hainv007

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mở đầu
Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, cùng với quá trình mở cửa hội nhập cùng thế giới đã tạo ra sự cạnh tranh về mọi mặt ngày càng gay gắt và quyết liệt. Sức ép của hàng nhập lậu, của người tiêu dùng, của hàng nước ngoài buộc các nhà kinh doanh cũng như các nhà quản lý phải hết sức coi trọng vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản để quyết định đến sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự tiến bộ hay tụt hậu của nền kinh tế nói chung.
Công ty May 40 là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, thuộc sở công nghiệp Hà nội quản lý . Công ty thành lập từ năm 1955 với 30 đồng chí trong đoàn quân dụng thuộc Tổng cục hậu cần chuyển sang. Từ khi thành lập, Công ty tồn tại trong một thời gian dài của chế độ bao cấp cũ, với chế độ hạch toán tập trung, Nhà nước cấp nguyên liệu vật tư đầy đủ và bao tiêu toàn bộ sản phẩm sản xuất ra. Do vậy, trong giai đoạn này, công tác chất lượng sản phẩm không được chú trọng nhiều. Sản phẩm chỉ đạt được ở mức chấp nhận được nhưng vẫn tiêu thụ hết. Thêm vào đó, Công ty chỉ quan tâm đến năng suất lao động, số lượng sản phẩm sản xuất ra hơn là vấn đề nâng cao chất lượng. Sau hơn 30 năm tồn tại như vậy, khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn do việc thị trường các nước Đông âu tan rã, chất lượng kém không thể cạnh tranh được. Do đó, Ban Giám độc Công ty đã đề ra đường lối chiến lược phát triển cho Công ty nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng trong tình hình mới. Điều này thể hiện rất rõ qua việc Công ty phấn đấu áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 vào cuối năm 2000 và triết lí kinh doanh của Công ty như: “Để hội nhập tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, chất lượng là mục tiêu, mối quan tâm hàng đầu đối Công ty May 40. Để gìn giữ và phát triển mối quan hệ bạn hàng, Công ty May 40 cam kết chỉ cung cấp những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng của khách hàng”.
Như vậy, vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty là một vấn đề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn.
Vì những lý do trên tui xin chọn đề tài:
“Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty May 40”
Chuyên đề gồm có 3 phần:
Phần I: Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Phần II: Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm ở Công ty May 40.
Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty May 40.















