daigai

Well-Known Member
Lời mở đầu
Nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng song song tồn tại đưa đất
nước ta dần dần phát triển đi lên theo kịp với các nước khác trong khu vực và trên
thế giới. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cùng cạnh tranh với nhau
Page 4
Nhóm 05 Trường Đại Học Thương Mại
gay gắt để cùng tồn tại và phát triển. Cơ chế thị trường đã mang lại nhiều cơ hội
cho các doanh nghiệp đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi mỗi doanh
nghiệp phải vượt qua. Trong điều kiện mới mỗi doanh nghiệp phải tự xác định
được lợi thế cạnh tranh của mình và cố gắng phát huy tối đa lợi thế đó để tăng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và công ty Cổ phần Thép Hòa
Phát cũng không ngoài xu hướng đó. Trong khi một phần tư doanh nghiệp thép
niêm yết trên sàn công bố lỗ và một vài trong số đó đang đứng trước nguy cơ hủy
niêm yết bắt buộc, thì lợi nhuận biên ròng của Hòa Phát là hơn 10%. Năm 2013,
tập đoàn Thép Hòa Phát lãi sau thuế là hơn 2000 tỷ đồng trong khi quý I năm 2014
lợi nhuận gộp cũng đã gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Vậy, tại sao thép Hòa
Phát lại làm được điều đó? Để trả lời cho câu hỏi trên chúng em quyết định nghiên
cứu đề tài:” Lợi thế cạnh tranh của thép Hòa Phát”.
Nội Dung
Chương I: Cơ sở lý thuyết
1. Năng lực cạnh tranh
Page 5
Nhóm 05 Trường Đại Học Thương Mại
*Khái niệm: Năng lực cạnh tranh là những năng lực mà doanh nghiệp thực hiện
đặc biệt tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh mà các đối
thủ cạnh tranh không dễ dàng thích ứng hay sao chép.
*Phân loại năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
-Năng lực cạnh tranh phi marketing
+Vị thế tài chính
+Năng lực quản trị và lãnh đạo
+Nguồn nhân lực
+Năng lực R&D
+Năng lực sản xuất tác nghiệp
-Năng lực cạnh tranh marketing
+Tổ chức Marketing
+Hệ thông tin Marketing
+Hoạch định chiến lược Marketing
+Các chương trình Marketing hỗn hợp
+Kiểm tra Marketing
+Hiệu suất hoạt động Marketing
2. Lợi thế cạnh tranh
Khái niệm: Lợi thế cạnh tranh là những thế mạnh đặc biệt của doanh nghiệp, cho
phép doanh nghiệp đạt được chất lượng vượt trội, năng suất vượt trội, sự đổi mới
vượt trội và đáp ứng khách hàng vượt trội so với đối thủ cạnh tranh.
Page 6
Nhóm 05 Trường Đại Học Thương Mại
* Hiệu suất vượt trội
-Khái niệm: Hiệu suất được tính bằng số lượng đầu vào cần thiết để sản xuất một
đơn vị đầu ra sản phẩm.
-Ảnh hưởng:Hiệu suất tạo nên năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn. Hiệu suất
vượt trội giúp DN đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc giảm cấu trúc chi phí.
* Chất lượng vượt trội
-Khái niệm: Chất lượng của sản phẩm vượt trội được đánh giá dựa trên hai thuộc
tính:
+Có độ tin cậy cao: Thực hiện tốt mọi chức năng được thiết kế và bền
+Tuyệt hảo: được nhận thức bởi khách hàng là tuyệt vời
-Ảnh hưởng:
+Các sản phẩm có chất lượng vượt trội có khả năng khác biệt hóa và gia tăng giá
trị của sản phẩm theo đánh giá của khách hàng
+Việc loại bỏ lỗi của sản phẩm giúp tránh lãng phí, tăng hiệu suất và do đó giảm
cấu trúc chi phí -> Lợi nhuận tăng
* Sự đổi mới vượt trội
-Khái niệm: Sự đổi mới là hoạt động tạo nên sản phẩm hay quy trình mới
-Ảnh hưởng:
+Tạo nên những sản phẩm có thể thỏa mãn khách hàng tốt hơn
+Nâng cao chất lượng sản phẩm hiện tại
Page 7
Chất lượng
vượt trội
Lợi thế cạnh tranh
-Chi phí thấp
-Khác biệt hóa
Hiệu suất vượt
trội
Đáp ứng
khách hàng
vượt trội
Sự đổi mới
vượt trội
Nhóm 05 Trường Đại Học Thương Mại
+Giảm chi phí
Sự đổi mới có thể bị sao chép nên cần đổi mới liên tục.
* Đáp ứng khách hàng vượt trội
-Khái niệm: Đáp ứng khách hàng vượt trội là việc nhận dạng và thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng tốt hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh
-Cách thức đáp ứng khách hàng:
+Sự đổi mới và chất lượng vượt trội là không thể thiếu để có thể đáp ứng khách
hàng tốt
+Khách hàng hóa sản phẩm/dịch vụ theo những nhu cầu đặc biệt của khách hàng
cá nhân hay khách hàng tổ chức
+Có thể tăng cường đáp ứng khách hàng thông qua thời gian đáp ứng khách hàng,
cách thức thiết kế, dịch vụ khách hàng sau bán, hỗ trợ khách hàng,…
3. Mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố môi trường bên trong(IFAS)
Các bước xây dựng mô thức IFAS
Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh/điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp.
Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0.0(không quan trọng) đến
1.0(quan trọng nhất) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng được ấn định cho mỗi yếu tố
cho thấy tầm quan trọng tương đối chủ yếu của yếu tố đó với sự thành công của
doanh nghiệp.
Bước 3: Xếp loại cho từng nhân tố từ 1(thấp nhất) đến 4(cao nhất) căn cứ vào đặc
điểm hiện tại của doanh nghiệp đối với nhân tố đó. Việc xếp loại ở bước này căn
cứ vào đặc thù của DN trong khi tầm quan trọng ở bước 3 phải căn cứ vào ngành
hàng.
Bước 4: Nhân mức quan trọng của mỗi yếu tố với điểm xếp loại của nó nhằm xác
định điểm quan trọng cho từng biến số.
Bước 5: Xác định tổng số điểm quan trọng của DN bằng cách cộng điểm quan
trọng của từng biến số. Tổng số điểm quan trọng nằm từ 4.0(tốt) đến 1.0(kém) và
2.5 là giá trị trung bình.
Chương II: Lợi thế cạnh tranh của thép Hòa Phát
1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần thép Hòa Phát
Page 8
Nhóm 05 Trường Đại Học Thương Mại
Tập đoàn Hòa Phát là một trong những tập đoàn sản xuất công nghiệp tư nhân
hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một công ty chuyên buôn bán các loại máy xây
dựng từ tháng 8 năm 1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực nội
thất(1995), ống thép(1996), thép(2000), điện lạnh(2001), bất động sản(2001). Năm
2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó công ty cổ phần tập
đoàn Hòa Phát giữ vai trò là công ty mẹ cùng các công ty thành viên và công ty
liên kết. Ngày 15 tháng 11 năm 2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên
thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG. Sau thời điểm tái cấu
trúc, Hòa Phát có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong đó nổi bật nhất là triển khai dự
án xây dựng khu liên hợp gang thép Hải Dương với công nghệ sản xuất thép
thượng nguồn và tham gia vào lĩnh vực khai thác khoáng sản để tạo đầu vào cho
sản xuất thép. Hiện nay, Hòa Phát nằm trong Top 3 doanh nghiệp sản xuất thép xây
dựng lớn nhất Việt Nam.
Tính đến tháng 3 năm 2014, tập đoàn Hòa Phát có 13 công ty thành viên với các
lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất thép, khai thác khoáng sản, sản xuất than
coke, kinh doanh bất động sản, sản xuất nội thất, sản xuất máy móc, thiết bị xây
dựng với các nhà máy tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Lào Cai, Yên Bái, Hà
Giang, TPHCM, Bình Dương. Hòa Phát đã vươn mình trở thành một tập đoàn tư
nhân đa ngành với thế kiềng ba chân được cấu thành bởi thép, nội thất và bất động
sản. Trong đó, thép hiện là mảng kinh doanh cốt lõi, đóng góp khoảng 78% doanh
thu và lợi nhuận của Tập đoàn.
Năm 2009 Công ty Tập đoàn Hòa Phát vinh dự được Chính phủ tặng cờ dành cho
doanh nghiệp dẫn đầu phong trào thi đua. Tập đoàn cũng đứng vị trí thứ 54 trong
danh sách 500 DN lớn nhất Việt Nam và đứng thứ 6 trong Top 500 DN tư nhân lớn
nhất Việt Nam.
Tầm nhìn: Trở thành tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam hoạt động
đa ngành với thế mạnh là sản xuất thép, các ngành công nghiệp truyền thống và bất
động sản.
Page 9
Nhóm 05 Trường Đại Học Thương Mại
Sứ mệnh:
Hòa cùng sự phát triển của xã hội, sản phẩm luôn hướng tới lợi ích khách hàng.
Hợp tác bền vững, đối tác tin cậy, mang lại giá trị lâu dài cho các cổ đồng.
Phát huy tài năng, trí tuệ và đem đến cuộc sống tốt đẹp cho các thành viên công ty.
Triển vọng mở rộng đầu tư để góp phần to lớn vào sự hưng thịnh của Việt Nam.
2. Lợi thế cạnh tranh của thép Hòa Phát là gì? Bạn đánh giá như thế nào về
những lợi thế cạnh tranh đó trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay?
2.1. Lợi thế cạnh tranh của thép Hòa Phát
- Có kinh nghiệm và nền tảng vững chắc, chiến lược hợp lý: Xuất thân là doanh
nghiệp chuyên kinh doanh máy móc xây dựng từ năm 1992, Hòa Phát đã vươn
mình trở thành một tập đoàn tư nhân đa ngành với thế kiềng 3 chân được cấu thành
bởi thép, nội thất và bất động sản. Trong đó, thép hiện là mảng kinh doanh cốt lõi,
đóng góp khoảng 78% tổng doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn. Thế thượng
phong của thép Hòa Phát trong thị trường vật liệu xây dựng hiện nay được gầy
dựng từ tư duy tổ chức sản xuất đồng bộ theo chiều dọc, với nền tảng là khu liên
hiệp gang thép được mở rộng liên tục trong 7 năm qua.
