Berresford

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng điều hành lãi suất ở Việt nam, kinh nghiệm thế giới và bài học đối với Việt Nam





LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC VỚI VIỆT NAM 2

1.1. Lí luận chung về chính sách lãi suất 2

1.1.1. Khái Niệm 2

1.1.2. Vai trò của lãi suất tác động tới nền kinh tế 2

1.1.2.1.Tác động của lãi suất đến tiêu dùng 3

1.1.2.2. Tác động của lãi suất đến đầu tư của doanh nghiệp 3

1.1.3.Vai trò điều tiết lãi suất của NHTƯ 5

1.1.4. Các tác động tới lãi suất 6

1.1.5. Các công cụ điều hành chính sách lãi suất của NHNN 9

1.2. Chính sách tiền tệ của một số nước và kinh nghiệm của Việt Nam 12

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM 17

2.1 Chính sách lãi suất tại Việt Nam và kết quả đạt được qua các giai đoạn 17

2.1.1. Giai đoạn trước tháng 6/1992 . 17

2.1.2. Giai đoạn 6/1992 - 1995 17

2.1.3. Giai đoạn từ năm 1996 đến tháng 7/2000 18

2.1.4. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay 19

2.2. Những kết quả đạt được 24

2.3. Một số hạn chế còn tồn tại của chính sách lãi suất 25

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM 30

3.1. Kết luận về chính sách điều hành lãi suất của Việt Nam trong năm 2008 30

3.1.1 Giai đoạn tăng lãi suất với mục kiềm chế lạm phát đặt lên hàng đầu. 31

3.1.1 Giai đoạn giảm lãi suất với mục chống suy thoái kinh tế đi kèm với việc tiếp tục kiềm chế lạm phát đặt lên hàng đầu. 34

