Download miễn phí Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp 99





 Lời mở đầu 1

Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận về tập hợp chi phí sản xuất

 và tính giá thành sản phẩm tại doanh

 nghiệp sản xuất kinh doanh.

 A . Sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp

 Chi phí sản xuất trong nền kinh tế thị trường

 I . Ý nghĩa của công tác kế toán tập hợp chi phí

 sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

 II . Vai trò của kế toán trong việc tổ chức quản lý

 chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

 B . Cơ sở lý luận của công tác kế toán tập hợp chi

 phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

 I . Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.

 1 . Khái niệm chi phí sản xuất ( CPSX ).

 2 . Phân loại chi phí .

 2.1 . Phân loại chi phí theo nội dung , tính chất kinh

 kinh tế của CPSX.

 2.2 . Phân loại chi phí theo mục đích , công dụng chi

 phí ( theo khoản mục chi phí ).

 2.3 . Phân loại CPSX theo lĩnh vực hoạt động kinh

 doanh.

 2.4 . Phân loại CPSX theo mối quan hệ giữa CPSX với

 khối lượng sản phẩm, lao vụ sản xuất trong kỳ.

 2.5 . Phân loại CPSX theo mối quan hệ và khả năng

 quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí.

 3 . Phân biệt chi phí với chi tiêu.

 II . Giá thành và phân loại giá thành.

 1 . Khái niệm giá thành.

 2 . Phân loại giá thành.

 2.1 . Căn cứ vào thời điểm tính giá thành và nguồn

 số liệu để tính giá thành .

 2.2 . Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh

 chi phí.

 III . Đối tượng tập hợp CPSX và tính giá thành

 sản phẩm .

 1 . Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất .

 2 . Đối tượng tính giá thành.

 3 . Sự giống và khác nhau .

 IV . Yêu cầu quản lý , nhiệm vụ và mối quan hệ

 chi phí và giá thành.

 1 . Yêu cầu quản lý và mối quan hệ giữa chi

 phí và giá thành.

 2 . Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và

 tính giá thành.

 C . Nội dung kế toán tập hợp CPSX và tính

 giá thành.

 I . Kế toán tập hợp CPSX .

 1 . Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT).

 1.1 . Trường hợp doanh nghiệp hạch toán theo

 phương pháp kê khai thường xuyên .

 1.2 . Trường hợp hạch toán theo phương pháp

 kiểm kê định kỳ .

 2 . Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) .

 3 . Chi phí sản xuất chung(CPSXC ).

 4 . Tập hợp chi phí sản xuất.

 4.1 . Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn

 kho theo phương pháp KKTX .

 4.2 . Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn

 kho theo phương pháp KKĐK .

 5 . Đánh giá sản phẩm dở dang (SPDD ).

 II . Tính giá thành .

 1 . Phương pháp tính giá thành giản đơn

 ( phương pháp tính trực tiếp ).

 2 . Phương pháp tính giá thành theo phương

 phân bước ( theo quy định công nghệ phức

 tạp kiểu liên tục) .

 3 . Phương pháp tính giá thành đối với doanh

 nghiệp sản xuất theo nhóm sản phẩm .