-Giá: Hòa Phát mua được nguồn nguyên liệu giá rẻ hơn. Việc mua được nguồn
quặng giá rẻ, chủ động được nguồn nhiên liệu vô cùng quan trọng trong luyện thép
là than cốc cùng nhà máy mới theo công nghệ lò cao hiện đại đã có thể giúp giá
thành sản xuất của Hòa Phát thấp hơn đối thủ ít nhất 5%. Đây thực sự là lợi thế
cạnh tranh rất lớn của Hòa Phát để chiếm lĩnh thị phần.
-Công nghệ: Tập đoàn thép Hòa Phát sử dụng công nghệ lò cao hiện đại vốn sử
dụng nguyên liệu đầu vào quặng sắt thay vì thép phế liệu như công nghệ cũ. Công
nghệ lò cao của Hòa Phát là hàng hiếm ở Việt Nam hiện nay vì đặc tính tiết kiệm
điện năng so với công nghệ lò điện vốn phổ biến ở Việt Nam từ mấy chục năm nay.
Công nghệ lò cao sử dụng ít điện năng hơn giúp vị thế cạnh tranh của Hòa Pháp
Page
10
Nhóm 05 Trường Đại Học Thương Mại
được củng cố hơn nữa, khi mà lợi thế giá điện rẻ hơn so với khu vực của Việt Nam
có thể biến mất trong tương lai.
-Về mặt vốn, nợ vay của Hòa Phát chỉ bằng 0,8 lần vốn chủ sở hữu. Trong khi
phần lớn các doanh nghiệp trong ngành phải đi vay và tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
trung bình của các công ty thép trên sàn hiện nay khoảng 2.7 lần. Đây là một lợi
thế rất lớn cho Hòa Phát trong việc duy trì lợi nhuận.
-Năng lực: khả năng doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hiệu quả và hợp lý, hệ thống
phân phối cùng chính sách chiết khấu, kế hoạch chi tiêu vốn hợp lý .Từ đó, tập
đoàn thép Hòa Phát biến khủng hoảng thành cơ hội để tạo lập vị thế trong thị
trường, dòng tiền tự do của Hòa Phát luôn duy trì ở mức cao, đảm bảo cho Công ty
có thể giảm thêm nợ gốc và lãi trong các năm tiếp theo.
Thép Hòa Phát có đầy đủ những lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ: Hòa Phát có
đầy đủ lợi thế cạnh tranh tiềm năng trước đối thủ khi sở hữu quy mô sản xuất và thị
phần lớn, tích hợp dọc đầy đủ, công nghệ hiện đại và sự hậu thuẫn lớn của nhà
nước về tiềm lực tài chính, có thể chuyển hoá những lợi thế cạnh tranh này thành
kết quả tỷ suất lợi nhuận cao.
Nếu đón đầu chính sách có thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh như ở Hòa Phát thì
đây chính là gợi ý mà nhiều công ty khác ở Việt Nam nên học hỏi.
2.2. Đánh giá những lợi thế của thép Hòa Phát trong bối cảnh Việt Nam hiện nay
Trong khi năng lực sản xuất thép của các doanh nghiệp tại Việt Nam đã cao gấp
khoảng 2 lần nhu cầu sử dụng thép trong nước thì Tập đoàn Hòa Phát vẫn tiếp tục
đầu tư mở rộng sản xuất mặt hàng này do những lợi thế cạnh tranh của mình đã sẵn
có và xác định sức cạnh tranh vẫn còn, hiệu quả sản xuất, kinh doanh vẫn tốt. Điều
đó một phần cũng lí giải vì sao trong khi nhiều doanh nghiệp ngành thép lao đao
trong bối cảnh nền kinh tế bị suy thoái thì Tập đoàn thép Hòa Phát vẫn có số thuế
Page
11
Nhóm 05 Trường Đại Học Thương Mại
đóng góp vào ngân sách nhà nước đáng nể, không hề giảm việc làm cho người lao
động.
