Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hay phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hay yêu cầu khác.”
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu được thành lập trên cơ sở quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Theo các quy định này, doanh nghiệp được coi là thành lập hợp pháp khi thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về đăng kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng đối với công ty nhà nước, do tính chất sở hữu nhà nước quy định nên trước khi đăng ký kinh doanh còn phải thực hiện thêm thủ tục thẩm định và quyết định thành lập công ty nhà nước. Tuy nhiên, các quy định riêng này không còn tồn tại sau khi các công ty nhà nước thực hiện xong việc chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần.
Nhìn chung, nếu ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn là những ngành nghề thông thường, phổ biến thì doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh hợp pháp kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nay trong là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Tại khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.” Như vậy, quyền tự do kinh doanh được ghi nhận trong các văn bản pháp luật hiện hành cho phép doanh nghiệp được quyền lựa chọn để kinh doanh tất cả các ngành nghề, trừ một số ngành nghề có ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục được liệt kê trong danh mục ngành nghề cấm kinh doanh. Đối với một số ngành nghề Nhà nước cần hạn chế hay đặc biệt hạn chế kinh doanh do có liên quan đến vấn đề môi trường, vấn đề trật tự an toàn xã hội hay phải tuân thủ những quy tắc nghề nghiệp chặt chẽ...Pháp luật không cấm kinh doanh nhưng kiểm soát chủ thể kinh doanh bằng việc buộc họ phải đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh cần thiết. Quá trình này được thực hiện thông qua thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh/giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hay thủ tục “Cam kết thực hiện đủ các điều kiện kinh doanh” tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép chủ thể kinh doanh tiến hành một hay nhiều hoạt động kinh doanh nhất định. Giấy phép kinh doanh là công cụ quản lý nhà nước mà hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng với các mức độ khác nhau. Thông qua cơ chế xin phép – cho phép, nhà nước quản lý chặt chẽ hơn đối với một số ngành nghề mà việc kinh doanh đòi hỏi đáp ứng những điều kiện nhất định để đảm bảo an toàn cho khách hàng và xã hội. Ở Việt Nam, giất phép kinh doanh tồn tại với nhiều tên gọi khác nhau: như: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động, giấy xác nhận, giấy phê duyệt, thông báo chấp thuận...Về bản chất, tất cả các loại giấy tờ trên đều được coi là giấy phép kinh doanh vì ngoài thủ tục chung là đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không thể được tiến hành những hoạt động kinh doanh nếu không có những loại giấy phép này. Pháp luật hiện hành quy định: doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận kinh doanh. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành, nghề đó kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hay có đầy đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
Thông thường, giấy phép kinh doanh được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không phải là loại giấy phép phải có trong tất cả các trường hợp. Bởi vì, giấy phép kinh doanh (hay còn gọi là giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh...) là văn bản cho phép thực hiện hoạt động kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người kinh doanh khi họ đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh cần thiết.

 Đặc điểm của giấy phép kinh doanh:

- Về phạm vi áp dụng: giấy phép kinh doanh không áp dụng phổ biến đối với tất cả các ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ mục đích quản lý nhà nước, Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh mà người kinh doanh phải đáp ứng khi hoạt động trong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Đây là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi chủ thể thực hiện nó phải có giấy phép kinh doanh, nhằm đảm bảo an toàn trong khi hoạt động.
- Về đối tượng áp dụng: Giấy phép kinh doanh được cấp cho các chủ thể kinh doanh, bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh. Trường hợp chủ thể kinh doanh đó là doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh...), đối tượng được cấp giấy phép kinh doanh là doanh nghiệp chứ không phải là cá nhân, tổ chức đã đầu tư vốn để thành lập ra doanh nghiệp.
- Ý nghĩa pháp lý của giấy phép kinh doanh thể hiện sự xác nhận của Nhà nước về việc đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh mà pháp luật quy định. Tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, điều kiện quy định có thể là yêu cầu về phòng chống cháy nổ, yêu cầu về cơ sở vật chất tối thiểu, về vệ sinh an toàn thực phẩm...Chủ thể kinh doanh chỉ được cấp giấy phép kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện đó. Hay nói cách khác, giấy phép kinh doanh chính là chứng thư pháp lí xác nhận việc doanh nghiệp đã có đủ các điều kiện kinh doanh cần thiết.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

linh2101997

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh

up tài liệu nên đi ad
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top