nguyet10a7

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và giải pháp mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại





 

Phần I: Lời mở đầu 0

Phần II: Nội dung của đề tài 1

Chương I 1

Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường 1

I . Ngân hàng thương mại với công tác thanh toán không dùng tiền mặt 1

1. Định nghĩa và đặc điểm hoạt động của Ngân hàng thương mại. 1

2 . Chức năng của Ngân hàng thương mại 1

2.1 . Chức năng trung gian tín dụng 1

2.2 . Chức năng làm trung gian thanh toán 2

2.3. Chức năng tạo tiền của ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hai cấp. 3

3. Ngân hàng thương mại và thanh toán không dùng tiền mặt 3

II- Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường 5

1. Những vấn đề cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt : 5

1.1. Bản chất của thanh toán không dùng tiền mặt 5

1.2. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt 6

1.3. Những qui định có tính nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt 7

1.3.1. Mở và sử dụng tài khoản thanh toán: 8

1.3.2. Đảm bảo khả năng thanh toán 10

1.3.3. Thực hiện lệnh thanh toán 10

1.3.4. Phí dịch vụ thanh toán 10

1.3.5 . Chứng từ thanh toán: 10

1.3.6. Trách nhiệm của ngân hàng: 11

2- Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay: 11

2.1. Thanh toán bằng séc 12

2.1.1. Séc lĩnh tiền mặt 13

2.1.2. Séc dùng thanh toán chuyển khoản 13

2.1.3. Séc bảo chi: 14

2.2. Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi 14

2.3. Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu 15

2.4. Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng : 15

2.5. Hình thức thanh toán bằng thẻ thanh toán 16

3. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường hiện nay 16

3.1.Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán an toàn nhanh chóng, khối lượng thanh toán lớn, phạm vi thanh toán rộng. 17

3.2. Thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh đảm bảo hoạt động sản xuất lưu thông được liên tục 17

3.3. Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần tạo vốn cho ngân hàng 17

3.4. Thanh toán không dùng tiền mặt đóng vai trò cung cấp thông tin cho ngân hàng thực hiện việc kiểm soát bằng đồng tiền : 18

3.5. Thanh toán không dùng tiền mặt đóng vai trò tiết giảm khối lượng tiền mặt, hỗ trợ cung ứng tiền mặt, điều hoà lưu thông tiền tệ của Ngân hàng Trung ương 18

Chương II: 19

Thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại các NHTM 19

1. Về phía các ngân hàng thương mại 19

2. Về phía khánh hàng 20

3. Về phía cơ chế 20

chương III 22

Một số giải pháp nhằm mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Các NHTM 22

I - Định hướng hoạt động của Các NHTM 22

1- Định hướng hoạt động kinh doanh 22

2- Định hướng mở rộng và phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt 22

II/ một số Giải pháp nhằm mở rộng và phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại các NHTM. 22

