bachdiep1210

New Member

Download miễn phí Những lý luận chung về việc cần phân định chức năng quản lý về kinh tế của nhà nước và chức năng kinh doanh





Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta, muốn phát triển kinh tế, muốn dân giàu nước mạnh thì sự quản lý về kinh tế của nhà nước phải hết sức chặt chẽ, rõ ràng. Nhà nước phải quản lý đi sâu đi sát vào mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế nhưng phải trên cơ sở bảo đảm cho việc tạo ra môi trường tốt cho công việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp tạo ra của cải vật chất, cung cấp dịch vụ cho xã hội nên cần phát triển các doanh nghiệp, đảm bảo sự tự do kinh doanh của họ trong khuôn khổ luật định.

Muốn làm được như vậy, chúng ta phải hiểu rõ chức năng quản lý của nhà nước về kinh tế và chức năng kinh doanh. cần phân biệt hai chức năng này để xác định đâu là giới hạn của việc kinh doanh, đâu là giới hạn của việc quản lý của nhà nước. Có thế mới đem lại hiệu quả trong việc quản lý của nhà nước, tránh được sự chồng chéo, can thiệp quá sâu của nhà nước gây nên ách tắc trong kinh doanh của các doanh nghiệp.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


y thực trạng mối quan hệ giữa vĩ mô và vi mô hiện nay như thế nào? Làm thế nào để giải quyết vấn đề này.
Trong thực tế sai lầm trước đây mà chúng ta đang khắc phục là ở chỗ không vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan nên tạo ra cơ sở của sở hữu công cộng tràn lan, kém hiệu quả. Chúng ta đã trộn lẫn giữa chức năng quản lý của nhà nước về kinh tế với chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều khi nhà nước ôm đồm làm cả chức năng kinh doanh trong doanh nghiệp, nhà nước trở thành bà đỡ đầu cho các doanh nghiệp. Còn các doanh nghiệp thì dựa dẫm vào nhà nước, tìm mọi cách để che dấu việc làm ăn thua lỗ của mình để duy trì doanh nghiệp mà móc kinh phí của nhà nước hay nói cách khác là doanh nghiệp chưa thực hiện đúng chức năng kinh doanh của mình. Cái chính ở đây là chúng ta đã không xác lập rõ phạm vi của sự quản lý nhà nước về kinh tế và phạm vi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không xác lập rõ quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sự quản lý yếu kém của nhà nước đã tạo cơ hội phát triển cho nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như buôn lậu đầu cơ tham nhũng, xâm phạm tài sản và vốn nhà nước... Điều này đã làm cho nền kinh tế của chúng ta không phát triển lên được, gây thiệt hại tới lợi ích chung của nhà nước và của nhân dân, làm rối loạn hoạt động kinh tế và xã hội.
Sau khi chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường nhiều thành phần thì nhiều doanh nghiệp đã không đứng vững trên thương trường do đó lâm vào tình trạng phá sản. Nhưng cũng có rất nhiều doanh nghiệp đã tỏ ra được thế mạnh của mình, biết chuyển hướng đi đúng đắn, sáng tạo cho kinh doanh, tự do kinh doanh trong khuôn khổ nhà nước cho phép và đã tạo cho mình một tiềm lực và chỗ đứng của mình trong xã hội.
Như vậy qua xem xét thực tế ta thấy mấu chốt của vấn đề nhìn nhận doanh nghiệp như thế nào để từ đó có những chính sách thích hợp với nó để tạo cho nó thế phát triển. Chúng ta đều phải thừa nhận rằng doanh nghiệp là nơi tạo ra của cải cho xã hội, xã hội có giàu hay không là nhờ doanh nghiệp có phát triển hay không. Thừa nhận đó đòi hỏi chúng ta phải giải quyết những vấn đề cả ở tầm vĩ mô và vi mô.
Phần II
Phân biệt chức năng quản lý của nhà nước về kinh tế và chức năng kinh doanh
Liên tiếp các đại hội Đảng toàn quốc quốc khóa IV, V, VI, VII, VIII đều nhấn mạnh sự cần thiết phải phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế ở các cơ quan hành chính nhà nước. Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân nhiều thành phần, do đó sự phân biệt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng kinh doanh của các đơn vị kinh tế là một vấn đề mang tính nguyên tắc. Việc phân biệt làm rõ chức năng quản lý của nhà nước về kinh tế và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tạo cho doanh nghiệp được tự chủ, tự do trong sản xuất kinh doanh và có môi trường kinh doanh tốt hơn. Vậy trước khi nghiên cứu việc phân định chức năng quản lý của nhà nước về kinh tế và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp cần làm rõ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