Nhà máy cán thép không còn phải nhập khẩu cùng với chú trọng đầu tư, đổi mới
công nghệ cán, luyện thép, Hòa Phát cũng tập trung nghiên cứu, thực hiện mô hình
sản xuất khép kín nhằm góp phần hạ chi phí giá thành sản phẩm, hạn chế ảnh
hưởng tới môi trường. Mới đây, Hòa Phát còn thành công với công nghệ lò cao liên
động khép kín từ quặng sắt đến thép thành phẩm. Ngoài ra, Tập đoàn đưa vào ứng
dụng công nghệ lò thổi ôxy nhằm giảm tiêu thụ điện năng so với sử dụng lò điện
mà nhiều doanh nghiệp trong ngành đang sử dụng; sử dụng hệ thống lò khí hóa
than để sản xuất khí CO từ than anthracite làm nhiên liệu cung cấp cho các lò gia
nhiệt của các nhà máy cán, tiết kiệm khoảng 50% chi phí nhiên liệu cho công đoạn
cán thép; sử dụng than coke do Tập đoàn tự sản xuất để giảm giá thành…
Với quy mô sản xuất khép kín, ứng dụng công nghệ tiên tiến, Hòa Phát kiểm soát
chặt chẽ giá thành ở các khâu và hiện đang có giá thành thấp hơn mức trung bình
của ngành.Có lợi thế này, Hòa Phát chủ động được giá bán đặc biệt ở những khu
vực thị trường cạnh tranh cao.Thậm chí, với quy trình công nghệ lò cao liên động
khép kín, thép Hòa Phát có giá thành thấp hơn so với ngành thép khu vực và Đông
Nam Á (ASEAN), có thể cạnh tranh với thép Trung Quốc cũng như sản phẩm cùng
loại của một số nước ASEAN.
Lợi thế về công nghệ, thép Hòa Phát cũng là một trong số ít các nhà sản xuất trong
nước sản xuất được thép mác cao theo tiêu chuẩn Mỹ (grade 60) và tiêu chuẩn
Nhật Bản (SD 490). Cộng với lợi thế giá thành khiến cho thép Hòa Phát không
những xuất hiện trong nhiều dự án, công trình xây dựng lớn của đất nước mà trong
Page
12
Nhóm 05 Trường Đại Học Thương Mại
xây dựng dân dụng, thương hiệu thép Hòa Phát cũng được thị trường lựa chọn
ngày càng nhiều. Từ thị phần vững vàng ở thị trường miền Bắc, Hòa Phát tích cực
mở rộng thị trường miền Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long,
song song với đẩy mạnh tiêu thụ các tỉnh miền Trung. Mặt khác, Hòa Phát thực
hiện chiến lược bán phôi thép cho các nhà máy trong nước thay thế hàng nhập
khẩu, đồng thời xuất khẩu phôi thép sang các nước ASEAN thông qua một công ty
thương mại của Nhật Bản.
Nhờ thực hiện các giải pháp đồng bộ, sản lượng thép Hòa Phát được tiêu thụ tăng
dần qua các năm, thị phần theo đó cũng lớn dần. Đây là điều hoàn toàn trái ngược
với bức tranh chung của ngành thép, bởi theo Hiệp hội thép Việt Nam, sản lượng
bán ra của phần lớn các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội trong mấy tháng qua đều
giảm so với tháng trước dẫn đến mức tiêu thụ toàn ngành giảm.
Trong bối cảnh ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, nhiều doanh nghiệp thép dừng sản
xuất hay hoạt động cầm chừng, Tập đoàn Hòa Phát vừa tăng được sản lượng bán
ra, vừa mở rộng hoạt động đầu tư.
Với lợi thế cạnh tranh vốn có, Hòa Phát không có hàng tồn kho mặc dù nguồn
cung tăng trưởng mạnh mẽ nhờ Khu liên hợp Gang thép (KLH), thép Hòa Phát sản
xuất ra tới đâu bán hết tới đó. Đây là những tín hiệu vui đầu tiên trong lộ trình
phấn đấu trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam.
KLH Gang thép Hòa Phát được coi là vũ khí đặc biệt của HPG tạo ra những lợi thế
cạnh tranh hiệu quả cho thép Hòa Phát trong thời điểm giá điện tăng mạnh và thị
trường ngoại tệ biến động. KLH có quy trình sản xuất khép kín, thép Hòa Phát ra
đời từ nguyên liệu tinh quặng được Hòa Phát khai thác và thu mua trong nước thay
Page
13
Nhóm 05 Trường Đại Học Thương Mại
vì sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài theo công nghệ cũ đang được các
doanh nghiệp thép khác tại Việt Nam áp dụng.
Một ưu thế khác từ công nghệ lò cao của KLH đó là luyện thép bằng than Coke
siêu sạch từ nhà máy than Coke Hòa Phát, công nghệ này giúp tiết kiệm điện tối ưu
và an toàn cho môi trường so với dùng lò điện.Công nghệ tiên tiến đã giúp Hòa
Phát phát triển bền vững trong bối cảnh thị trường thép ngày càng khốc liệt, như
phân tích của VSA giá điện sẽ loại bỏ các doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc
hậu.
3. Cập nhật thêm thông tin về thép Hòa Phát và xây dựng mô thức IFAS để
đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong đến chiến lược kinh
doanh của công ty?
Có thể hiểu đơn giản quy trình sản xuất thép từ thượng nguồn qua 4 bước: Đầu tiên
quặng sắt thô các loại sẽ được đưa vào nhà máy chế biến nguyên liệu để loại tạp
chất, tăng hàm lượng sắt và viên thành dạng cục tròn; quặng sắt vê viên, than cốc
(coke), vôi và phụ gia khác được đưa vào lò cao để nấu lỏng thành nước gang;
Gang lỏng từ lò cao sẽ được chuyển sang các lò tinh luyện của Nhà máy luyện thép
để cho ra phôi đảm bảo tiêu chuẩn; và cuối cùng, phôi vừa ra lò được chuyển ngay
sang Nhà máy cán để cho ra thép xây dựng thành phẩm, hoàn thành chu trình sản
xuất khép kín.
