Ma_nu

New Member

Download miễn phí Đề tài Những tác động tích cực cũng như tiêu cực của toàn cầu hoá lên tập đoàn Daewoo được làm rõ bài viết này





LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I:TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN DAEWOO 3

1.1 Toàn cầu hoá là gì? 3

1.2 Lịch sử Daewoo 4

1.3 Toàn cầu hoá tác động lên quá trình kinh doanh quốc tế của Daewoo 6

CHƯƠNG II:pHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ LÊN 9

QUÁ TRÌNH KINH DOANH CỦA DAEWOO 9

2.1 Tác động tích cực của toàn cầu hoá lên Daewoo 9

2.1.1 Những ngày đầu của Daewoo 9

2.1.1.1 Tác động của chính phủ Hàn Quốc 9

2.1.1.2 Những khoản đầu tư của Kim Woo Choong 11

2.1.2 Daewoo Motor 14

2.2 Tác động tiêu cực của toàn cầu hoá lên Daewoo 16

2.2.1 Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 16

2.2.1.1 Các yếu tố chủ yếu dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 16

2.2.1.2 Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á lên tập đoàn Daewoo

 17

2.2.2 Daewoo phá sản 18

2.3 Daewoo hôm nay 20

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP 22

VIỆT NAM 22

3.1 Nắm bắt thời cơ 22

3.2 Mạnh dạn thâm nhập thị trường nước ngoài 23

3.3 Không nên pha loãng thương hiệu 23

3.4 Phải biết dừng đúng lúc 24

KẾT LUẬN 26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ông hội nhập, toàn cầu hoá không tồn tại trong lịch sử, các quốc gia vẫn cứ đóng cửa hạn chế thông thương, thì liệu Daewoo có thể vượt biển để mua những nhà máy xa xôi ở tận Châu Phi, Châu Mỹ, rồi dễ dàng bán các sản phẩm mang thương hiệu của họ trên toàn thế giới, mang lại cho họ những lợi nhuận lớn hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Bởi có nền kinh tế toàn cầu, bởi giao thông vận tải phát triển, bởi công nghệ thông tin có những tiến bộ vượt bậc mà Daewoo mới có thể sở hữu trong tay hàng loạt các nhà máy đặt trên toàn thế giới, có thương hiệu và sản phẩm toàn cầu và tạo công ăn việc làm cho hơn 150.000 dân lao động khắp nơi. Toàn cầu hoá hoàn toàn có những mặt tích cực nhất định của nó, không đơn thuần chỉ là tác động lên tập đoàn Daewoo.
Tuy nhiên, khách quan mà nói, toàn cầu hoá không chỉ mang lại lợi ích. Giả dụ nền kinh tế thế giới như một con tàu mà tập đoàn Daewoo vẫn thường đóng. Nó được các kĩ sư Hàn Quốc của Daewoo thiết kế sao cho ván gỗ đóng tàu được nhập từ Anh, đinh của Trung Quốc, bánh răng của Đức, các thiết bị khác bằng sắt nhập từ Singapore. Các chi tiết lắp vào nhau phù hợp, chắc chắn, vận hành nhuần nhuyễn và được người thuyền trưởng mang quốc tịch Mỹ chèo lái. Nhưng chỉ cần một con ốc nhỏ long ra, gặp bão ngoài biển, thì lập tức cả con tàu gặp nạn. Người nào nhanh nhẹn hay có tầm nhìn xa, chuẩn bị áo phao đầy đủ thì sẽ thoát, những người không kịp sẽ chết. Daewoo trong nền kinh tế thế giới cũng vậy. Bởi thế giới lúc này liên kết với nhau nhờ những con ốc vô hình mang tên “toàn cầu hoá”, nên khi cơn bão mang tên “Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á” nổi lên, lập tức cá thể đang dần yếu Daewoo lao đao, không kịp chống đỡ. Năm đó, hàng loạt những nhà máy sản xuất ô tô của ông Kim ngưng trệ hoạt động, các chi nhánh hoạt động khác cũng tương tự. Cộng thêm đó là những khoản nợ lớn từ các ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài của ông trùm Kim Woo Choong, phát sinh từ những đầu tư không tính toán lời lãi của ông. Tới năm 1998, ông Kim nợ tổng cộng 468 triệu đô la Mỹ. Kết cuộc là vào năm 1999, Daewoo phá sản với số nợ lên tới 80 tỉ đô la Mỹ.
Do cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan, một Daewoo dưới trướng của Kim Woo Choong đã không thể đi tiếp cùng lịch sử, mà thay vào đó là một Daewoo khác do những con người khác điều hành. Nổi bật là mảng sản xuất ô tô, được General Motor mua lại năm 2002. Cho đến nay, nó được General Motor và Suzuki đồng sở hữu. Đó cũng là một đặc điểm khác của nền kinh tế thế giới hiện nay: tập đoàn của Hàn Quốc nhưng do người Mỹ và người Nhật sở hữu.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ LÊN
QUÁ TRÌNH KINH DOANH CỦA DAEWOO
Tác động tích cực của toàn cầu hoá lên Daewoo
Những ngày đầu của Daewoo
Tác động của chính phủ Hàn Quốc
Chính phủ Hàn Quốc, hay nói chính xác là các vị Tổng thống đương nhiệm chính là một trong các nhân tố quan trọng đưa Daewoo đến với thị trường thế giới, mang lại thành công cho tập đoàn.
