kimnhan288

New Member

Download miễn phí Đồ án Giải pháp hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ngân hàng cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam VPBank





LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : MÔ HÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP 3

1.1 Sự cần thiết của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. 3

1.1.1 Các ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro tín dụng. 3

1.1.2 Những tồn tại trong hoạt động cung cấp tín dụng của ngân hàng thương mại. 4

1.2 Khái niệm chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp 5

1.2.1 Khái niệm chấm điểm tín dụng 5

1.2.1 Khái niệm xếp hạng doanh nghiệp 6

1.3 Nguyên tắc chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. 6

1.4 Vai trò của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. 6

1.4.1 Đối với ngân hàng. 6

1.4.2 Đối với doanh nghiệp. 7

1.5 Một số mô hình chấm điểm tín dụng. 8

1.5.1 Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s 8

1.5.2 Mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6C 9

1.5.3 Mô hình chỉ số Z 10

1.6 Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. 13

1.6.1 Thu thập thông tin 13

1.6.2 Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 14

1.6.3 Xác định quy mô doanh nghiệp. 15

1.6.4 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính 15

1.6.5 Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính 17

1.6.5.1 Chỉ tiêu về môi trường ngành 17

1.6.5.2 Chỉ tiêu về điều kiện kinh doanh 18

1.6.5.3 Chỉ tiêu về quản lý: đánh giá 5 chỉ tiêu chính 18

1.6.5.4 Chỉ tiêu về tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng 18

1.6.6 Tổng hợp điểm cuối cùng và xếp hạng. 19

1.7 Các yếu tố tác động đến công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại. 19

1.7.1 Thông tin sử dụng để chấm điểm tín dụng. 19

1.7.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng. 20

1.7.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ ngân hàng. 20

1.7.4 Chính sách của ngân hàng. 20

1.7.5 Các quy chế chính sách của ngân hàng nhà nước. 21

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 22

2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank. 22

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển VPBank. 22

2.1.2 Cơ cấu tổ chức. 25

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh. 26

2.2.1. Hoạt động huy động vốn 26

2.2.2.Hoạt động tín dụng: 26

2.2.3 Hoạt động khác. 27

2.2.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. 30

2.3 Thực trạng áp dụng mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại VPBank. 31

2.3.1 Mô tả mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại VPBank. 31

2.3.1.1 Mô tả các chỉ tiêu trong phiếu chấm điểm tín dụng. 31

2.3.1.2 Đánh giá tài sản đảm bảo 34

2.3.1.3 Đánh giá tín dụng kết hợp 35

2.3.2 Sử dụng kết quả chấm điểm chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp 36

2.3.3 So sánh quy trình cấp và quản lý tín dụng trước và sau khi áp dụng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. 36

2.3.4 Đánh giá công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại VPBank. 38

2.3.4.1 Ưu điểm 38

2.3.4.2 Tồn tại 39

2.3.4.3 Nguyên nhân 40

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH. 43

3.1 Chiến lược phát triển của VPBank 43

3.1.1 Chiến lược phát triển chung của ngân hàng. 43

Xây dựng hình ảnh VPBank gần gũi, thân thiện với công chúng, khách hàng trên toàn quốc. 44

