gia_bang

New Member

Download miễn phí Đề tài Hạch toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Formach





 Sản phẩm sản xuất của Công ty hiện nay có khoảng 50 loại sản phẩm khác nhau: Cầu trục, bán cầu trục, Cổng trục, máy chế biến gỗ . Vì thế lượng NVL mà Công ty sử dụng cũng rất lớn khoảng 200 loại NVL: Thép tấm, thép hình, đồng, ô xy, que hàn. Chỉ tính riêng các loại NVL chủ yếu đã chiếm khoảng 40,6% tổng số vốn lưu động của Công ty. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và giá trị vật liệu được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Hầu hết các NVL đều được Công ty thu mua từ các doanh nghiệp trong nước. Nhưng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo sức mạnh cạnh tranh trên thị trường Công ty đã nhập khẩu một số NVL đặc chủng để cấu thành nên sản phẩm của Công ty mà thị trường trong nước chưa sản xuất được.

2. Phân loại và đánh giá NVL ở Công ty

2.1. Phân loại NVL:

 Công ty có khoảng 200 loại NVL mỗi loại có một vai trò và vị trí khác nhau. Để đảm bảo cho công tác quản lý và sử dụng NVL một cách có hiệu quả, Công ty phân loại NVL thành các loại như sau:

 - Nguyên vật liệu chính: Thép tấm, thép hình, đồng, tôn. trong đó chiếm tỷ trọng cao là thép L, I, U đây là đối tượng lao động chủ yếu, là vật liệu chính để hình thành nên sản phẩm.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