Được đầu tư xây dựng có trên diện tích 132 ha, Khu liên hợp gang thép Hòa Phát
tại Kinh Môn, Hải Dương bao gồm một tổ hợp khép kín từ Nhà máy chế biến
nguyên liệu, Nhà máy sản xuất than coke và nhiệt điện, Nhà máy luyện gang, Nhà
máy luyện thép đến Nhà máy cán thép và nhiều khu phụ trợ khác. Hệ thống nhà
Page
14
Nhóm 05 Trường Đại Học Thương Mại
máy trong khu liên hợp là một dây chuyền đồng bộ khép kín, sản phẩm của nhà
máy này là nguyên liệu đầu vào của nhà máy kia. Dự án được xây dựng một cách
đồng bộ nhằm tối ưu hóa chuỗi giá trị gia tăng trong các công đoạn của chu trình
luyện kim, được đánh giá là đầu tư một cách bài bản, có tính đồng bộ, hiện đại và
quy mô lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.
Dự án có công suất 850.000 tấn/năm được chia thành 02 giai đoạn với tổng mức
đầu tư khoảng 8000 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn I có công suất 350.000 tấn/năm đã
chính thức cho ra lò sản phẩm thép xây dựng đầu tiên vào cuối năm 2009. Giai
đoạn II có công suất khoảng 500.000 tấn/năm cho ra sản phẩm đầu tiên vào tháng
10/2013. Sản phẩm của KLH là phôi thép, thép xây dựng thành phẩm các loại
(gồm cả thép thanh và thép cuộn) với mác thép cao lên đến D55.
Xét về công nghệ, ưu điểm của công nghệ lò thổi ôxy (BOF) Hòa Phát đang sử
dụng là khả năng tiêu thụ điện năng thấp hơn so với công nghệ đang được đa số
Page
15
Nhóm 05 Trường Đại Học Thương Mại
doanh nghiệp ngành thép Việt Nam sử dụng, lò điện (EAF). Ước tính, điện năng
tiêu thụ trên mỗi tấn thép sản xuất từ công nghệ BOF thấp hơn từ 10-15% so với
công nghệ EAF. Ngoài ra, Hòa Phát có khả năng tự chủ được khoảng 40% nhu cầu
điện năng cho Khu liên hợp gang thép nên cũng ít bị ảnh hưởng bởi việc tăng giá
điện so với các công ty khác trong ngành. Do đó, mặc dù chi phí điện chỉ chiếm
chưa đến 5% giá thành sản xuất thép nhưng cũng góp phần cũng cố hơn nữa lợi thế
về giá thành của Hòa Phát so với các công ty khác trong ngành.
hay với đặc thù luyện gang công nghệ lò cao và công nghệ lò thổi ô-xy sẽ sinh ra
một lượng lớn khí CO, toàn bộ khí CO này sẽ được thu hồi một cách triệt để tích
trữ trong hai bồn chứa có dung tích 80.000m3 nhằm quay lại sử dụng làm nhiên
liệu đốt thay vì sử dụng nhiên liệu LPG hay dầu FO cho các công đoạn sản xuất
khác, chẳng hạn nung vôi làm phụ gia tạo xỉ, sản xuất quặng vê viên (pellet)…
Một cải tiến khác là hầu hết các lò gia nhiệt phôi thường được đốt bằng dầu FO thì
Hòa Phát lại sử dụng hệ thống 10 lò khí hóa than để sản xuất khí CO từ than
anthracite làm nhiên liệu cung cấp cho các lò gia nhiệt của các nhà máy cán, tiết
kiệm đến 50% chi phí nhiên liệu cho công đoạn cán thép.
Hòa Phát cũng chủ động được nguồn nguyên liệu chiếm đến 30% giá thành thép,
đó là than coke - sản phẩm của Nhà máy năng lượng Hòa Phát cũng năm trong
khuôn viên KLH. Hơn nữa, gần đây giá than mỡ trên thế giới (một nguyên liệu
chính để sản xuất than coke) giảm mạnh lại tạo thành cạnh tranh lớn cho thép Hòa
Phát.
Những nhân tố này cấu thành giúp thép Hòa Phát có giá thành thấp hơn so với
ngành thép khu vực và Đông Nam Á (ASEAN). Chính vì thế, Hòa Phát tự tin rằng
quy trình sản xuất khép kín từ thượng nguồn sẽ giúp thép Hòa Phát cạnh tranh
sòng phẳng với thép Trung Quốc nhập khẩu cũng như một số nước ASEAN.