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


phẩm , dịch vụ, lao vụ của các doanh nghiệp sản xuất ( công nghiệp , lâm nghiệp , xây dựng cơ bản…..) và các đơn vị kinh doanh( vận tải, bưu điện…….).
Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ( KKĐK) thể hiện qua sơ đồ sau:
TK 631
TK 154 Kết chuyển chi phí sản xuất dở
Kết chuyển chi phí sản
xuất dở dang đầu kỳ dang đầu kỳ
TK611 TK 621 TK611,138
Chi phí nguyên Phế liệu thu hồi, giá trị
liệu trực tiếp SP hỏng bắt bồi thường
tính vào chi phí bất thường
TK 622
Chi phí nhân công TK 632
trực tiếp
Giá thành thực tế sản phẩm
TK 627
hoàn thành sản xuất trong kỳ
Chi phí sản
xuất chung
5. Đánh giá sản phẩm dở dang(SPDD):
Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp thu về được những sản phẩm hoàn thành trong kỳ( thành phẩm) và có thể đến cuối kỳ những khoản chi phí bỏ ra chưa tạo ra thành phẩm.
Bộ phận chi phí này được gọi là chi phí SPDD mỗi kỳ( còn lại là giá trị SPDD). Để tính được giá thành của số thành phẩm hoàn thành trong kỳ thì đến cuối kỳ kế toán phải xác định được giá trị SPDD gọi là đánh giá SPDD cuối kỳ. Việc tính giá thành sản phẩm đúng và khách quan sẽ phụ thuộc một phần lớn vào việc đánh giá SPDD. Do vậy , khi đánh giá SPDD ở từng giai đoạn chế biến phải biết vận dụng các phương pháp đánh giá cho phù hợp.
Có các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thường được các doanh nghiệp áp dụng:
- Phương pháp 1: Đánh giá SPDD theo chi phí NVLTT
Đánh giá SPDD theo chi phí NVLTT trong trường hợp chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong giá thành của sản phẩm và SPDD là không chênh lệch nhiều giữa các kỳ thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp này để đánh giá SPDD cuối kỳ . Theo phương pháp này thì chi phí SPDD cuối kỳ chỉ tính cho chi phí NVLTT , còn các chi phí khác tính hết cho thành phẩm . Việc tính toán đó dựa vào chi phí NVLTT dùng cho sản xuất và số lượng sản phẩm hoàn thành cùng số lượng sản phẩm làm dở.
Công thức tính:
Chi phí SPDD của sản phẩm
A
=
Chi phí SPDD đầu kỳ của sản phẩm A
+
CP phát sinh trong kỳ của sản phẩm A
x
Số lượng
SPDD cuối kỳ của sản phẩm A
Số thành phẩm hoàn thành trong kỳ
Số lượng SPDD cuối của sản phẩm A
Nếu quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp theo một trình tự nhất định, sản phẩm hoàn thành của giai đoạn trước là đối tượng chế tạo của giai đoạn sau thì trị giá sản phẩm dở dang ở giai đoạn đầu tính theo chi phí NVLTT; còn ttị giá SPDD ở các giai đoạn sau được tính theo giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang.
Ưu , nhược điểm của phương pháp:
. Ưu điểm: tính toán đơn giản , khối lượng tính toán ít.
. Nhược điểm: độ chính xác không cao bởi CPSX tính cho trị giá SPDD chỉ có khoản mục chi phí NVLTT.
- Phương pháp 2: Đánh giá SPDD theo sản lượng hoàn thành tương đương:
Phương pháp này áp dụng với doanh nghiệp có đặc điểm là chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong giá trị thành phẩm , các chi phí khác chiếm tỷ trọng tương đối đồng đều.
Theo phương pháp này , đầu tiên căn cứ vào khối lượng sản phẩm làm dở và mức độ hoàn thành của chúng để qui đổi ra khối lượng hoàn thành tương đương, sau đó tiến hành đánh giá số SPDD theo nguyên tắc: Nếu chi phí bỏ ra đầu vào theo tiến độ sản xuất (nhiều lần) thì phân phối theo số thành phẩm và SPDD qui ra sản phẩm hoàn thành tương đương.
Việc tính toán đó áp dụng theo công thức:
SPDD cuối kỳ quy đổi ra sản phẩm hoàn thành tương đương
=
Khối lượng SPDD đầu kỳ
x
