháp luật hình sự Việt Nam quy định từ những ngày đầu Cách
mạng tháng Tám thành công. Từ năm 1945 đến nay, tình hình tội phản bội Tổ
quốc diễn biến phức tạp, nhưng xu hướng chung là giảm dần. Thực tiễn xét
xử tội phản bội Tổ quốc đã đặt ra không ít vướng mắc đòi hỏi khoa học luật
hình sự cần nghiên cứu giải quyết như khái niệm Tổ quốc, khái niệm tội
phản bội Tổ quốc, hình phạt được áp dụng đối với loại tội phạm này... Tuy
nhiên, dưới góc độ lý luận, xung quanh những vấn đề trên còn nhiều ý kiến
khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Tội phản bội Tổ quốc trong luật
hình sự Việt Nam" là vấn đề mang tính cấp thiết, không những về mặt lý luận
mà còn là đòi hỏi thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng
ngừa, đấu tranh loại tội phạm này hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tội phản bội Tổ quốc là loại tội phạm có tính chất đặc biệt nguy hiểm
và phức tạp trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, được một số nhà luật
học đề cập trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập II, của Trường Đại
học Luật Hà Nội (Nxb Công an nhân dân, 1998), Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam (phần các tội phạm) của Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội
(Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự của
Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp (Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1987 (tái bản 1997).
Bên cạnh đó, PGS.TS Kiều Đình Thụ cũng đã có bài viết: "Các tội
xâm phạm an ninh quốc gia, lịch sử, thực trạng và phương hướng hoàn
thiện", trong đó có đề cập tội phản bội Tổ quốc (Tạp chí Thông tin khoa học
pháp lý của Bộ Tư pháp), TSKH.PGS Lê Cảm chủ biên cuốn sách: "Bảo vệ
an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật
hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền", (Nxb Tư pháp, Hà
Nội, 2007), trong đó có đề cập tội phản bội Tổ quốc.
Sau khi Bộ luật Hình sự năm 1999 được ban hành, tội phản bội Tổ
quốc tiếp tục được đề cập trong Giáo trình Luật hình sự, của Trường Đại học
Luật Hà Nội (Nxb Công an nhân dân năm 2000), Giáo trình Luật hình sự
(phần các tội phạm), của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, 2002), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (phần các tội
phạm), của Nguyễn Mai Bộ, Phùng Thế Vắc, Nguyễn Đức Mai, LS.ThS Phạm
Thanh Bình, ThS. Nguyễn Sĩ Đại,... (Nxb Công an nhân dân, 2001).
Tuy nhiên, trong các công trình trên, các nhà luật học chỉ đề cập một
cách khái quát về tội phản bội Tổ quốc dưới góc độ luật hình sự hay tội
phạm học, chưa có công trình nào nghiên cứu về tội phản bội Tổ quốc một
cách toàn diện và có hệ thống.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội phản bội Tổ
quốc, tác giả đề xuất những giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp
luật hình sự về tội phản bội Tổ quốc và kiến nghị những giải pháp nâng cao
hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật về tội phạm này.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đặt ra, tác giả đặt ra cho mình những nhiệm vụ
phải giải quyết sau đây:
- Phân tích, làm rõ lịch sự hình thành và phát triển những quy định về
tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam.
- Làm sáng tỏ khái niệm, ý nghĩa của việc quy định tội phản bội Tổ
quốc trong pháp luật hình sự; phân tích các quy định của pháp luật hình sự
một số nước trên thế giới về tội phạm này.
- Phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về
tội phản bội Tổ quốc; làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng loại tội phạm này, nêu lên
những vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử, đòi hỏi khoa học luật hình sự
phải nghiên cứu giải quyết.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

dinhtrong118

New Member
Re: Tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40

cho mình hỏi với ad ơi, tại sao mình không dowload được tài liệu Tội phản bội Tổ quốc trong luật hình sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40?
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top