Page
16
Nhóm 05 Trường Đại Học Thương Mại
*Xây dựng mô thức IFAS
Mô thức IFAS thể hiện mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong đến
chiến lược kinh doanh của DN. Mức độ ảnh hưởng được thể hiện qua tổng số điểm
quan trọng
Nhân tố bên trong Độ quan
trọng
Xếp
loại
Số điểm
quan
trọng
Giải thích
Page
17
Nhóm 05 Trường Đại Học Thương Mại
Điểm mạnh:
 Sử dụng chiến lược đa
dạng hóa hàng dọc
 Công nghệ sản xuất cao
 Thương hiệu
 Tài chính
 Chất lượng sản phẩm
tốt
 Mua được nguyên liệu
đầu vào giá rẻ
 Quy mô lớn
0.1
0,15
0.07
0.15
0.1
0.12
0.15
3
4
3
4
4
4
4
0.3
0.6
0.21
0.6
0.4
0.48
0.6
Các lĩnh vực hoạt
động hiệu quả
Công nghệ lò cao,
máy móc hiện đại
Tạo ấn tượng tốt
Là lợi thế cho sự phát
triển của tập đoàn
Tạo vị thế trên thị
trường
Giá thành sản phẩm
thấp hơn so với đối
thủ cạnh tranh
Lợi nhuận nhiều
Page
18
Nhóm 05 Trường Đại Học Thương Mại
Điểm yếu
 Vị thế trên thị trường
quốc tế
 Khả năng nghiên cứu và
phát triển sản phẩm mới
0.1
0.06
3
2
0.3
0.12
Chưa tạo được vị thế
trên thị trường quốc tế
Đang bắt đầu đầu tư
Tổng 1.0 3.61
Nếu tổng số điểm quan trọng nhỏ hơn 2.5 =>DN phản ứng kém với môi trường
bên trong.
Nếu tổng số điểm quan trọng từ 2.5 đến 3=> DN phản ứng khá với môi trường bên
trong.
Nếu tổng số điểm quan trọng trên 3 => DN phản ứng tốt với môi trường bên trong.
-Tập đoàn thép Hòa Phát sử dụng chiến lược đa dạng hóa hàng dọc: thép, nội thất,
bất động sản. Đây là 3 lĩnh vực hoạt động vững chắc của tập đoàn mở rộng thị
trường hoạt động giúp cho Hòa Phát có nhiều cơ hội phát triển, mang về nhiều lợi
nhuận hơn và có dòng vốn lưu chuyển cho hoạt động sản xuất thép.
-Sử dụng công nghệ lò cao: là một lợi thế lớn đối với doanh nghiệp bởi chức năng
hoạt động hiệu quả, năng suất cao giúp hạ thành giá sản phẩm, tăng vị thế trên thị
trường sản xuất thép. Đây là yếu tố cốt lõi giúp Hòa Phát tạo sự khác biệt với các
đối thủ cạnh tranh.
-Thương hiệu: Với hoạt động marketing hiệu quả cùng sự kiểm chứng chất lượng
qua sản phẩm tiêu dùng, Hòa Phát đã tạo ấn tượng tốt trong lòng khách hàng và
Page
19
Nhóm 05 Trường Đại Học Thương Mại
thương hiệu của thép Hòa Phát đang ngày một phát triển và được nhiều người biết
tới khi nhắc tới sản phẩm thép.
-Tài chính: Là yếu tố cốt lõi của bất cứ DN nào. Trong khi nhiều DN trong ngành
thép luôn trong tình trạng thiếu vốn đầu tư thì Hòa Phát lại có số vốn lớn giúp DN
không ngừng mở rộng và phát triển khiến nhiều DN phải ghen tỵ.
-Chất lượng sản phẩm tốt: Hòa Phát sử dụng công nghệ lò cao cùng với tiêu chí
đặt khách hàng lên hàng đầu nên sản phẩm thép Hòa Phát luôn đạt chất lượng tốt.
-Mua được nguyên liệu đầu vào giá rẻ: một trong những lợi thế giúp thép Hòa Phát
cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thép trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế là
mua được nguyên liệu đầu vào giá rẻ giúp giá thành sản phẩm đầu ra thấp.
-Quy mô lớn: các chi nhánh của thép Hòa Phát có mặt ở hầu hết các tỉnh thành
trong cả nước.
-Vị thế trên thị trường quốc tế: Thép Hòa Phát là sản phẩm có vị trí quan trọng
trong ngành thép Việt Nam, tuy nhiên sản phẩm thép của Hòa Phát mới chỉ xuất
hiện tại một số nước và chưa thể cạnh tranh nhiều về giá và chất lượng cũng như
quy mô với các dòng sản phẩm thép nổi tiếng trên thế giới.
-Khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Hòa Phát có nhiều kỹ sư giỏi,
thị phần lớn trong ngành thép Việt Nam, tuy nhiên để duy trì lợi thế đó đòi hỏi Hòa
Phát phải cố gắng tạo ra nhiều sản phẩm mới với chất lượng thỏa mãn nhu cầu
khách hàng và tạo ra lợi thế riêng cho DN.