Năm 1975, sau 7 năm thành lập và đi vào hoạt động Daewoo được chính phủ cấp phép trở thành tập đoàn thương mại tổng hợp quốc tế, nhằm phục vụ cho mục đích phát triển xuất khẩu của quốc gia. Trong giai đoạn này, để cạnh tranh cùng hai đối thủ trong cùng khu vực là Hồng Kông và Đài Loan, chiến lược của chính phủ Hàn Quốc là tập trung vào xuất khẩu để phát triển cán cân thương mại quốc gia, đồng thời tăng tổng sản phẩm quốc nội. Đó là mục tiêu của cả đất nước, và đó cũng chính là cơ hội của Daewoo. Theo số liệu của các nhà phân tích kinh tế, thì cứ hàng năm, trung bình Daewoo đóng góp khoảng 38,6% vào số lượng hàng xuất khẩu của Hàn Quốc. Thông qua quá trình làm giàu đất nước, Daewoo cũng đã tự phát triển. Tập đoàn kinh doanh rất nhiều các ngành nghề và sản phẩm: xây dựng, đóng tàu, công nghiệp nặng, đồ điện tử gia dụng, viễn thông hay thậm chí cả dịch vụ tài chính...Sự ủng hộ tài chính của chính phủ vẫn tiếp tục khi bỏ ra một khoản đầu tư rất quan trọng giúp Daewoo, hay lúc đó đã là một tập đoàn thương mại quốc tế được chính phủ đỡ lưng, thực hiện những dự án xây dựng ở tận Châu Phi và Trung Đông. Có những dự án mà Daewoo đã bỏ ra tới hơn 400 triệu đô la Mỹ để thực hiện tại những nơi này. Và tất nhiên, với tầm nhìn được đánh giá là xa và chính xác của Kim Woo Choong, thì những dự án này đã mang lại cho Daewoo và quốc gia những món lợi không hề nhỏ.
Ta có thể thấy, khi mà thời đại hội nhập bắt đầu một trang mới của lịch sử nhân loại, thì không một quốc gia nào có thể từ chối tham gia để đứng ngoài cuộc. Bởi đứng ngoài cuộc đồng nghĩa với việc bị loại bỏ, bị cô lập và rất khó để có thể cùng phát triển với thế giới. Chính vì thế, mà hội nhập kinh tế quốc tế là việc một quốc gia nên làm và nên đặt nó như một mục tiêu hàng đầu. Chính phủ nắm bắt rất rõ về vấn đề này và họ đã từng bước để thực hiện nó. Dù vẫn còn nhiều bất cập, nhưng không ai có thể phủ nhận sự ngày một hùng mạnh của nền kinh tế Hàn Quốc. Theo báo cáo mới nhất của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, tới năm 2007, thu nhập bình quân đầu người của người dân Hàn Quốc đã lên tới con số 20.000 USD/năm, cao gấp nhiều lần con số 100 USD/năm vào năm 1963, và 10.000 USD/năm vào năm 1995. Các chuyên gia kinh tế vẫn khẳng định rằng, có được thành quả này hoàn toàn là nhờ vào những bước đi đúng đắn của chính phủ Hàn quốc trong chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng. Chính chiến lược này đã góp phần quan trọng vào sự chuyển đổi kinh tế toàn diện của Hàn Quốc. Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế Hàn Quốc từ giai đoạn những năm 1980-giai đoạn chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thực hiện chiến lược nói trên.
Hình 2.1_GDP của Hàn Quốc qua các giai đoạn
(Nguồn: Báo cáo về kinh tế của Đại sứ quán Hàn Quốc ở Việt Nam, wikipedia)
Có thể nói, chiến lược chú trọng xuất khẩu của Hàn Quốc lúc đó đã giúp không ít các doanh nghiệp trong nước phát triển. Dưới sự ủng hộ hết sức của chính phủ, Daewoo không ngừng vươn xa, không từ chối hay bỏ lỡ bất cứ một cơ hội nào để có thể hợp tác với các tập đoàn lớn trên thế giới. Chính vì thế, mà không lâu sau, Daewoo đã trở thành một tập đoàn lớn trong nước cũng như ngoài nước có hàng trăm sản phẩm được phân phối trên toàn cầu, hay có trong tay hàng trăm nhà máy đặt trên toàn thế thới.
Tuy vậy, một phần lớn nguyên nhân của sự thành công này phải kể đến công lao của ông chủ lớn Kim Woo Choong.
Những khoản đầu tư của Kim Woo Choong
Kim Woo Choong, cựu chủ tịch của tập đoàn Dewoo có thể được ghi nhận là một trong các nhân vật lỗi lạc đối với nhiều nhà kinh tế và là một hình mẫu với nhiều doanh nhân ngày nay. Nếu tìm hiểu về người đàn ông này qua nhiều tài liệu hay qua chính cuốn tự truyện của ông (Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm) ta có thể thấy ông là mẫu người của công việc và sự chinh phục. Hầu như không có việc gì có thể làm khó ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Quá trình đô thị hóa Quận 2 – Tp. Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế – xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D Slide hội nhập wto những tác động đối với nền kinh tế việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Vận dụng lý thuyết thông tin không đối xứng phân tích về những tác động của thông tin không đối xứng trong lĩnh vực tín dụng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu xu thế phát triển, những tác động của công nghệ IoT (internet of things) và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp Công nghệ thông tin 0
D Những tác động ảnh hưởng tới đa dạng sinh học Nông Lâm Thủy sản 0
C Tiến trình AFTA và những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, một số tác động đến ngoại thương v Công nghệ thông tin 0
A Những biện phát hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá của công ty xuất nhập khẩu hợp tác quốc tế C Luận văn Kinh tế 0
A Phân tích những tác động môi trường và đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường của dự án cải tạo mở rộn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top