Tỷ lệ hoàn thành theo xác định(%)
Chi phí SPDD cuối kỳ( đối với khoản mục chi phí bỏ 1 lần vào quá trình sản xuất
=
Chi phí SPDD đầu kỳ( khoản mục tương ứng)
+
+
CP phát sinh(khoản mục tương ứng)
x
Số SPDD
cuối kỳ
Số thành phẩm hoàn thành trong kỳ
Số SPDD cuối kỳ
Chi phí SPDD cuối kỳ( đối với khoản mục chi phí bỏ dần theo tiến độ sản xuất
=
Chi phí SPDDđầu kỳ( khoản mục tương ứng)
+
Chi phí phát sinh trong kỳ ( khoản mục tương ứng)
x
Số SPDD cuối kỳ quy đổi sản phẩm hoàn thành
Số thành phẩm hoàn thành trong kỳ
Số SPDD cuối kỳ quy đổi theo sản phẩm hoàn thành
Ưu , nhược điểm:
. Ưu điểm: đảm bảo số lượng hợp lý và độ tin cậy cao hơn phương pháp đánh giá SPDD theo chi phí NVLTT.
. Nhược điểm: khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền công nghệ sản xuất khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan.
- Phương pháp 3: Phân bổ theo khối lượng sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành:
Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ như sửa chữa đồ dùng điện tử , may đo…… Đối với hoạt động này sản phẩm hoàn thành đã tiêu thụ ( gọi là thực hiện) khi đã trao trả sản phẩm cho khách; còn sản phẩm hoàn thành nhưng chưa trao trả được gọi là sản phẩm lao vụ dở dang( chưa thực hiện).
Chi phí sản phẩm, dịch vụ chưa thực hiện ( tiêu thụ trong kỳ)
=
Khối lượng SPDD cuối kỳ
x
Khối lượng sản phẩm hoàn thành nhưng chưa tiêu thụ
Tổng khối lượng sản phẩm hoàn thành
ở doanh nghiệp này xác định chi phí dịch vụ dở dang cuối kỳ là xác định đối với những sản phẩm chưa xác định tiêu thụ bởi vì quá trình sản xuất và tiêu thụ ở doanh nghiệp dịch vụ đó gắn liền với nhau.
- Phương pháp 4: Đánh giá SPDD theo chi phí định mức:
Theo phương pháp này cuối kỳ tiến hành kiểm kê khối lượng sản phẩm dịch vụ dở dang hay chưa thực hiện( chưa xác định tiêu thụ đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ). Xác định mức độ hoàn thành và căn cứ vào định mức chi phí của từng đơn vị sản phẩm , dịch vụ . Cụ thể tính được chi phí của sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ theo công thức:
Chi phí SPDD cuối kỳ
=
Khối lượng SPDD cuối kỳ
x
Định mức chi phí
Theo từng trường hợp cụ thể có thể xác định tỷ lệ % hoàn thành của từng khối lượng sản phẩm , dịch vụ để xác định chi phí SPDD theo định mức , bởi vì định mức chi phí khác nhau theo từng đối tượng sản phẩm , dịch vụ.
Mỗi phương pháp đánh giá SPDD có ưu điểm và nhược điểm riêng , điều kiện áp dụng khác nhau. Khi tổ chức vận dụng vào doanh nghiệp thì cần xem xét phương pháp nào cho phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp cũng như trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Ii . tính giá thành
Phương pháp tính giá thành là phương pháp kỹ thuật sử dụng số liệu CPSX đã tập hợp được của kế toán và các tài liệu liên quan để tính tổng giá thành sản xuất và giá thành của đơn vị sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành theo đối tượng tính giá thành sản phẩm đã xác định.
Có nhiều phương pháp tính giá thành, tuỳ theo đặc điểm tập hợp chi phí , qui trình công nghệ sản xuất và đối tượng tính giá thành đã xác định để sử dụng phương pháp tính giá thành sao cho phù hợp.
1 . Phương pháp tính giá thành giản đơn( phương pháp tính trực tiếp):
Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp có đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành phù hợp với nhau trong kỳ báo cáo, quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, ổn định (n...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top