daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 9
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 9
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
1.5. Tổng quan nghiên cứu có liên quan tới đề tài ..................................................... 3
1.6. Đóng góp mới của đề tài .................................................................................... 4
1.7. Kết cấu của đề tài ............................................................................................... 5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 5
2.1. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................6
2.2. Cơ sở thực tiễn về chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu từ ĐBSCL đến thị trường
Mỹ La Tinh. ............................................................................................................... 10
2.2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu cá tra tại các tỉnh ĐBSCL đến thị trường Mỹ La
Tinh ........................................................................................................................... 10
2.2.2. Tổng quan chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu tại các tỉnh ĐBSCL ...................... 13
2.2.3. Đặc thù của chuỗi cung ứng cá tra .................................................................... 21
2.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu ............................................................................ 21
2.3.1. Phân tích từng nhân tố trong mô hình đề xuất .................................................22
2.3.1.1. Sử dụng công nghệ thông tin ......................................................................... 22
2.3.1.2. Quản trị chất lượng ....................................................................................... 25
2.3.1.3. Mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng ................................. 27
2.3.1.4. Môi trường bên ngoài .................................................................................... 28
2.3.1.5. Kết quả thực hiện của chuỗi cung ứng ........................................................... 29
2.3.2. Các giả thuyết mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................... 34
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU. ................................................................. 36
3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 36
3.2. Thiết kế nghiên cứu sơ bộ ................................................................................... 37
3.3. Thiết kế nghiên cứu chính thức ........................................................................... 43
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................. 46
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................................... 46
4.1.1. Thống kê mô tả và tần số về đặc trưng của các thành viên trong chuỗi cung ứng
được khảo sát ............................................................................................................. 46
4.1.2. Thống kê mô tả về cấu trúc của chuỗi cung ứng cá tra từ ĐBSCL đến thị trường
Mỹ La Tinh (Brazil, Mexico, Colombia) .................................................................... 51
4.2. Phân tích độ tin cậy của các thang đo (Cronbach’s alpha) ................................... 54
4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)...................................................................... 56
4.4. Phân tích tương quan – hồi qui ............................................................................ 61
4.4.1. Phân tích tương quan ....................................................................................... 61
4.4.2. Phân tích hồi qui ............................................................................................. 62
4.4.2.1. Sự phù hợp của mô hình ............................................................................... 60
4.4.2.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình ............................................................... 62
4.4.2.3. Hệ số hồi qui ................................................................................................. 64
4.4.2.4. Kiểm định các giả thuyết của mô hình ........................................................... 65
4.5. Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính .................................................... 66
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 69
5.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu........................................................................... 69
5.2. Đề xuất một số giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu để hoàn thiện chuỗi cung
ứng cá tra xuất khẩu từ đồng bằng sông Cửu Long đến thị trường Mỹ La Tinh. ......... 69
5.3. Những điểm hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. .......................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngành thủy sản của Việt Nam là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, ngành
phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2000 đến 2010
là 8 – 10% (CBI, 3/2012). Trong đó, cá tra là một trong những mặt hàng chủ lực chiếm
trên 25% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Theo báo cáo tạo thuận lợi
thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thế giới 2013, Việt Nam
chiếm 90% giá trị thương mại cá tra các nước trên thế giới đạt 1,76 tỷ USD năm 2013
và đóng góp gần 75% trong tổng sản lượng sản xuất cá tra. Theo báo cáo Triển vọng
Lương thực (Food Outlook) (2009) của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
Hiệp Quốc (FAO), cá tra nằm trong những sản phẩm thủy sản có giá trị thương mại
lớn trên thế giới bên cạnh tôm, cá hồi, cá tầng đáy, cá ngừ, mực, thức ăn và dầu cá.
Đến năm 2013 cá tra Việt Nam đã được xuất khẩu đến 149 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong đó kim ngạch xuất khẩu cá tra đến 20 quốc gia khu vực Mỹ La Tinh chiếm tới
19,73% tổng kim ngạch xuất khẩu (Thông tin thương mại 29/9/2014, Bộ Công
Thương). Thị trường Mỹ La Tinh tuy chỉ mới nhập khẩu cá tra mạnh từ năm 2004
nhưng có tốc độ tăng trưởng cao và tăng liên tục. Do nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở thị
trường này khá cao và có xu hướng tăng, trong khi đó sản phẩm cá tra có giá cả cạnh
tranh, dễ chế biến, mùi vị thơm ngon nên nhanh chóng đáp ứng được thị hiếu của
người tiêu dùng.
Mặc dù ngành chế biến cá tra Việt Nam là một ngành có lợi thế cạnh tranh cao đặc biệt
tại thị trường Mỹ La Tinh, tuy nhiên lợi thế này chưa thực sự phát huy hết hiệu quả để
đem lại nguồn lợi cho đất nước do những vấn đề tồn tại trong chuỗi cung ứng cá tra.