I-/ Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh là sự vận động tổng hợp tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố đó được hình thành theo bốn nhóm dưới đây:
Nhóm 1: Các loại thị trường; gồm:
Thị trường hàng hóa, dịch vụ
Thị trường bất động sản
Thị trường sức lao động
Thị trường khoa học - công nghệ - thông tin
Thị trường tiền tệ (thị trường vốn, thị trường chứng khoán, các yếu tố: giá, tỉ giá hối đoái, lãi suất tín dụng, ngân hàng tài chính...)
Các loại thị trường nói trên tạo các điều kiện “đầu vào”, “đầu ra” cần thiết cho kinh doanh. Tuy nhiên, ở nước ta chủ yếu mới có thị trường hàng hóa mang tính cổ điển còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, các thị trường khác mới được hình thành còn manh mún hay đang hình thành như thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, thông tin.
Nhóm 2: Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội
Được thể hiện ở trình độ phát triển kinh tế - xã hội, các yếu tố thuộc chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, những đặc điểm truyền thống tâm lý xã hội... Những yếu tố này cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn nước ta có kinh tế phát triển sẽ tạo ra thị trường rộng lớn về hàng hóa, dịch vụ, thị trường đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển cao cũng là yếu tố quan trọng mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp. Sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội trật tự an toàn, an ninh quốc gia cũng tạo thuận lợi rất cơ bản cho kinh doanh.
Nhóm 3: Môi trường sinh thái
Cũng là các yếu tố tác động quan trọng tới môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Ông cha ta thường nói “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Thời tiết thuận lợi, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuận lợi nhất là nhưng doanh nghiệp nông - công nghiệp, sẽ có nguồn nguyên liệu bảo đảm ổn định có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu chế biến sản phẩm, bảo đảm vệ sinh, có sức cạnh tranh hơn.
Nhóm 4: Môi trường hành chính - kinh tế, bao gồm các yếu tố về mô hình tổ chức hoạt động của bộ máy và cơ chế quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước.
Các yếu tố trên luôn tác động qua lại lẫn nhau, chúng phát sinh và vận động theo những quy luật khách quan - cơ chế thị trường (bàn tay vô hình), có sự quản lý của nhà nước (bàn tay hữu hình). Trong đó sự quản lý của nhà nước đóng vai trò quyết định đến bản chất, mục đích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Nhà nước của dân, do dân, vì dân, vì vậy sự quản lý của Nhà nước nhằm mục đích đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi có hiệu quả. Nhà nước phải nhận thức đúng đắn về vai trò chức năng của mình để từ đó có những tác động tốt nhất, tạo đòn bẩy, khuyến khích kinh doanh. Như vậy qua phân tích về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy ngoài các yếu tố khách quan (các quy luật, các điều kiện kinh tế - xã hội) còn các yếu tố chủ quan (Nhà nước và chính bản thân mỗi doanh nghiệp). Do đó cần phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
II-/ Mục tiêu của Nhà nước và mục tiêu của doanh nghiệp
1-/ Mục tiêu của Nhà nước
Do mục tiêu của Nhà nước là phát triển nền kinh tế quốc dân, ổn định chính trị, xã hội, tăng thu nhập quốc dân... nên Nhà nước thực hiện vai trò kinh tế của mình không chỉ bằng việc xây dựng và quản lý khu vực kinh tế nhà nước mà quan trọng hơn là tổ chức và quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Để quản lý được nền kinh tế quốc dân, Nhà nước với bộ máy quản lý của mình phải thực hiện rất nhiều loại công việc khác nhau, những công việc này hình ...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top