Phần I : Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

I. Khái niệm, vai trò của chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp.
Trong điều kiện kinh tế thị trường khi mà các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh với nhau trên mọi phương diện nhằm đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận thì vấn đề chất lượng sản phẩm ngày càng được các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm và sử dụng như là một thứ vũ khí chủ chốt để đánh bại các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Ngày càng có nhiều trường Đại học, Trung cấp... đưa vào giảng dậy, nghiên cứu về môn học chất lượng sản phẩm , có nhiều sách, báo viết về chất lượng sản phẩm đã cho thấy bước tiến quan trọng trong nhận thức của sinh viên cũng như của người tiêu dùng.
I.1. Khái niệm và phân loại chất lượng sản phẩm.
a> Khái niệm :
Hiện nay, theo tài liệu của các nước trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi quan niệm đều có những căn cứ khoa học và thực tiễn khác nhau và có những đóng góp nhất định thúc đẩy khoa học quản trị chất lượng không ngừng phát triển và hoàn thiện. tuỳ từng trường hợp vào góc độ xem xét, quan niệm của mỗi nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội và nhằm những mục tiêu khác nhau mà người ta đưa ra nhiều khái niệm về chất lượng sản phẩm khác nhau.
Trước đây, các nước trong hệ thống XHCN nhận thức rằng: “chất lượng sản phẩm là tổng hợp những đặc tính kinh tế – kỹ thuật nội tại phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó đáp ứng những nhu cầu định trước cho nó trong những điều kiện xác định về kinh tế – kỹ thuật”. Về cơ bản quan điểm này phản ánh đúng bản chất của chất lượng. Ta có thể dễ dàng đánh giá được mức độ chất lượng sản phẩm đạt được, nhờ đó xác định rõ ràng những đặc tính và chỉ tiêu nào cần hoàn thiện. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm mới chỉ được xem xét một cách biệt lập, tách rời với thị trường, làm cho chất lượng sản phẩm không thực sự gắn với nhu cầu và sự biến động của nhu cầu trên thị trường với hiệu quả kinh tế và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Khiếm khuyết này xuất phát từ việc sản xuất theo kế hoạch, tiêu thụ theo kế hoạch của các nước XHCN. Sản phẩm sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường cho nên chất lượng sản phẩm không theo kịp nhu cầu thị trường nhưng vẫn tiêu thụ được. Hơn nữa, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nền kinh tế phát triển khép kín nên không có sự so sánh hay cạnh tranh về sản phẩm.
Bước sang cơ chế thị trường, khi nhu cầu được coi là xuất phát điểm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh (như một nhà kinh tế đã nói: sản xuất những gì mà người tiêu dùng cần chứ không sản xuất những gì mà ta có) thì định nghĩa trên không còn phù hợp nữa.
Quan điểm về chất lượng phải được nhìn nhận một cách khách quan, năng động hơn. Tức là khi xem xét chất lượng sản phẩm phải gắn liền với nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường, với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Những quan niệm mới đó được gọi là quan niệm chất lượng sản phẩm hướng theo khách hàng. Lý thuyết này cho rằng: “ Chất lượng phụ thuộc vào cái nhìn đầu tiên của người sử dụng, vì vậy tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá chất lượng là khả năng thoả mãn những đòi hỏi, những yêu cầu của người sử dụng ”.
Một số nhà kinh tế học phương Tây theo quan niệm này đã định nghĩa về chất lượng như sau:
Feigenbaum: “ Chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận hành của sản phẩm, nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm ”.
Juran: “ Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với sử dụng, với công dụng ”.
Phần lớn các chuyên gia về chất lượng trong nền kinh tế thị trường với chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với nhu cầu hay mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Các đặc điểm kinh tế – kỹ thuật phản ánh chất lượng sản phẩm khi chúng thoả mãn được những đòi hỏi của người tiêu dùng. Chỉ có những đặc tính đáp ứng được nhu cầu của hàng hoá mới là chất lượng sản phẩm. Mức độ đáp ứng nhu cầu là cơ sở để đánh giá trình độ chất lượng sản phẩm đạt được.
Để phát huy mặt tích cực và khắc phục những hạn chế của các quan niệm trên, tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO) đã đưa ra khái niệm: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực
Kết luận

Trong điều kiện tự do buôn bán, tự do cạnh tranh của nước ta hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đã nhận thấy rõ vai trò của chất lượng sản phẩm đối với công việc sản xuất kinh doanh. Công ty May 40 cũng vậy, ban lãnh đạo công ty đã nhận định : “ Chất lượng sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu, là nhân tố quan trong để tồn tại và phát triển trong tình hình mới ”.
Khoa học quản trị chất lượng đã và dang phát triển tới mức hoàn thiện. Các doanh nghiệp nước ta ngày càng đặc biệt quan tâm tới môn khoa học này. Điều này được thể hiện rõ khi có nhiều doanh nghiệp tổ chức cho cán bộ lãnh đạo của mình học tập chuyên ngành quản trị chất lượng tại các trường đại học và cao đẳng. Nhận thức về chất lượng của người tiêu dùng cũng được nâng cao và phổ biến qua các thông tin đại chúng như sách, báo, truyền hình ...
Với bề dầy lịch sử 45 năm phát triển, Công ty May 40 bước sang cơ chế thị trường mới với muôn vàn khó khăn thử thách đã bước đầu đứng vững và có dấu hiệu tăng trưởng cao. Mục tiêu trước mắt của ban lãnh đạo công ty hiện nay là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và chiếm lĩnh được thị phần trong nước.
Dựa trên cơ sở lý luận khoa học quản lý kinh tế và phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm của công ty trong những năm qua, chúng tui mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm cho công ty. Đứng trên một góc độ nào đó, chúng tui hy vọng những giải pháp này sẽ đem lại lợi ích và ý tưởng mới và góp phần đưa công ty vững bước phát triển trong tương lai.
Trong quá trình hoàn thành đề tài này, tui đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Thảo cùng các cô chú cán bộ phòng kỹ thuật, phân xưởng may I và các bộ phận liên quan của Công ty May 40. Mặc dù người viết có nhiều có gắng nhưng do trình độ hiểu biết còn hạn chế nên đề tài còn nhiều thiếu sót. tui rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo cũng như sự cảm thông của các thầy cô giáo.
tui xin trân thành Thank !