Một điều rất đáng buồn khi nhiều nhà máy chế biến cạnh tranh không lành mạnh đua
nhau giảm giá, cung cấp vào thị trường những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn về cơ
thịt, mạ băng, độ ẩm hay lừa đảo chiếm dụng vốn của đối tác. Những điều này làm xấu
hình ảnh của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đồng thời làm cho sản phẩm cá tra bị hạ
thấp giá trị so với các sản phẩm cạnh tranh và bị kiểm soát nghiêm ngặt hơn bởi cơ
quan chức năng kiểm dịch động thực vật ở các nước Mỹ La Tinh. Ngoài ra phía nguồn
cung nguyên liệu trong nước với diện tích gần 6000 ha nhưng sản lượng không ổn
định lúc thì không cung cấp được cho các nhà máy chế biến vào mùa cao điểm, lúc thì
dư thừa. Người nông dân thua lỗ, treo ao, nhà máy chế biến cũng hoạt động cầm
chừng do chưa giải quyết được bài toán về chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu.
Những thực trạng yếu kém của chuỗi cung ứng cá tra dẫn đến nhu cầu cấp thiết cần có
những biện pháp hữu hiệu nhằm cải thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu từ đồng
bằng sông Cửu Long tới các thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường Mỹ La Tinh
nói riêng. Do đó tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc hoàn
thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu từ đồng bằng sông Cửu Long đến thị trường
Mỹ La Tinh” để có thể cung cấp thêm vào những nghiên cứu về chuỗi cung ứng cá tra
xuất khẩu và làm cơ sở đề xuất giải pháp cho các thành viên trong chuỗi.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
(1) Làm rõ các nhân tố tác động đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu.
(2) Đánh giá tác động của các nhân tố đó đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra
xuất khẩu từ đồng bằng sông Cửu Long đến thị trường Mỹ La Tinh.
(3) Đề xuất một số giải pháp với các đơn vị có liên quan nhằm hoàn thiện chuỗi cung
ứng cá tra xuất khẩu từ đồng bằng sông Cửu Long đến thị trường Mỹ La Tinh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu từ đồng bằng sông Cửu Long
đến thị trường Mỹ La Tinh.
Đối tượng khảo sát của đề tài là các thành viên trong chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu
bao gồm nhà nuôi, nhà chế biến và xuất khẩu, nhà phân phối, bán lẻ cá tra tại thị
trường Mỹ La Tinh.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre,
Hậu Giang, Tiền Giang ở đồng bằng sông Cửu Long và các thị trường Brazil, Mexico,
Colombia ở châu Mỹ La Tinh ba nước này chiếm đến 86,77% tổng kim ngạch xuất
khẩu cá tra đến thị trường Mỹ La Tinh 8 tháng đầu năm 2014. Phạm vi thời gian
nghiên cứu từ tháng 3/2014 – 9/2014.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được vận dụng để thực hiện đề tài này bao gồm:
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập tài liệu sách báo, nghiên cứu, dự án
liên quan, báo cáo tổng kết của các cơ quan chuyên ngành, tin tức liên quan.
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập
thông tin từ các thành viên trong chuỗi cung ứng bao gồm nhà nuôi cá tra thương
phẩm, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu, nhà nhập khẩu, nhà bán lẻ.
Phương pháp và công cụ xử lý thông tin: Sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS
20.0 để thống kê mô tả, kiểm định thang đo, phân tích hồi qui và tương quan, kiểm
định ANOVA.
1.5. Tổng quan nghiên cứu có liên quan tới đề tài
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện
chuỗi cung ứng ở cấp độ ngành hay cấp độ công ty.
Theo Henry và cộng sự (2012) quy trình tạo ra giá trị gia tăng trong sản xuất, mối
quan hệ trong chuỗi cung ứng, công nghệ thông tin, môi trường không chắc chắn có
tác động đồng biến đến kết quả thực hiện của chuỗi cung ứng.
Kết quả nghiên cứu của Nabila và cộng sự (2013) về chuỗi cung ứng ngành dệt may
tại Pakistan chỉ ra rằng các biến kế hoạch, chất lượng, thời gian giao hàng, nguồn
nguyên liệu có tác động đến sự hiệu quả của quản trị chuỗi cung ứng.
Ramayah và cộng sự (2008) khi khảo sát 250 công ty sản xuất ở Penang, Malaysia thì
kết luận rằng công nghệ thông tin không có tác động đến kết quả thực hiện của chuỗi
cung ứng. Tuy nhiên mối quan hệ giữa các bên bao gồm sự tin cậy và cam kết thì có
tác động tích cực đến kết quả thực hiện của chuỗi cung ứng.
Theo Robert và Christian (2002) sự tin cậy, tài sản chuyên dụng (đặc thù) và độ cảm
nhận của người mua về sự phụ thuộc có tác động đến sự phản hồi của chuỗi cung ứng.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu các phương pháp phân lớp dữ liệu và ứng dụng trong bài toán dự báo thuê bao rời mạng viễn thông Công nghệ thông tin 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Các loại sai số trong nghiên cứu dịch tễ học Y dược 0
D Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top