phần III: Kết luận 24

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân mở tài khoản tiền gửi thanh toán tiền hàng - dịch vụ thông qua việc trích chuyển tài khoản trong hệ thống này. Thanh toán không dùng tiền mặt là một phạm trù vừa mang tính chất lý thuyết trừu tượng, vừa mang tính công nghệ cụ thể:
- Đứng về mặt phạm trù lý luận, thanh toán không dùng tiền mặt là sự vận động của tiền tệ. ở đây tiền vừa là công cụ kế toán, vừa là công cụ để chuyển hoá giá trị của hàng hoá dịch vụ.
- Đứng về mặt công nghệ thì thanh toán không dùng tiền mặt là những nghiệp vụ phải thông qua nhiều giai đoạn liên hoàn, đòi hỏi những thao tác về kỹ thuật thanh toán tinh vi và phức tạp.
1.2. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt
Thứ nhất: Trong thanh toán không dùng tiền mặt, tiền tệ và hàng hoá vận động ngược chiều với nhau.
Việc thanh toán không phải thực hiện bằng cách trao trả trực tiếp tiền – hàng giữa người mua và người bán mà được thực hiện bằng cách trích chuyển vốn từ tài khoản tiền gửi của người mua sang tài khoản của người bán sau khi hàng hoá đã hay đang vận chuyển từ người bán tới người mua.
Thứ hai: Thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng tiền ghi sổ hay còn gọi là tiền bút tệ.
Đây là đặc điểm cơ bản nhất của thanh toán không dùng tiền mặt. Việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản của người trả tiền chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng, kho bạc nhà nước hay bằng cách bù trừ lẫn nhau.
Thứ ba : Trong thanh toán không dùng tiền mặt, mỗi khoản thanh toán ít nhất có ba bên tham gia đó là: Người trả tiền, người nhận tiền và các trung gian thanh toán.
- Người trả tiền có thể là người mua hàng, người nhận dịch vụ, người nộp thuế, trả nợ hay người chuyển nhượng một khoản tiền nào đó do thiện chí hay do luật định. Người trả tiền đóng vai trò quyết định trong việc thanh toán. Có thể họ là người mở đầu hay tiếp nối trong quá trình thanh toán đã được người nhận tiền khởi xướng. Người trả tiền có nhiệm vụ phải trả đúng hạn số tiền phải trả và tôn trọng những thủ tục cần thiết như lập và nộp chứng từ thanh toán theo mẫu qui định và thời hạn qui định hay đã được thoả thuận trước. Người trả tiền có quyền từ chối thanh toán nếu các chủ thể khác vi phạm những cam kết hay những qui định đã thoả thuận giữa hai bên.
- Người nhận tiền hay còn được gọi là người thụ hưởng là người được hưởng một khoản tiền nào đó do đã giao hàng, cung ứng dịch vụ hay do luật định hay do thiện chí của người khác. Đối với người nhận tiền là người bán hay cung ứng dịch vụ thì cở sở để nhận tiền là các chứng từ hay hoá đơn giao hàng. Trong trường hợp người nhận tiền với tư cách là tổ chức tài chính, cơ sở nhận tiền là các quyết định, lệnh phân phối của cấp trên. Trong trường hợp người nhận tiền là các chủ nợ thì cơ sở để nhận tiền là các hợp đồng hay khế ước vay nợ.
- Các trung gian thanh toán là các tổ chức tài chính như Ngân hàng thương mại, Kho bạc nhà nước.
Khi tiến hành các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt phải sử dụng các chứng từ thanh toán riêng. Chứng từ thanh toán là các phương tiện chuyển tải những điều kiện thanh toán và được sử dụng làm căn cứ để thực hiện việc chi trả. Chứng từ thanh toán gồm lệnh thu hay lệnh chi có những mức độ phức tạp khác nhau, nhưng dù sao thì mỗi chứng từ thanh toán cũng phải chứa đựng những yếu tố cơ bản như: Tên, địa chỉ người trả và người nhận, số tiền trả, lý do trả tiền, chữ ký và dấu của chủ tài khoản - kế toán trưởng hay người thừa hành trực tiếp lập chứng từ. Kèm theo lệnh chi hay lệnh thu có thể còn có các giấy tờ phụ trợ khác như: Giấy báo liên hàng, Bảng kê thanh toán...vv. Những chứng từ này phục vụ cho việc xử lý kế toán của các trung gian thanh toán
1.3. Những qui định có tính nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt
Muốn tổ chức và thực hành công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, ngoài tổ chức cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán cần nghiên cứu sâu sắc lý luận xã hội, chế độ thể lệ thanh toán khoa học và thực tiễn đảm bảo công tác thanh toán được thực hiện thuận tiện, an toàn, chính xác và nhanh chóng. Hiện nay thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện trên cơ sở: Nghị định số 30/ CP ngày 09/05/1996 của Chính phủ ban hành về Quy chế phát hành và sử dụng séc; Thông tư số 07/TT-NH1 ngày 31/02/1994 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện Nghị định số 30/CP; Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng và Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (có hiệu lực từ ngày 01/01/2002). Nội dung của các văn bản pháp qui được tóm tắt thành những qui định có tính nguyên tắc sau :
1.3.1. Mở và sử dụng tài khoản thanh toán:
Tài khoản thanh toán là tài khoản do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thực hiện giao dịch thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
* Mở tài khoản thanh toán
- Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức tín dụng trong nước, các tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán và các ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế.
Ngân hàng Nhà nước được mở tài khoản thanh toán tại các ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng nước ngoài.
- Các tổ chức tín dụng là ngân hàng mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức tín dụng khác, các tổ chức khác và cá nhân. Ngân hàng thương mại nhà nước mở tài khoản thanh toán cho Kho bạc nhà nước ở huyện, thị xã không phải là tỉnh lỵ
Tổ chức tín dụng mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng. Tổ chức tín dụng là ngân hàng được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế.
- Kho bạc Nhà nước mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước. ở huyện, thị xã không phải là tỉnh lỵ. Kho bạc Nhà nước mở tài khoản thanh toán tại một ngân hàng thương mại nhà nước.
- Các tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán mở tài khoản thanh toán cho người sử dụng dịch vụ thanh toán theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người sử dụng dịch vụ thanh toán có quyền chọn ngân hàng và các tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán để mở tài khoản thanh toántrừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
* Sử dụng tài khoản và uỷ quyền sử dụng tài khoản.
- Chủ tài khoản có quyền sử dụng số tiền trên tài khoản thanh toán phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật khác có liên quan.
- Chủ tài khoản có nghia vụ tuân thủ các quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong việc sử dụng tài khoản thanh toán.
- Chủ tài khoản được uỷ quyền cho người khác bằng van bản sử dụng tài khoản theo quy định của pháp luật. Người được uỷ quyền có quyền...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top