ome419

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời gian qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam không ngừng tăng lên. Điều này đã tác động tới sự phát triển của dịch vụ vận tải giao nhận ở nước ta. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực giao nhận vận tải, phát triển ngày càng đa dạng các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực này. Điều này đã phần nào đáp ứng nhu cầu trong giao nhận, vận chuyển hàng hoá của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu. Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và dần dần từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, dịch vụ giao nhận vận tải nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Song, cũng giống như các ngành kinh tế khác, dịch vụ giao nhận vận tải của Việt Nam cũng phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ bên ngoài. Điều này đòi hỏi hoạt động giao nhân vận tải Việt Nam phải hoạt động có hiệu quả hơn nữa trong lĩnh vực thương mại nội địa và quốc tế. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, đòi hỏi các doanh nghiệp giao nhận vận tải phải áp dụng và phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải, cung cấp một chuỗi các hoạt động từ nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hay các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá. Có phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải, các doanh nghiệp Việt Nam mới nâng cao được sức cạnh tranh trước sự tấn công ồ ạt của các doanh nghiệp vận tải nước ngoài.
Logistics là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam, với kinh nghiệm còn rất hạn chế của mình, em chỉ xin nêu ra một vài hiểu biết của mình về lĩnh vực này trong đề án môn học : “Một số biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải ở Việt Nam”
Đề án gồm 3 phần chính :
Chương I : Cơ sở lí luận về phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải ở Việt Nam.
Chương II: Thực trạng về phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải ở Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải ở Việt Nam.
Em xin chân thành Thank các thầy cô trong khoa Thương Mại đã cung cấp cho em những kiến thức trong suốt 3 năm học vừa qua, đặc biệt em xin Thank PGS.TS Phan Tố Uyên đã giúp đỡ tận tình trong quá trình em làm đề án.
Mặc dù đã rất cố gắng, song đề án chắc chắn còn thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô giáo để có thể hoàn chỉnh hơn đề án của mình.

