Download miễn phí Giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp nguồn gốc, xuất xứ hàng ho





A. PHẦN MỞ ĐẦU 1

B. PHẦN NỘI DUNG 2

I. Hàng giả và tác hại của nó 2

1. Khái niệm về hàng giả 2

2. Các hình thức làm giả 2

a. Giả về chất lượng hay công dụng 3

b. Giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá 3

c. Giả về nhãn hàng hoá 4

d. Các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất tiêu thụ hàng hoá 4

3. Tác hại của hàng giả 4

II. Thực trạng sản xuất và buôn bán, làm hàng giả ở Việt Nam 5

1. Tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam 5

2. Nguyên nhân dẫn đến nạn làm hàng giả trên thị trường Việt Nam 6

III. Một số biện pháp khắc phục 7

1. Đối với các cấp, các ngành 7

2. Đối với doanh nghiệp 9

3. Đối với người tiêu dùng 9

KẾT LUẬN 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


A. Phần Mở đầu
Sau Nghị quyết Đại hội Đảng (1986) nền kinh tế nước ta bước sang thời kỳ mới. Xây dựng một nền kinh tế với sự giao lưu mở thị trường thu hút đầu tư quốc tế tạo động lực xây dựng một nền kinh tế năng động, đa dạng nhiều chiều cùng với sự mở rộng giao lưu hợp tác đó nền kinh tế Việt Nam còn đối đầu với nhiều thách thức đó là xu hướng cạnh tranh theo hai hướng. Cạnh tranh tích cực và cạnh tranh tiêu cực. Bên cạnh những doanh nghiệp rất nỗ lực để đổi mới công nghệ, tìm tòi, sáng tạo... nên đã tạo ra được những sản phẩm tốt được người tiêu dùng ưa thích, thì không ít kẻ vì lợi nhuận trước mắt bất chấp đạo đức, pháp luật để sản xuất và buôn bán hàng giả. Ngoài ra hàng giả ở nước ngoài cũng tràn ngập vào thị trường Việt Nam phá hoại sản xuất và lừa dối người tiêu dùng. Đó là những bức xúc đấu tranh chống hàng giả trên các mặt trận kinh tế, hình sự và quản lý Nhà nước trong kinh doanh.
B. Phần nội dung
I. Hàng giả và tác hại của nó
1. Khái niệm về hàng giả
Theo Nghị định số 140/HĐBT-CP ngày 25/4/1991 có các hình thức sau được coi là hàng giả.
Sản phẩm kể cả hàng hoá nhập khẩu có sản phẩm giả mạo hay sản phẩm của một cơ sở khác sản xuất mà không được chủ hàng đồng ý.
Sản phẩm hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giống hệt hay tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của cơ sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, cục sáng chế hay đã được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Sản phẩm hàng hoá mang nhãn hiệu không đúng với sản phẩm đã được đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Sản phẩm hàng hoá đã đăng ký hay chưa đăng ký chất lượng với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng có mức chất lượng thấp hơn, mức độ tối thiểu cho phép.
Sản phẩm hàng hoá có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
2. Các hình thức làm giả
Theo Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT/BTM-BTC - BCA - BKHCNMT ngày 27/4/2000 của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Công an, Khoa học Công nghệ và Môi trường. (hướng dẫn chỉ thị 31 của Thủ tướng Chính phủ về chống sản xuất và buôn bán hàng giả), hàng hoá có dấu hiệu sau thì được coi là hàng giả.
a. Giả về chất lượng hay công dụng
Hàng có giá trị sử dụng không đúng như bản chất tự nhiên tên gọi và công dụng của nó.
Hàng hoá được thêm tạp chất, chất phụ da không được sử dụng làm thay đổi chất lượng, có chứa được chất khác với tên dược chất ghi trên nhãn bao bì, không có hay không đủ hoá chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng, có hoạt chất hữu hiệu ghi trên bao bì.
Hàng hoá không đủ thành phần nguyên liệu hay bị thay đổi bằng những nguyên liệu, phụ tùng không đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hay môi trường, môi sinh.
Hàng hoá thuộc danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và không thực hiện gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hay môi trường, môi sinh.