Page
20
Nhóm 05 Trường Đại Học Thương Mại
Dựa vào bảng mô thức IFAS, ta có thể thấy công nghệ và tài chính là hai yếu tố có
ảnh hưởng lớn tới lợi thế cạnh tranh của thép Hòa Phát. Với nguồn vốn lớn, Hòa
Phát đã mạnh dạn đầu tư công nghệ cao vào sản xuất và cũng là DN đầu tiên tại
Việt Nam tiên phong áp dụng công nghệ lò cao đạt chuẩn của Mỹ. Việc áp dụng
công nghệ mới vào sản xuất giúp thép Hòa Phát tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng
với giá thành thấp, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Bên cạnh đó, sử dụng
chiến lược đa dạng hóa hàng dọc cũng giúp cho DN phát triển trong bối cảnh nền
kinh tế thế giới có nhiều biến động, ngành thép cũng bị ảnh hưởng nhiều từ sự biến
động đó. Ngoài những điểm mạnh, những điểm yếu cũng có tác động không nhỏ
tới DN khi vị thế của thép Hòa Phát trên thị trường quốc tế chưa cao, thép Hòa
Phát chưa thể cạnh tranh nhiều với các sản phẩm thép ngoài nước. Dựa vào tổng
số điểm quan trọng là 3.61 ta có thể thấy rằng thép Hòa Phát đang tận dụng tốt
những điểm mạnh đang có để phát triển DN nhưng cũng hạn chế những ảnh
hưởng do điểm yếu mang lại và cố gắng biến điểm yếu thành điểm mạnh cho
doanh nghiệp thông qua mở rộng thị trường sản phẩm và chiến lược đa dạng hóa
hàng dọc.
4. Phân tích bốn yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh(năng suất, chất lượng, sự
đổi mới,đáp ứng khách hàng) của công ty thép Hòa Phát?
4.1. Năng suất
Năng suất của công ty thép Hòa Phát vượt trội đã giúp doanh nghiệp đạt được lợi
thế cạnh tranh thông qua việc giảm được cấu trúc chi phí, giá thành sản phẩm có
tính cạnh tranh cao hơn so với các doanh nghiệp khác đồng thời với mẫu mã đa
dạng nhiều kích cỡ.
Page
21
Nhóm 05 Trường Đại Học Thương Mại
-Lợi thế chủ động về nguyên vật liệu đầu vào của Hòa Phát: Với việc mua được
nguồn quặng giá rẻ cùng với việc chủ động trong nguồn nguyên liệu vô cùng quan
trọng trong luyện thép là than cốc cùng nhà máy mới theo công nghệ lò cao hiện
đại đã giúp giá thành sản xuất của Hòa Phát thấp hơn đối thủ ít nhất 5%.Tiên
phong ứng dụng công nghệ lò cao sử dụng ít điện năng hơn đã giúp vị thế cạnh
tranh của Hòa Phát được củng cố, chi phí cho sản xuất sẽ cắt giảm đáng kể.
- Với chu trình khép kín từ khâu tuyển quặng, luyện gang, sản xuất phôi, luyện
thép và chế biến thành phẩm, Hòa phát là một trong những doanh nghiệp thép có
quy mô lớn nhất cả nước.Việc kết hợp lò cao với nguồn quặng đầu vào giá rẻ, chi
phí sản xuất phôi thép của Hòa Phát có thể thấp hơn 10% so với các công ty nội
địa khác sử dụng công nghệ lò điện. Ngoài ra nếu so với phôi thép nhập khẩu sản
phẩm cũng rẻ hơn khoảng 16% . Đây là một lợ thế lớn để Hòa Phát chiếm lĩnh thị
phần
- Mặt khác chi phí thấp cho việc vay vốn để đầu tư . ( Nợ vay của Hòa Phát chỉ
bằng 0.8 lần vốn chủ sở hữu trong khi ở các công ty khác là 2.7 lần) đã tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho Hòa phát trong quay vốn đầu tư,đầu tư cơ sở vật chất, ổn
định sản xuất, mở rộng thị trường
4.2. Chất lượng
Thương hiệu Hòa Phát đã có bề dày hình thành và phát triển, tạo dựng niềm tin và
tín nghiệm đối với khách hàng trong nhiều sản phẩm.
Hòa Phát tăng cường công tác tổ chức sản xuất, chuẩn bị tốt nguồn nguyên vật
liệu, vật tư phụ kiện đầu vào cho quá trình luôn được duy trì ổn định đảm bảo cả về
số lượng, chất lượng nâng cao năng suất, giảm tỷ lệ sai hỏng của sản phẩm đầu ra.
Page
22
Nhóm 05 Trường Đại Học Thương Mại
Việc chủ động trong nguyên liệu đầu vào, ứng dụng công nghệ lò cao hiện đại đã
giúp doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng ngay từ đầu để sản xuất được những
sản phẩm như thiết kế và đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng.
4.3. Sự đổi mới
Cùng với chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ cán, luyện thép, Hòa Phát cũng tập
trung nghiên cứu, thực hiện mô hình sản xuất khép kín nhằm góp phần hạ chi phí
giá thành sản phẩm, hạn chế ảnh hưởng tới môi trường. Hòa Phát thành công với
công nghệ lò cao(khi mà các đối thủ cạnh tranh trong nước chưa có) liên động
khép kín từ quặng sắt đến thép thành phẩm.