3.1.2 Chiến lược phát triển công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. 44

3.2 Giải pháp đề xuất hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại VPBank. 45

3.2.1 Về xây dựng nguồn lực cho công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp 46

3.2.2 Về công tác xếp hạng và chấm điểm 47

3.2.2.1 Hoàn thiện thu thập thông tin. 47

3.2.2.2 Xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng phù hợp 48

3.2.2.3 Chính sửa quy trình chấm điểm và xếp hạng. 49

3.2.4 Một số kiến nghị với cơ quan hữu quan 51

3.2.4.1 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. 51

3.2.4.2 Kiến nghị với Bộ Tài Chính. 51

KẾT LUẬN 53

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


họa tổng hợp điểm và xếp hạng
Loại
Số điểm đạt được
AAA
92,4 - 100
AA
84,8 - 92,3
A
77,2 - 84,7
BBB
69,6 - 77,1
BB
62,0 - 69,5
B
54,4 – 61,9
CCC
46,8 – 54,3
CC
39,2 – 46,7
C
31,6 – 39,1
D
<31,6
( Nguồn : Cẩm nang tín dụng – Vietcombank)
1.7 Các yếu tố tác động đến công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại.
1.7.1 Thông tin sử dụng để chấm điểm tín dụng.
Thông tin là điều kiện quan trọng cho bước khởi đầu của quy trình chấm điểm tín dụng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của kết quả chấm điểm. Yêu cầu của thông tin đầu vào là đầy đủ, chính xác và cập nhật thường xuyên.
Thứ nhất là đủ về số lượng. Để đảm bảo tính chính xác của mô hình, cán bộ tín dụng cần thu thập đầy đủ thông tin phản ánh mọi mặt của doanh nghiệp.
Thứ hai là đảm bảo tính chính xác hay nói cách khác là chất lượng của thông tin. Ngân hàng có nhiều kênh để tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp như đã trình bày ở mục 1.6.1. Cán bộ tín dụng ngoài việc phải tiến hành xác minh thông tin do khách hàng cung cấp thì cần linh hoạt trong sử dụng các nguồn thông tin khác nhau để giảm thiểu nhược điểm của nguồn thông tin chính, đồng thời nâng cao chất lượng thông tin.
Thứ ba là cập nhật thông tin một cách thường xuyên. Cán bộ ngân hàng phải tiến hành thu thập thông tin một cách liên tục, được hệ thống theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại để thuận tiện cho việc sử dụng. Khoảng thời gian thông thường các ngân hàng sử dụng là 3 – 5 năm, song thông tin quan trọng nhất là thông tin phản ánh tình hình hiện tại của doanh nghiệp.
1.7.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng.
Xếp hạng doanh nghiệp là một quy trình phức tạp; mặt khác việc đánh giá phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng. Công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp có hiệu quả hay không là nhờ chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng thể hiện ở kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và đạo đức nghệ nghiệp.
1.7.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ ngân hàng.
Chấm điểm tín dụng đòi hỏi phải thu thập, xử lý, tính toán một lượng lớn thông tin, dữ liệu. Chính vì vậy, chấm điểm tự động hóa trên máy tính với các phần mềm tin học ứng dụng sẽ giúp quá trình này đạt hiệu quả cao, giảm bớt khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng và rút ngắn thời gian xét duyệt tín dụng.
1.7.4 Chính sách của ngân hàng.
Việc triển khai công tác chấm điểm tín dụng phụ thuộc vào chính sách, quy chế của ngân hàng. Trong đó có việc ban hành quy chế hướng dẫn chi tiết việc thực hiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.
Để công tác nay phát huy hiệu quả như mong muốn, còn phụ thuộc vào công tác đào tạo cán bộ, các ban quản lý, kiểm tra, giám sát...
1.7.5 Các quy chế chính sách của ngân hàng nhà nước.
Việc chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng của các NHTM luôn chịu sự điều chỉnh và kiểm tra của NHNN. Hiện nay NHNN đã ban hành một số văn bản hướng dẫn cụ thể việc phân loại khách hàng và xây dựng hệ thống chấm điểm nội bộ. Chính sách của NHTM cho công tác này phụ thuộc nhiều vào quy định của NHTW.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển VPBank.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào tháng 7/2007. Đến cuối năm 2007 vốn điều lệ của VPBank đạt 2.000 tỷ đồng. Ngày 1/10/2008, VPBank đã chính thức tăng vốn điều lệ lên 2.117.474.330.000 đồng.
Hiện nay VPBank được đánh giá là ngân hàng thương mại cổ phần có mạng lưới chi nhánh rộng, có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Trong 2 năm đầu hoạt động, mạng lưới hoạt động của VPBank mới chỉ có 3 chi nhánh và 6 phòng giao dịch, đến cuối năm 2007 hệ thống VPBank đã có 128 điểm giao dịch ngân hàng ( bao gồm Hội sở, 34 chi nhánh và 93 phòng giao dịch). Tính riêng trong năm 2008, VPBank đã mở mới 12 chi nhánh và 67 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành trên toàn quốc. Tính đến tháng 12 năm 2008 VPBank đã có 140 điểm giao dịch. Bên cạnh đó, cùng với xu hướng phát triển mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam và sự gia tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính phong phú của khách hàng, ngân hàng đã thành lâp hai công ty con trực thuộc là công ty chứng khoán và công ty quản lý tài sản. Đây được đánh giá là bước đi mạnh dạn và đúng hướng của VPBank, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần tăng thu cho ngân hàng và giảm bớt sự phụ thuộc quá lớn của doanh thu hoạt động vào hoạt động tín dung.
Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2.800 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 90%). Có thể nói đội ngũ cán bộ nhân viên là nhân tố quyết định sự thành công của VPBank, giúp ngân hàng trụ vững trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay. Chính vì vậy, ban lãnh đạo ngân hàng luôn đề cao chế độ đãi ngộ với nhân viên, đặc biệt đội ngũ nhân viên trẻ đầy tiềm năng, cùng với luôn quan tâm tới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng, biến họ thành vũ khí sắc bén trong cuộc chiến canh tranh khốc liệt ngày nay.
Trong báo cáo thường niên năm 2008 một lần nữa, VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ. Phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 Ngân hàng dẫn đầu các Ngân hàng TMCP trong cả nước, một ngân hàng có tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á về chất lượng, hiệu quả, độ tin cậy.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ tổ chức của VPBank
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban điều hành
Ban kiểm soát
Phòng kiểm toán nội bộ
Các ban Tín dụng
Văn phòn...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho dịch vụ vinaphone trả trước tại viễn thông hậu giang Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top