trong nghiệp vụ xuất kho NVL.
Với doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên thì khi xuất kho NVL phải lập phiếu xuất kho hay phiếu xuất vật tư theo hạn mức. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi số lượng thực xuất và cùng với người ký nhận vào phiếu xuất kho.
Phiếu xuất vật tư theo hạn mức được lập trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất ổn định và đã lập được định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm. Số lượng NVL thực xuất trong tháng do thủ kho ghi căn cứ vào hạn mức được duyệt theo yêu cầu sử dụng từng lần và số lượng thực xuất từng lần.
1.4. Các phương pháp kế toán chi tiết NVL
1.4.1. Phương pháp ghi thẻ song song (sơ đồ 1)
Tại kho NVL:
Việc ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn kho hàng ngày được thủ kho tiến hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo số lượng.
Khi nhận các chứng từ nhập xuất NVL, thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi ghi chép số lượng thực nhập, thực xuất vào chứng từ và thẻ kho. Cuối ngày tính ra số tồn kho rồi ghi vào thẻ kho.Theo định kỳ, thủ kho gửi các chứng từ nhập xuất tồn kho về phòng kế toán
Tại phòng kế toán :
Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết NVL để ghi chép tình hình nhập xuất tồn kho theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết NVL và kiểm tra đối chiếu với thẻ kho. Ngoài ra, để có số liệu đối chiếu kiểm tra với kế toán tổng hợp cần tổng hợp số liệu kế toán chi tiết từ các sổ chi tiết vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn theo từng nhóm từng loại NVL. Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu.
Nhược điểm: Việc ghi chép giữa thủ kho và phòng còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng. Ngoài ra việc kiểm tra, đối chiếu chủ yếu vào cuối tháng do đó hạn chế chức năng kiểm tra kịp thời của kế toán.
Phạm vi áp dụng : Được áp dụng đối với các doanh nghiệp có ít chủng loại NVL, khối lượng các nghiệp vụ nhập xuất ít, không thường xuyên và trình độ của cán bộ kế toán còn hạn chế.
1.4.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển (sơ đồ 2)
Tại kho NVL:
Việc ghi chép của thủ kho cũng giống như cách ghi chép trong phương pháp thẻ song song.
Tại phòng kế toán :
Kế toán không sử dụng sổ (thẻ) chi tiết để ghi hàng ngày mà sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để ghi hàng tháng vào cuối mỗi tháng. Sổ đối chiếu luân chuyển được mở cho cả năm, trên sổ hàng tháng kế toán phản ánh tình hình nhập xuất NVL, mỗi NVL được ghi một dòng trên sổ vào cuối tháng. Kế toán có thể sử dụng Bảng kê nhập xuất NVL, cuối tháng tổng hợp số liệu và ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển.
Ưu điểm: Khối lượng ghi chép được giảm bớt, dễ làm do chỉ ghi một lần vào cuối tháng .
Nhược điểm: Việc ghi sổ vẫn bị trùng lặp giữa thủ kho và phòng kế toán về chỉ tiêu hiện vật, việc đối chiếu, kiểm tra cũng được tiến hành vào cuối tháng do đó hạn chế tác dụng kiểm tra.
Phạm vi áp dụng: Được áp dụng đối với các doanh nghiệp ít nghiệp vụ nhập xuất, kế toán phải kiêm nhiều nhiệm vụ.
1.4.3. Phương pháp sổ số dư (sơ đồ 3)
Tại kho NVL:
Thủ kho dùng để ghi chép tình hình nhập – xuất – tồn kho, nhưng cuối tháng phải ghi số tồn kho đã tính trên thẻ kho sang sổ số dư vào cột số lượng.
Tại phòng kế toán:
Kế toán mở sổ số dư theo từng kho chung cho cả năm để ghi chép tình hình nhập – xuất. Từ các bảng kê nhập, xuất kế toán lập bảng lũy kế nhập, xuất rồi từ các bảng lũy kế (nhập, xuất) lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho theo từng nhóm, từng loại NVL theo chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng do thủ kho tính ghi ở sổ số dư và đơn giá hạch toán tính ra giá trị tồn kho để ghi vào cột số tiền sổ số dư. Việc kiểm tra đối chiếu được căn cứ vào cột số tiền tồn kho trên sổ số dư và bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn ( cột số tiền ) và số liệu kế toán tổng hợp.
Ưu điểm: Tránh được sự ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, giảm bớt khối lượng ghi chép, công việc được tiến hành đều đặn trong tháng.
Nhược điểm: Do chỉ theo dõi về mặt giá trị nên muốn biết số hiện có và tình hình tăng giảm của loại NVL về mặt hiện vật nhiều khi phải xem số liệu trên thẻ kho. Hơn nữa việc kiểm tra, phát hiện sai sót nhầm lẫn giữa kho và phòng kế toán gặp khó khăn .
Phạm vi áp dụng : Được áp dụng trong các doanh nghiệp có nghiệp vụ nhập xuất diễn ra thường xuyên, nhiều chủng loại NVL và với điều kiện doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán và trình độ nghiệp vụ của kế toán vững vàng.
2. Kế toán tổng hợp NVL:
NVL là tài sản lưu động, thuộc nhóm hàng tồn kho của doanh nghiệp.Theo quyết định QĐ 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 thì trong một doanh nghiệp chỉ áp dụng một trong hai phương pháp kế toán do chế độ qui định :
- Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
2.1. Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập xuất tồn kho các vật liệu trên tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở chứng từ nhập xuất. Việc xác định giá trị NVL xuất kho theo phương pháp này được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ xuất kho sau khi đã được tập hợp, phân loại theo các đối tượng sử dụng để ghi vào các tài khoản và sổ kế toán. Ngoài ra giá trị NVL tồn kho trên tài khoản, sổ kế toán được xác định ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
- Phương pháp này được áp dụng trong phần lớn các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp thương mại kinh doanh mặt hàng lớn.
- Tài khoản kế toán sử dụng: Để hạch toán biến động tổng hợp NVL trong kho tại các danh điểm trong doanh nghiệp là tài khoản 152”nguyên vật liệu”
Tài khoản 152 có thể mở thành các tài khoản cấp 2 bao gồm :
+TK 1521: Nguyên vật liệu chính
+TK 1522: Nguyên vật liệu phụ
+TK 1523: Nhiên liệu
+TK 1524: Phụ tùng thay thế
+TK 1525: Thiết bị xây dựng cơ bản
+TK 1528: Các nguyên vật liệu khác
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như: TK 331,333,133,111,112,621,141,...và tùy thuộc vào từng doanh nghiệp mà còn mở thêm các tài khoản cấp 2,3 khác.
- Sơ đồ hạch toán : (Được thể hiện bằng sơ đồ 4)
2.2. Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi thường xuyên liên tục tình hình nhập – xuất vật liệu trên các tài khoản tồn kho tương ứng.
Trong kỳ tình hình nhập, xuất kho NVL được theo dõi ở một tài khoản riêng TK 611 ”mua hàng”, còn TK 152 chỉ dùng để phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu và cuối kỳ. Hơn nữa giá trị hàng tồn kho lại không căn cứ vào số liệu các tài khoản, sổ kế toán để tính mà lại căn cứ vào kết quả kiểm kê. Còn giá trị hàng xuất kho cũng không căn cứ trực tiếp vào các chứng từ xuất kho để tổng hợp, phân loại theo các đối tượng sử dụng rồi ghi sổ mà lại căn cứ vào kết quả kiểm kê và giá trị vật tư, hàng hóa mua vào trong kỳ, được xác định theo công thức:
Trị giá NVL xuất kho
=
Trị giá NVL tồn đầu kỳ
+
Trị giá NVL nhập trong kỳ
-
Trị giá...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top