Với quy mô sản xuất khép kín, ứng dụng công nghệ tiên tiến, Hòa Phát kiểm soát
chặt chẽ giá thành ở các khâu và hiện đang có giá thành thấp hơn mức trung bình
của ngành. Có lợi thế này, Hòa Phát chủ động được giá bán đặc biệt ở những khu
vực thị trường cạnh tranh cao. Thậm chí, với quy trình công nghệ lò cao liên động
khép kín, thép Hòa Phát có giá thành thấp hơn so với ngành thép khu vực và Đông
Nam Á (ASEAN), có thể cạnh tranh với thép Trung Quốc cũng như sản phẩm cùng
loại của một số nước ASEAN.
Lợi thế về công nghệ, thép Hòa Phát cũng là một trong số ít các nhà sản xuất trong
nước sản xuất được thép mác cao theo tiêu chuẩn Mỹ và tiêu chuẩn Nhật Bản
4.4. Đáp ứng khách hàng vượt trội
So với các đối thủ cạnh tranh đã có thương hiệu lâu năm như thép Tisco,
Vinasteel… thì thép Hòa Phát có chất lượng không kém mà giá thành sản phẩm
Page
23
Nhóm 05 Trường Đại Học Thương Mại
của Hòa Phát lại thấp hơn là do Hòa Phát tốt quy trình sản xuất và mua được nguồn
nguyên liệu gía rẻ
Sản phẩm của Hòa phát đạt chất lượng tốt, Hòa Phát là một trong số ít các công ty
thép Việt Nam có thể sản xuất được phôi thép, chủ động nguyên vật liệu cho quá
trình sản xuất, qua đó đáp ứng được mong muốn của khách hàng là mua được hàng
chất lượng với giá thành thấp.
Với mạng lưới bán hàng được xây dựng và phát triển rộng rãi : Với tư duy tổ chức
sản xuất đồng bộ theo chiều dọc, với nền tảng là khu liên hiệp gang thép được mở
rộng liên tục trong 7 năm qua. Cuối năm 2013, tập đoàn đã đưa vào hoạt động giai
đoạn 2 của dự án này tại Kinh Môn, Hải Dương, nâng tổng công suất lên tới 1,15
triệu tấn một năm Hòa Phát đã đáp ứng cao nhu cầu của thị trường
Với việc vay vốn thấp, kinh doanh liên tục có lãi( năm 2014 tập đoàn lãi sau thuế
hơn 2000 tỷ đồng trong khi quý I/2014 lợi nhuận gộp cũng đã gấp đôi so với cùng
kì năm trước ) thép Hòa Phát sẽ có điều kiện phủ kín các khu vực thị trường, xây
dựng các chính sách và giá cả hợp lý và linh hoạt với từng thị trường và từng dự
án cụ thể.
III.Kết luận
Ngành thép không phải là sân chơi dễ dàng cho những doanh nghiệp mới vào nghề
với quy mô nhỏ và thiếu liên kết trong chuỗi sản xuất. Những doanh nghiệp lớn
được đầu tư bài bản như Hòa Phát sẽ còn nắm thế thượng phong trong một thời
gian dài, khi mà càng mở rộng quy mô, họ càng thu được nhiều lợi nhuận hơn và
càng tăng khả năng cạnh tranh trong ngành.
 
Tags: doanh nghiệp hòa phát thực hiện chiến lược cắt giảm như thế nào, môi trường vi mô của thép hòa phát, hoạt động quản trị công ty thép hòa phát, môi trường tác nghiệp của công ty thép hòa phát, năng lực cạnh tranh của ngành thép hòa phát, lợi thế cạnh tranh của máy móc công nghệ AI, chiến lược cạnh tranh cơ bản của hòa phát, thép hòa phát khác biệt như thế nào, hiệu suất vượt trội là gì quản trị chiến lược, chiến lược cạnh tranh của hòa phát, môi trường xã hội của công ty thép hòa phát, nền kinh tế hiện nay tác động thế nào đến tập đoàn hòa phát, đề cương chi tiết phân tích hiệu quả kinh doanh tại HPG, phân tích môi trường marketing vi mô của thép hòa phát, hòa phát và những điểm mạnh điểm yếu, thép hòa phát nguồn đầu vào nguyên liệu, nguồn lực hiếm của hòa phát, nguồn nguyên liệu để sản xuất thép của hòa phát hưng yên, ảnh hưởng của hiệu suất vượt trội tới lợi thế cạnh tranh, • Giải pháp chiến lược place về sắt thép, nội thất của tập đoàn hòa phát, cơ hội và thách thức cho hòa phát từ môi trường ngành thép, Phân tích các yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh của DN tại Việt Nam này?, SẢN XUẤT TÁC NGHIỆP TẬP ĐAONF HOÀ PHÁT, đánh giá cong nghệ thép hòa phát, thử thách cạnh tranh của công ty hòa phát với đối thủ cạnh tranh, Phân tích môi trường bên ngoài thép hòa phát, máy móc công nghệ của hòa phát

Các chủ đề có liên quan khác

Top