Tài liệu tham khảo

1. Sổ tay về chính sách chất lượng của Công ty May 40.
2. Tập tài liệu soạn thảo nhằm đáp ứng yêu cầu của ISO – 9002.
3. Bảng báo cáo thành tích ( từ năm 1995 – 1999 ) của Công ty May 40.
4. Các tài liệu thống kê của phòng kỹ thuật và kế hoạch vật tư.
5. Giáo trình: Quản trị sản xuất và tác nghiệp.
Khoa QTKDCN - XDCB. Trường ĐHKTQD.
6. Quản trị chất lượng. GS. Nguyễn Quang Toản.
NXB Thống kê ( 1995 ).
7. Quản lý có hiệu quả theo phương pháp Deming.
Nguyễn Trung Tính và Phạm Phương Hoa. NXB Thống kê ( 1996 ).
8. Đổi mới công tác quản lý chất lượng ở Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Mạnh Tuấn. NXB KHKT ( 1997 ).
9. Tạp chí công nghiệp


Mở đầu 1
Phần I : Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 3
I. Khái niệm, vai trò của chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp. 3
I.1. Khái niệm và phân loại chất lượng sản phẩm. 3
I.2. Vai trò của chất lượng sản phẩm 5
II. Đặc điểm và hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm 6
II.1. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm 6
II.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm 7
III. Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 9
III.1. Các nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm 9
III.2. Các biện pháp chủ yếu nâng cao chất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp 13
IV. Quản trị chất lượng sản phẩm một lĩnh vực quan trọng để bảo đảm nâng cao chất lượng sản phẩm. 15
IV.1. Bản chất và đặc điểm của quản trị chất lượng sản phẩm. 15
IV.2. Những yêu cầu chủ yếu trong quản lý chất lượng 16
VI.3. Nội dung của công tác quản lý chất lượng 17
VI.3.1 Thực hiện vòng tròn Deming(PDCA) 17
VI.3.2. Quản trị chất lượng trong các khâu 20
VI.4. Vai trò của quản trị chất lượng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm. 22
Phần II. Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm ở Công ty May 40. 24
I. Một số đặc điểm chủ yếu của công ty. 24
I.1. Lịch sử hình thành và phát triển : 24
I.2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của công ty. 28
I.2.1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đặc điểm của sản phẩm. 28
I.2.2. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ. 29
I.2.3. Đặc điểm về công nghệ. 30
I.2.4. Về phần máy móc thiết bị : 33
I.2.6. Đặc điểm về lao động . 35
I.2.7. Đặc điểm về tổ chức quản lý . 37
II. Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm ở Công ty May 40 trong thời gian qua. 39
II.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty. 39
II.2. Tình hình chất lượng sản phẩm của công ty 43
II. 2.1. Tình hình chất lượng sản phẩm bán thành phẩm ở phân xưởng cắt. 43
II.2.2. Tình hình chất lượng bán thành phẩm ở phân xưởng thêu, in : 45
II.2.3. Chất lượng sản phẩm ở các phân xưởng may. 46
II.3. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm của công ty. 54
III. Đánh giá tình hình quản lý chất lượng sản phẩm và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty May 40 trong một số năm qua. 59
III.1.Những thành tích : 59
III.2.Những tồn tại: 61
III.3.Nguyên nhân của những tồn tại trên: 63
III.3.1.Nguyên nhân khách quan: 63
III.3.2.Nguyên nhân chủ quan. 64
Phần III : Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty May 40. 65
I. Giải pháp thứ nhất : 65
II. Giải pháp thứ hai : 67
III. Giải pháp thứ ba : 72
VI. Giải pháp thứ tư : 77
Kết luận 82
Tài liệu tham khảo 83

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top