mr.sun_shock

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC BẢNG .v
DANH MỤC ĐỒ THỊ - BIỂU ĐỒ - HÌNH ẢNH .vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .vii
Phần I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích và yêu cầu 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Giới thiệu chung về nấm Hương và hệ sợi nấm Hương 3
2.1.1. Đặc điểm hình thái và đặc tính sinh học của nấm Hương 3
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của nấm Hương 4
2.1.3. Giá trị dinh dưỡng của nấm Hương 5
2.2. Hoạt chất β-glucan 6
2.2.1. Định nghĩa 6
2.2.2. Hoạt tính sinh học của β-glucan 8
2.2.3. Ứng dụng của β-glucan 10
2.2.4. β-glucan trong nấm Hương 11
2.3. Một số sản phẩm thương mại từ nấm Hương 13
2.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm Hương 14
2.4.1. Tình hình ngoài nước 14
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 16
2.5. Nuôi cấy hệ sợi nấm Hương trong môi trường lỏng 17
2.5.1. Phương pháp lên men chìm đối với vi sinh vật 17
2.5.2. Môi trường nuôi cấy lỏng cho nấm Hương 19
2.5.3. Ảnh hưởng của chủng giống 20
2.5.4. Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy lỏng đối với nấm Hương 20
Phần III. ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 22
3.1.2. Thiết bị, công cụ và hóa chất tiến hành 22
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu 23
3.2. Nội dung nghiên cứu 23
3.3. Phương pháp nghiên cứu 24
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 24
3.3.2. Phương pháp chuẩn bị môi trường 25
3.3.3. Phương pháp nuôi cấy 26
3.3.4. Phương pháp xác định lượng sinh khối tươi và khô 26
3.3.5. Phương pháp phân tích hàm lượng β-glucan 27
3.3.6. Phương pháp xử lý thống kê 29
Phần IV. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 30
4.1. Đánh giá sự phát triển sinh khối của các chủng nấm Hương trên môi trường thạch PDA 30
4.2. Đánh giá sự phát triển của các chủng nấm Hương trong môi trường lỏng PDR 32
4.3. Đánh giá hàm lượng β-glucan trong sinh khối sợi nấm ở một số chủng nấm Hương phát triển trong môi trường nuôi cấy lỏng 34
Phần V. KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ 38
5.1. Kết luận 38
5.2. Đề nghị 38
PHỤ LỤC 42
MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhu cầu về thực phẩm không chỉ dừng lại ở những yêu cầu về số lượng, chất lượng mà còn hướng tới tính an toàn, khả năng phòng và chữa bệnh. Từ những yêu cầu đó mà những nghiên cứu về thực phẩm chức năng đang rất được quan tâm. Thực phẩm chức năng là một loại thực phẩm có thể cải thiện tình trạng sức khỏe và làm giảm nguy cơ mắc bệnh, do chứa những thành phần có hoạt tính sinh học cao. Các hoạt chất sinh học này thường được tách chiết từ các loại rau quả.
Từ nhiều thế kỷ nay nấm ăn đã được biết đến như một nguồn thực phẩm bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe. Ngày nay các nhà khoa học càng khẳng định hơn nữa giá trị dinh dưỡng và dược tính của loại thực phẩm vừa là rau vừa là thịt này. Nấm ăn được gọi là loại thực phẩm vừa là rau vừa là thịt vì nó có rất ít chất béo, cung cấp ít năng lượng nhưng lại rất giàu protein và axít amin. Trong các loại nấm ăn thì phải kể đến nấm Hương (Lentiluna edodes). Nấm Hương rất quen thuộc trong ẩm thực của cả phương Đông lẫn phương Tây. Hiện nay, nấm Hương được xếp vào nguồn cung cấp thực phẩm chức năng. Nấm Hương đem lại giá trị dinh dưỡng cao, có chứa tới gần 40 loại enzym và axit amin cần thiết đối với cơ thể người. Nấm Hương chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học cao (β-glucan, Eritadinin, LEM) giúp tăng cường miễn dịch, hạ cholesterol và men gan [3].
Do nấm Hương có giá trị dinh dưỡng cao lại chứa các hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe nên các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu về nó. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu thì hệ sợi nấm Hương cũng chứa tương đối đầy đủ về số lượng và chất lượng các hoạt chất sinh học và dinh dưỡng như ở trong thể quả [21]. Việc nuôi cấy hệ sợi nấm cho phép rút ngắn thời gian, không đòi hỏi điều kiện nhiệt độ khắt khe như nuôi trồng nấm thu thể quả. Mặt khác việc nuôi cấy hệ sợi nấm Hương lại hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp nuôi cấy trong môi trường lỏng [9]. Hiện nay trên thế giới việc nghiên cứu sự phát triển của các loại nấm ăn (nấm Hương, nấm Sò...) cũng như nấm dược liệu (nấm Linh Chi) trong môi trường lỏng là rất phổ biến. Trong khi nước ta có nguồn gen nấm Hương phong phú, có nhiều giống nấm địa phương, rất có điều kiện để phát triển sản xuất sinh khối nhưng trong nuôi trồng nấm chưa có làm giống lỏng, chưa sản xuất sinh khối. Phổ biến ở nước ta là kỹ thuật nuôi trồng nấm trên giá thể rắn lấy thể quả. Do đó việc nghiên cứu nuôi cấy nấm trong môi trường lỏng có ý nghĩa vô cùng lớn.
Bên cạnh đó khả năng nấm Hương cho sinh khối và hàm lượng hoạt chất sinh học nhiều hay ít còn phụ thuộc rất nhiều vào chủng giống nấm. Dù với bất kỳ mục đích nào như thu sinh khối sợi hay hoạt chất sinh học để sản xuất thực phẩm chức năng hay làm giống nấm nuôi trồng lấy thể quả thì việc nghiên cứu khả năng phát triển của các chủng nấm Hương cũng là khâu đầu tiên và rất quan trọng. Vì vậy, trong khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp này, chúng tui tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu so sánh sự phát triển sinh khối và hàm lượng β-glucan ở một số chủng nấm Hương nuôi cấy trong môi trường lỏng”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Lựa chọn được một chủng nấm Hương có khả năng phát triển tốt trong môi trường lỏng cho sinh khối và hàm lượng β-glucan cao.
1.2.2. Yêu cầu
- Nuôi cấy tạo sinh khối nấm Hương trong môi trường lỏng.
- Xác định được hàm lượng β-glucan do các chủng nấm Hương tạo ra.

Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NẤM HƯƠNG VÀ HỆ SỢI NẤM HƯƠNG
2.1.1. Đặc điểm hình thái và đặc tính sinh học của nấm Hương
2.1.1.1. Đặc điểm hình thái
Nấm Hương hay còn gọi là nấm Đông Cô, Hương Cô (danh pháp khoa học: Lentinula edodes) là một loại nấm ăn có nguồn gốc bản địa ở Đông Á. Tiếng Anh và các ngôn ngữ châu Âu gọi nó theo tên tiếng Nhật là shiitake. Nấm Hương thuộc họ Tricholomataceae, bộ Agaricaless, lớp phụ Hymenomycetidae, lớp Holobasidiomycetes (hay Homobasidio-mycetes hay Eubasidiomycetes), ngành phụ Basidiomycotina, ngành Nấm thật – Eumycota, giới Nấm – Myconta hay Fungi [1].
Nấm Hương thuộc nhóm nấm hoại sinh, nhóm nấm mọc trên gỗ. Nấm Hương có dạng như cái ô, mũ nấm có đường kính 4 - 10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Lúc đầu mũ nấm có dạng nón nhọn ở giữa, sau trải rộng ra và bằng phẳng. Viền của mũ thường cuộn vào trong. Mặt ngoài có màu nâu đến đen và rải rác những vẩy trắng. Phiến nấm có màu trắng. Bề ngang của phiến tương đối rộng và có khuynh hướng bám vào cuống nấm. Mặt trên tai nấm màu nâu, mặt dưới có nhiều bản mỏng xếp lại. Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ [1].

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

AnhAnh09

New Member
Re: [Free] Nghiên cứu so sánh sự phát triển sinh khối và hàm lượng β-Glucan ở một số chủng nấm hương nuôi cấy trong môi trường lỏng

bạn ơi gửi link dowload Nghiên cứu so sánh sự phát triển sinh khối và hàm lượng β-Glucan ở một số chủng nấm hương nuôi cấy trong môi trường lỏng cho mình nhé !!!
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top