Hàng hoá chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng giấy chứng nhận hay dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục hàng hoá bắt buộc).
b. Giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá
Hàng có nhãn hiệu hàng hoá trùng hay tương tự gây nhầm với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia mà không được phép của chủ nhãn hiệu.
Hàng hoá có dấu hiệu hay có bao bì mang dấu hiệu trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hay với tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.
Hàng hoá, bộ phận hàng hoá có hình giống bên ngoài trung với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ mà không được phép của chủ kiểu dáng chấp nhận.
Hàng hoá có cấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá, dấu hiệu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hoá.
c. Giả về nhãn hàng hoá
Hàng hoá có nhãn giống hệt hay tương tự với nhãn hàng hoá của cơ sở khác đã công bố.
Những chỉ tiêu ghi trên nhãn hàng hoá không phù hợp với chất lượng hàng hoá nhằm lừa dối người tiêu dùng.
Nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xoá, sửa đổi ghi không đúng thời hạn sử dụng để lừa dối khách hàng.
d. Các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất tiêu thụ hàng hoá
Các loại đề can, tên sản phẩm, nhãn hàng hoá bao bì có dấu hiệu vi phạm như: trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với hàng hoá cùng loại, với nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ được bảo hộ.
3. Tác hại của hàng giả
Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cơ chế thị trường tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự chủ trong sản xuất đưa những sản phẩm hàng hoá dịch vụ phong phú đa dạng.
Người tiêu dùng được quyền lựa chọn và mua sản phẩm an toàn và chất lượng bên cạnh đó do chạy theo lợi nhuận. Cơ sở sản xuất đã tự đưa ra thị trường những hàng hoá kém chất lượng hàng "nhái" nhãn mác, hàng giả đánh lừa người tiêu dùng làm thất thu ở các doanh nghiệp làm ăn chân chính, nền kinh tế trì trệ, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường môi sinh.
* Đối với người tiêu dùng
Làm cho người tiêu dùng mất đi niềm tin vào sản phẩm vì họ không tìm thấy giá trị đích thực mà mình mong muốn và gây thiệt hại về tài sản về sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng khi mua phải hàng giả, kém chất lượng.
* Đối với doanh nghiệp
Hàng giả gây thiệt hại lớn về mặt tinh thần cũng như tiền của của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn làm ăn chân chính thì mất hết uy tín đối với khách hàng. Sản lượng bán ra không nhiều gây thất thu lớn và các doanh nghiệp phải đầu tư một lượng tiền khá lớn vào việc chống hàng giả và việc cải tạo nhãn mác vào việc cải tạo sản phẩm của mình sao cho hàng giả không thể nhái theo nhãn mác của Công ty mình.
* Đối với Nhà nước
Làm thất thu ngân sách Nhà nước, rối loạn trật tự quản lý kinh tế.
Các cơ quan điều tra phải đối phó với các thủ đoạn tinh vi.
II. Thực trạng sản xuất và buôn bán, làm hàng giả ở Việt Nam
1. Tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam
Tình hình hàng giả ở Việt Nam hiện nay đang là một vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Nó diễn biến khá phức tạp và ngày càng tinh vi. Đặc biệt là ở vùng giáp danh giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi có trình độ dân trí còn thấp, phương tiện giao thông đi lại còn khó khăn. Các cơ quan chức năng và chính quyền còn thiếu chặt chẽ trong quản lý kiểm tra. Thống kê của Cục Cảnh sát kinh tế từ 1997-2001 đã phát hiện 3564 vụ sản xuất và buôn bán hàng giả.
Theo số liệu của quản lý thị trường thuộc bộ thương mại đầu năm đến nay trung bình mỗi tháng các cơ quan chống hàng giả thu giữ hàng trăm hàng giả, khong chỉ hàng tiêu dùng hàng ngày mà cả các loại vật liệu xây d

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top