tuananh_1807_c8

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Phần 1
TÌM HIỂU VỀ THANG MÁY











1.1 – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THANG MÁY
1.1.1- Khái niệm chung về thang máy
Thang máy là một thiết bị chuyên dùng để vận chuyển người, hàng hoá, vật liệu v.v... theo phương thẳng đứng hay nghiêng một góc nhỏ hơn 150 so với phương thẳng đứng theo một tuyến đã định sẵn.

Hình 1.1 : Hình dáng tổng thể của thang máy.
Thang máy thường được dùng trong các khách sạn, công sở, chung cư, bệnh viện, các đài quan sát, tháp truyền hình, trong các nhà máy, công xưởng v.v... Đặc điểm vận chuyển bằng thang máy so với các phương tiện vận chuyển khác là thời gian của một chu kỳ vận chuyển bé, tần suất vận chuyển lớn, đóng mở máy liên tục. Ngoài ý nghĩa vận chuyển, thang máy còn là một trong những yếu tố làm tăng vẻ đẹp và tiện nghi của công trình.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định, đối với các nhà cao 6 tầng trở lên đều phải được trang bị thang máy để đảm bảo cho người đi lại thuận tiện, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động. Giá thành của thang máy trang bị cho công trình so với tổng giá thành của công trình chiếm khoảng 6% đến 7% là hợp lý. Đối với những công trình đặc biệt như bệnh viện, nhà máy, khách sạn v.v. tuy nhiên số tầng nhỏ hơn 6 nhưng do yêu cầu phục vụ vẫn phải được trang bị thang máy.
Với các nhà nhiều tầng có chiều cao lớn thì việc trang bị thang máy là bắt buộc để phục vụ việc đi lại trong nhà. Nếu vấn đề vận chuyển người trong những toà nhà này không được giải quyết thì các dự án xây dựng các toà nhà cao tầng không thành hiện thực.
Thang máy là một thiết bị vận chuyển đòi hỏi tính an toàn nghiêm ngặt, nó liên quan trực tiếp đến tài sản và tính mạng con người. Vì vậy, yêu cầu chung đối với thang máy khi thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, sử dụng và sửa chữa là phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các yêu cầu về kỹ thuật an toàn được quy định trong các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm.
Thang máy chỉ có cabin đẹp, sang trọng, thông thoáng, êm dịu thì chưa đủ điều kiện để đưa vào sử dụng mà phải có đầy đủ các thiết bị an toàn, đảm bảo độ tin cậy như: Điện chiếu sáng dự phòng khi mất điện, điện thoại nội bộ (Interphone), chuông báo, bộ hãm bảo hiểm, an toàn cabin (đối trọng), công tác an toàn của cabin, khóa an toàn cửa tầng, bộ cứu hộ khi mất điện nguồn...

1.1.2 - Phân loại thang máy
Thang máy hiện nay đã được thiết kế và chế tạo rất đa dạng, với nhiều kiểu và nhiều loại khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng của từng loại công trình. Có thể phân loại thang máy theo các nguyên tắc và đặc điểm sau:

1.1.2.1 - Phân loại theo chức năng:
• Thang máy chở người:
- Thang máy chở người trong các nhà cao tầng: Có tốc độ chậm hay trung bình, đòi hỏi vận hành êm, yêu cầu an toàn cao và có tính mỹ thuật.
- Thang máy dùng trong các bệnh viện: Đảm bảo tuyệt đối an toàn, tối ưu về tốc độ di chuyển và có tính ưu tiên đáp ứng đúng các yêu cầu của bệnh viện.
- Thang máy dùng trong các hầm mỏ, xí nghiệp: Đáp ứng được các điều kiện làm việc nặng nề trong công nghiệp như tác động môi trường về độ ẩm, nhiệt độ, thời gian làm việc, ăn mòn. ..
• Thang máy chở hàng:
Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, ngoài ra nó còn được dùng trong nhà ăn, thư viện. .. Loại này có đòi hỏi cao về việc dừng chính xác cabin để đảm bảo hàng hoá lên xuống dễ dàng, tăng năng suất lao động.

1.1.2.2 - Phân loại theo tốc độ di chuyển:
• Thang máy tốc độ chậm v = 0,5 m/s:
Hệ truyền động cabin thường sử dụng động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc hay dây quấn, yêu cầu về dừng chính xác không cao.
• Thang máy tốc độ trung bình v = (0,75  1,5) m/s:
Thường sử dụng trong các nhà cao tầng, hệ truyền động cabin là truyền động một chiều.
• Thang máy cao tốc v = (2,5 5) m/s:
Sử dụng hệ truyền động một chiều hay truyền động bộ biến tần - động cơ xoay chiều ba pha, hệ thống điều khiển sử dụng các phần tử cảm biến phi tiếp điểm, các phần tử điều khiển lôgic, các vi mạch cỡ lớn lập trình được hay các bộ vi xử lý.

1.1.2.3 - Phân loại theo trọng tải:
• Thang máy loại nhỏ Q < 160kG.
• Thang máy trung bình Q = 500  2000kG.
• Thang máy loại lớn Q > 2000 kG.