KẾT LUẬN 36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ầu cắt giảm lãi suất trong năm 2007, và như thế đồng USD sẽ tiếp tục chịu sức ép giảm giá so với các đồng tiền mạnh khác.
b) Biện pháp điều chỉnh lãi suất trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc
* Quá trình vận dụng
Trong 3 năm qua, Trung Quốc đã có 5 lần điều chỉnh lãi suất ngân hàng. Chính sách tiền tệ đang từng bước trở thành một trong những công cụ đòn bẩy cho nền kinh tế Trung Quốc. Sự vận dụng chính sách tiền tệ trong mấy năm qua của Trung Quốc được thể hiện ở mấy mặt sau:
- Tăng lượng tiền cơ sở của Ngân hàng. Riêng trong tháng 1 năm 1998 đã tăng thêm 78 tỉ NDT, đến cuối tháng 4/98, lượng tiền cơ sở của ngân hàng trung ương đã tăng 17,9% so cùng kỳ năm 1997, tăng cao hơn 3,3 điểm phần trăm so với cuối năm 1997.
- Giảm bớt quĩ dự phòng tiền gửi (tức là lượng tiền ngân hàng thương mại giữ lại từ tiền gửi của các hộ gửi và tái cho vay của Ngân hàng trung ương; tỉ lệ quĩ dự phòng gửi lại so với số tiền ngân hàng cho vay gọi là tỉ lệ tiền quỹ dự phòng). Biện pháp này nhằm tăng cường năng lực cho vay thực tế của ngân hàng thương mại. Tháng 3/98 đã giảm từ 13% xuống còn 8%. Đến 1/7/98 lại giảm xuống còn 5,31%. Cả 2 lần điều chỉnh đã giảm 3,84 điểm phần trăm.
- Ngân hàng Trung ương điều chỉnh hạ lãi suất quĩ dự phòng (lãi suất của quĩ dự phòng tiền gửi mà ngân hàng thương mại tái cho vay ngân hàng trung ương). Điều này đã có tác dụng điều chỉnh khuynh hướng “Thà gửi tiền ngân hàng để lấy lãi còn hơn là cho các xí nghiệp vay”, đồng thời đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại chủ động hơn trong việc cho vay.
- Trong 5 lần giảm lãi suất ngân hàng, lãi suất dài hạn giảm mạnh hơn lãi suất ngắn hạn, qua đó đã tránh được những rủi ro. Nhu cầu đầu tư, đặc biệt là nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản tăng trưởng sẽ là một trong những lực kéo chủ yếu của nền kinh tế.
* Kết quả:
Việc vận dụng chính sách tiền tệ để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng đã đạt được một số kết quả thu được khả quan và sáng sủa. Cụ thể là:
- Các chỉ số tổng hợp của nền kinh tế Trung Quốc không có sự tăng trưởng rõ rệt. Theo đánh giá của Trung tâm đoán kinh tế Trung Quốc, chỉ số tổng hợp của kinh tế trong tháng 5 vẫn ở vào vùng giao thoa giữa “lạnh” và “hơi lạnh”.
- Mục tiêu tăng trưởng đầu tư 15% năm 1998 sẽ rất khó thực hiện. Đầu tư trong 5 tháng đầu năm 98 chỉ tăng 12,7% so cùng kỳ 1997, giảm 1,3 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng của cùng kỳ 1997.
- Sự thua lỗ của các xí nghiệp vẫn có xu hướng gia tăng, mặc dù gánh nặng lợi tức của các xí nghiệp đã giảm đáng kể do ngân hàng giảm lãi suất (theo tính toán giảm được 150 tỉ NDT). Trong 5 tháng đầu 98, xí nghiệp quốc hữu lỗ hơn 17 tỉ NDT. Nguyên nhân chủ yếu là sản phẩm không tiêu thụ được, nhu cầu tiêu dùng vẫn chưa được kích thích một cách rõ rệt.
- Mức gửi tiền tiết kiệm của cư dân vẫn ở mức cao, cho nên đến cuối 5/98, tổng số dư tiền gửi tiết kiệm của cư dân trong ngân hàng là 4,969,945 tỉ NDT, tăng 17,5% so cùng kỳ năm 1997. Trung Quốc chủ trương kích thích nhu cầu tiêu dùng ở trong nước, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy xuất hiện điểm tăng trưởng mới nào về nhu cầu tiêu dùng.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, kết quả kích thích của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế sẽ được thể hiện rõ nét trong nửa cuối năm 1998. Thể chế kinh tế thị trường hiện nay ở Trung Quốc chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của chính sách tiền tệ. Cải cách tiền tệ tiến hành “chưa đến nơi đến chốn”. Trên thực tế đã tồn tại một nghịch lý là: Các xí nghiệp làm ăn có lãi lại không có nhiều nhu cầu đối với các khoản vay ngân hàng. Bởi vì các xí nghiệp này có thể huy động vốn một cách linh hoạt từ thị trường chứng khoán hay từ nguồn vốn tự có của xí nghiệp, mặc dù ngân hàng có khuyến khích. Ngược lại, ngân hàng lại không dám cho vay hay cho vay rất hạn chế đối với các xí nghiệp kinh doanh kém hiệu quả vì sợ phải gánh chịu rủi ro. Mặt khác các xí nghiệp vừa và nhỏ khi đi vay ngân hàng lại phải có người đứng ra bảo lãnh, việc tìm người bảo lãnh gặp rất nhiều khó khăn và làm cho giá thành nâng lên rất cao.
* Những điểm cần chú ý:
Qua thực tế trên, các chuyên gia kinh tế Trung Quốc cho rằng, chính sách tiền tệ cũng không phải là một công cụ “vạn năng”, nó là một “con dao nhiều lưỡi”, cần hết sức chú ý trong quá trình vận dụng, có thể phải hy sinh một mục tiêu nào đó để đạt được mục tiêu khác cần thiết hơn. Khi vận dụng biện pháp điều chỉnh lãi suất ngân hàng phải như là một biện pháp vĩ mô và cần chú ý một số điểm sau:
- Giảm tỉ lệ lãi suất có nghĩa là tăng lượng cung ứng tiền mặt có thể làm tăng tỉ lệ lạm phát. Khi vận dụng, cần kết hợp với chính sách thắt chặt tài chính ở mức độ vừa phải.
- Lượng cung ứng tiền mặt được tăng lên có thể làm cho giá trị của đồng NDT bị giảm. Trung Quốc vẫn chưa cho phép đồng NDT được chuyển đổi tự do ở các hạng mục tư bản, nhưng vẫn cần chú ý đề phòng các nguồn tư bản bên ngoài vẫn có thể gây ảnh hưởng thông qua con đường các hạng mục thông thường.
- Ngoài ra, chính sách tiền tệ còn có thể có hiệu ứng phụ đối với các hoạt động nghiệp vụ của các tổ chức cơ cấu tiền tệ; ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn trong nghiệp vụ kinh doanh do sự cạnh tranh cho vay vốn giữa ngân hàng và các tổ chức tiền tệ khác, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh tiền tệ ngầm bất hợp pháp trên thị trường chợ đen.
CHƯƠNG 2
CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM
2.1 Chính sách lãi suất tại Việt Nam và kết quả đạt được qua các giai đoạn
Lãi suất cơ bản (lãi suất) là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn. Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản.
Diễn biến cơ bản của chính sách lãi suất tại Việt Nam có thể chia thành năm giai đoạn sau:
2.1.1. Giai đoạn trước tháng 6/1992
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) can thiệp ở mức độ cao và trực tiếp vào lãi suất thông qua ấn định các mức lãi suất tiền gửi (LSTG) và lãi suất cho vay (LSCV). Cơ chế lãi suất âm và mang nặng tính chất bao cấp được duy trì suốt thời kỳ này với:
- LSCV đối với doanh nghiệp nhà nước LSCV dài hạn;
- LSTG tiết kiệm > LSTG của các tổ chức kinh tế.
Tình trạng này làm cho lãi suất không thực hiện được chức năng vốn có của nó; lãi suất không còn là đòn bẩy kích thích nhu cầu gửi tiền của công chúng, phát huy tính hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn và đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.
2.1.2. Giai đoạn 6/1992 - 1995
NHNN đã có nhiều bước điều chỉnh trong điều hành chính sách l...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng rối loạn cơ xương khớp của điều dưỡng, kỹ thuật viên tại bệnh viện đại học y hà nội Y dược 0
D thực trạng stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Yên năm 2020 Y dược 0
D Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan gây stress ở điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi trung ương năm 2017 Y dược 0
V Thực trạng hạch toán kế toán chi phí sản xuất kinh doanh trong điều kiện khoán kinh doanh xây lắp Luận văn Kinh tế 0
C Thực trạng điều hành lãi suất tín dụng ở Việt Nam và định hướng điều hành lãi suất tín dụng thời gia Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng về công tác điều hành sản xuất tác nghịêp tại công ty cổ phần An Phú Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng về công tác điều hành sản xuất tác nghịêp tại công ty xây dựng công trình văn hoá Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng về mối quan hệ với các nhà cung cấp ở Hà Nội của công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatour Luận văn Kinh tế 2
M Thực trạng chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay Luận văn Kinh tế 2
P Thực trạng và những điều kiện để phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top