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI Ở VIỆT NAM

1.1 Cơ sở lí luận về logistics.
1.1.1 Khái niệm về logistics.
Sau cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 2 sản xuất vật chất của xã hội đã đạt năng suất cao do áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, song, muốn tối ưu hoá quá trình sản xuất,tăng năng suất lao động,hạ giá thành sản phẩm,nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị truờng chỉ có cách cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý phân phối vật chất, có như vậy mới giảm được thấp nhất thiệt hại do tồn kho, ứ đọng nguyên vật liệu,bán thành phẩm và thành phẩm trong quá trình sản xuất và lưu thông. Hệ thống phân phối vật chất này còn gọi là “logistics”.
Vậy logistics là gì? Đây là một khái niệm còn mới mẻ đối với phần lớn người Việt Nam tuy nhiên trên thế giới thuật ngữ logistics đã xuất hiện từ lâu. Lúc mới đầu du nhập vào Việt Nam, nhiều người cho rằng logistics là hậu cần hay tiếp nhận hay tổ chức dịch vụ cung ứng…Tuy nhiên những thuật ngữ đó chưa phán ánh một cách đầy đủ và đúng đắn bản chất của logistics. Do vậy cũng giống như thuật ngữ “Marketing”, cách tốt nhất là giữ nguyên thuật ngữ này và bổ sung chúng vào tiếng Việt.
Logistics được đưa ra lần đầu tiên với tư cách là một thuật ngữ bởi một nhà quân sự người Thuỵ Sỹ Baron Antonie Henry. Trong tác phẩm “Tổng kết lịch sử quân sự” xuất bản năm 1838, ông này lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ logistics với ý nghĩa là nghệ thuật điều chuyển quân đội. Từ điển bách khoa Webster cũng định nghĩa logistics là: “ một nhánh của khoa học quân sự thực hiện các hoạt động thu thập, bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, nhân sự và phương tiện.
Theo hội đồng quản trị logistics Mỹ- 1988: Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thoả mãn những yêu cầu của khách hàng.
Theo quan điểm “5 đúng” (5 rights) thì : logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí , vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm.
Logistics được uỷ ban quản lý logistics của Mỹ định nghĩa như sau: logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất vè thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ Logistics (CLM) quốc tế (Hội đồng này thiết lập các nguyên tắc, thể lệ, nội dung mà các DN cung cấp dịch vụ Logistics các nước thường áp dụng và chịu quy chế của Hội đồng này) “Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hoá, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng”
Theo Logistics and Supply Chain Management của MA Shuo,(World Maritime University,1999) thì logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp,qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.
Theo định nghĩa này, thì logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một quá trình gồm một chuỗi các hoạt động có liên quan, được thực hiện khoa học và tác động lên nhau. Logistics gồm hoạt động xây dựng chiến lược cũng như thực hiên chiến lược. Logistics không chỉ đơn thuần liên quan đến nguyên nhiên vật liệu mà còn liên quan tới tất cả nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào như vốn, nhân lực, vật lực cũng như thông tin, bí quyết công nghệ, dịch vụ.... Đây là những yếu tố cần thiết để tạo nên sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Logistics bao trùm cả hai cấp độ hoạch định và tổ chức. Cấp độ thứ nhất các vấn đề được đặt ra là phải lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, dịch vụ…ở đâu? vào khi nào? và vận chuyển chúng đi đâu? Cấp độ thứ hai là việc làm thế nào để đưa được nguồn tài nguyên/các yêu tố đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyện cung ứng.
Luật Thương Mại Việt Nam năm 2005 không đưa ra khái niệm “logistics” mà đưa ra khái niệm “dịch vụ logistics” như sau: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hay nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hay các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao (Điều 233- Luật Thương mại Việt Nam năm 2005)
Qua các khái niệm trên, ta thấy rằng tuy có sự khác nhau về từ ngữ và cách diễn đạt, nhưng các tác giả đều cho rằng: logistics là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối đến tay người tiêu dùng. Mục đích là giảm tối đa chi phí phát sinh hay sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hoá một cách kịp thời ( Just in time).
1.1.2.Một số loại hình dịch vụ logistics.
1.1.2.1. Giao nhận hàng hoá.
Khái niệm chung về giao nhận:
Trong buôn bán quốc tế là người bán và người mua thuờng ở cách xa nhau. Do đó người vận tải đảm nhận việc di chuyển hàng hoá giữa người mua và người bán, đây là một khâu rất quan trọng, bảo đảm hàng hoá đến tay người mua,việc hợp đồng mua bán có thực hiện được hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu này. Hoạt động nghiệp vụ này bao gồm một loạt các công việc như : đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, tổ chức xếp dỡ, giao hàng cho người nhận ở nơi đến… liên quan đến quá trình vận chuyển. Tất cả các công việc này được gọi chung là “ Nghiệp vụ giao nhận- Forwarding”.
Nội dung cơ bản của nghiệp vụ giao nhận:
Nghiệp vụ giao nhận truyền thống:
Chủ yếu là các khâu nghiệp vụ do chủ hàng trực tiếp thực hiên theo nghĩa vụ của mình được quy định trong hợp đồng, bao gồm:
Tổ chức chuyên chở ,xếp dỡ, hàng hoá từ nơi sản xuất đến các điểm đầu mối vận tải và ngược lại.
Lập các chứng từ có liên quan đến giao nhận vận chuyển nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ hàng.
Theo dõi và giải quyết những khiếu nại về hàng hoá trong quá trình giao nhận vận tải, đồng thời thanh toán các chi phí có liên quan đến giao nhận.
Nghiệp vụ giao nhận quốc tế- Dịch vụ giao nhận:
Trừ trường hợp người gửi hàng (hay người nhận hàng muốn tự mình thực hiện bất cứ khâu thủ tục và chứng từ nào), còn lại thông thường người giao nhận thay mặt chủ hàng lo liệu quá trình vận tải qua các cung đoạn. Người giao nhận có thể trực tiếp thực hiện các dịch vụ thông qua các đại lý của họ hay thông qua những người ký hợp đồng phục vụ).
Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có thể thay mặt người xuất khẩu hay người nhập khẩu hay thay mặt cả hai để thực hiện các dịch vụ:
Nhận uỷ thác giao nhận vận tải trong và ngoài nước bằng các phương tiện khác nhau với các loại hàng hoá XNK, hàng nội chợ, hàng triển lãm ngoại giao, quá cảnh , công trình, hàng tư nhân đóng trong Container, hàng bao kiện rời.
Làm đầu mối vận tải đa cách: kết hợp sử dụng nhiều phương tiện vận tải để đưa hàng đi bất cứ nơi nào theo yêu cầu của chủ hàng.
Thực hiện mọi dịch vụ có liên quan đến giao nhận vận tải như: Lưu cước tàu chợ, thuê tàu chuyến, thuê các phương tiện vận tải khác, mua bảo hiểm cho hàng hoá XNK, bảo quản hàng, tái chế, đóng gói, thu gom hay chia lẻ hàng. Thuê hay cho thuê vỏ Container, giao hàng đến tận cơ sở sản xuất, hay địa điểm tiêu thụ.
Làm thủ tục tư vấn cho các nhà kinh doanh XNK về mọi vấn đề liên quan đến giao nhận vận tải và bảo hiểm… Nhận uỷ thác và thu gom hàng XNK.
1.1.2.2. Kho bãi.
Khái niệm:
Kho bãi là một bộ phận của hệ thống logistics, là nơi cất giữ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm… trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hoá được lưu kho.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp giúp tạo động lực và luyện phát âm cho học sinh trong giờ học tiếng anh Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình Yếu Luận văn Sư phạm 1
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top