1.1.3 – Cấu Tạo Thang Máy
Kết cấu cơ khí của thang máy được giới thiệu trên hình vẽ 1.2.
Hố giếng của thang máy Là khoảng không gian từ mặt sàn tầng trệt cho đến đáy giếng. Để nâng hạ buồng thang người ta dùng động cơ 9. Động cơ 9 được nối trực tiếp với cơ cấu nâng hay qua hộp giảm tốc. Nếu nối trực tiếp buồng thang được nâng qua puli quấn cáp. Nếu nối gián tiếp thì giữa puli quấn cáp và động cơ lắp hộp giảm tốc.
Cabin 1 được treo lên puli quấn cáp kim loai 8 ( thương dùng từ 1 dến 4 sợi cáp). Buồng thang luôn được giữ theo phương thẳng đứng nhờ có ray dẫn hướng 3 và những con trượt dẫn hướng 2 ( con trượt là loại puli có bọc cao su bên ngoài). Buồng thang và dối trọng di chuyển dọc theo chiều cao của thành giếng theo các thanh dẫn hướng 6.


MỤC LỤC

Lời Nói Đầu
Phần 1: TÌM HIỂU VỀ THANG MÁY
1.1 – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THANG MÁY
1.1.1- Khái niệm chung về thang máy
1.1.2 - Phân loại thang máy
1.1.2.1 - Phân loại theo chức năng:
1.1.2.2 - Phân loại theo tốc độ di chuyển:
1.1.2.3 - Phân loại theo trọng tải:
1.1.3 – Cấu Tạo Thang Máy
1.1.4 – Chức nămg của một số bộ phận trong Thang máy
1.1.4.1 - Cabin:
1.1.4.2 - Động cơ:
1.1.4.3 - Phanh:
1.1.4.4 - Động cơ mở cửa:
1.1.4.5 - Cửa: Gồm cửa cabin và cửa tầng .
1.1.4.6 - Bộ hạn chế tốc độ :
1.2 - YÊU CẦU VỀ AN TOÀN TRONG ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY
1.2.1 – Yêu cầu an toàn của thang máy khi mất điện hay đứt cáp
1.2.2 – Yêu cầu về vận tốc, gia tốc và độ dật
1.3 – Yêu cầu dừng chính xác buồng thang:
1.4 – TÌM HIỂU MỘT SỐ KẾT CẤU PHANH CỦA THANG MÁY
1.4.1 - Phanh bảo hiểm
1.3.2 - Bộ hạn chế tốc độ
1.5 - THUYẾT MINH NGUYÊN LÝ CÔNG NGHỆ

Phần 2: PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
2.1 - CÁC HỆ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN THANG MÁY
2.1.1 - Tính chọn công suất động cơ truyền động thang máy
2.1.2 - Các hệ truyền động điều khiển thang máy
2.1.2.1- Hệ thống sử dụng bộ biến đổi Thyristor - động cơ một chiều
2.1.2.2 - Hệ thống sử dụng bộ biến tần - động cơ không đồng bộ rôtor lồng sóc
a. Biến tần thực hiện điều chỉnh trực tiếp mômen
b. Mô hình động cơ
2.1.3. chọn phương án truyền động
2.2.1. Tín hiệu hoá cho hệ thống điều khiển thang máy
2.2.2. Hệ thống điều khiển thang máy sử dụng các phần tử có tiếp điểm
2.2.2.1 Các loại cảm biến có tiếp điểm và nhược điểm của chúng
2.2.2.2 Hệ thống tự động khống chế thang máy tốc độ trung bình sử dụng các phần tử cơ khí, phần tử điều khiển có tiếp điểm :
2.2.3. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY SỬ DỤNG CÁC PHẦN TỬ PHI TIẾP ĐIỂM
2.2.3.1. Các loại cảm biến không tiếp điểm :
2.2.4. KHÁI NIỆM HỆ ĐIỀU KHIỂN RƠLE
2.2.4.1. Hệ điều khiển rơle
2.2.4.2. Các nhược điểm của hệ điều khiển rơle có tiếp điểm:
2.2.5. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN LOGIC KHẢ TRÌNH
2.2.5.1. Hệ thống điều khiển sử dụng thiết bị điều khiển logic khả trình
2.2.5.2. Các ưu điểm của hệ thống điều khiển sử dụng thiết bị điều khiển logic khả trình
2.3. CHỌN PHƯƠNG ÁN TRUYỀN ĐỘNG CHO THANG MÁY

Phần 3: GIỚI THIỆU CHUNG
3.1. GIỚI THIỆU PLC S7-200
3.1.1 - Giới thiệu phần cứng.
3.1.1.1 - Sơ đồ cấu trúc.
3.1.1.2 - Mở rộng vào ra cho PLC.
3.1.2 - Giới thiệu ngôn nhữ lập trình của S7-200.
3.1.2.1 - Phương pháp lập trình.
3.1.2.2 – Cú pháp hệ lệnh của S7-200.

Phần 4: ỨNG DỤNG PLC VÀ BIẾN TẦN VÀO HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY
4.1. ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU 3 PHA BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ VECTOR KHÔNG GIAN
4.1.1. Vector không gian của các đại lượng 3 pha.
4.1.1.1. Xây dựng vector không gian:
3.1.1.2. Chuyển hệ toạ độ cho vector không gian.
3.1.2. Nguyên tắc điều chế vector:
3.1.3. Nguyên lý của phương pháp điều chế vector không gian.
3.1.4. Cách tính và thực hiện thời gian đóng cắt van bán dẫn của biến tần:
3.1.5. NHẬN XÉT CHUNG :
3.1. ỨNG DỤNG BIẾN TẦN CHO TRUYỀN ĐỘNG THANG MÁY


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top