nhOx_hon3y

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
“Cuộc đời là một biển cả - Nếu không tự bơi lên, bạn sẽ bị nó nhấn chìm” Điều này đã trở thành quy luật, ngay cả với hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước- Mô hình kinh tế mà Việt Nam đang áp dụng trên con đường phát triển. Nếu chừng một hai thập niên trước đây, thuật ngữ “Marketing” còn rất xa lạ, thì ngày nay nó đã trở thành một danh từ quen thuộc, được sử dụng trong cả môi trường học thuật, kinh doanh cũng như các hoạt động phi lợi nhuận khác. Từ khi xuất hiện đến nay đã gần một thế kỷ, Marketing đã luôn luôn khẳng định và ngày càng tỏ rõ vai trò cũng như lợi ích của nó đối với các hoạt động kinh tế-xã hội. Khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì thuật ngữ Marketing trở nên quen thuộc hơn, đặc biệt là Marketing-mix được xem như một công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp phát triển, nâng cao vị thế trên thương trường.
Là môn khoa học bổ trợ cho hoạt động kinh doanh, thế giới của Marketing rất rộng lớn và phức tạp. Marketing hiện đại bắt đầu từ nhu cầu thị trường đến sản xuất, phân phối và bán hàng hoá để thoả mãn nhu cầu đó-“bán cái mà thị trường cần”. Marketing hiên đại cũng đòi hỏi nhiều thứ hơn là tạo ra hàng hoá tốt, định giá hấp dẫn và thiết kế kênh phân phối hợp lý. Để hiểu và áp dụng được Marketing, chúng ta cần hiểu các luận thuyết, triết lý và bản chất của Marketing từ đó mới có thể đi đến việc áp dụng các phương pháp Marketing vào thực tế được đúng đắn và mang tính khoa học. Tuy nhiên, Marketing không chỉ là một môn học mà nó còn có thể được xem như một loại hình nghệ thuật. Do đó, các nhà kinh doanh không thể và không nên áp dụng một cách cứng nhắc những gì được học mà phải biết kết hợp tính sáng tạo, sự mềm dẻo của nghệ thuật kinh doanh cùng với những cảm nhận và kinh nghiệm bản thân. Trên cơ sở những kiến thức về bản chất của Marketing, phương pháp tiến hành Marketing, nhà kinh doanh lập kế hoạch, đề ra đường lối Marketing thích ứng với tình hình môi trường kinh doanh hiện tại.
Trong hơn 10 năm đổi mới mở cửa cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, ngành dệt may nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ. Từ một ngành chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của thị trường nội địa và gia công sản phẩm cho các nước Liên Xô, Đông Âu với chất lượng thấp, đến nay ngành đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nguồn thu ngoại tệ đứng thứ hai (sau dầu khí) cho đất nước. Tuy nhiên, theo đánh giá chung thì ngành vẫn chưa thực sự khẳng định được vai trò to lớn của minh trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Thị trường hàng Dệt-may được nhìn nhận là hấp dẫn ngon ngọt như một chiếc bánh kem lớn trong “bữa tiệc” của các nhà sản xuất và kinh doanh nhưng chính những người tham gia bữa tiệc đó lại cảm giác vô cùng ngán ngẩm. Một trong nhiều nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp ngành Dệt-may chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của mình là do hầu hết đều chưa chú trọng đến công tác Marketing, chưa có được một chiến lược Marketing-mix hoàn thiện để chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ. Sự khắc nghiệt của thương trường đã giúp các nhà kinh doanh nhận thức một điều thấm thía rằng những cơ hội thì không nhiều còn những nguy cơ và rủi ro lại không thiếu. Càng ngày, những người làn kinh doanh càng nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc nắm bắt thông tin, thị trường, giá cả, cung cầu, cạnh tranh, tổ chức bán hàng, các hoạt động xuất nhập khẩu.
Trước tình hình chung đó, muốn dành được ưu thế trong cạnh tranh, đứng vững và phát triển Công ty Dịch vụ –Thương mại số I thuộc Tổng công ty Dệt-May Việt Nam (Vinatex) cần xây dựng và phát triển một chính sách Marketing-mix (hỗn hợp) giúp Công ty mở rộng thị trường, giành thị phần khẳng định vị trí trên thương trường.
Nhận thức được vấn đề đó, sau một thời gian thực tập tại Công ty Dịch vụ-Thương mại số I, được sự cổ vũ động viên của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công ty cũng như của thầy giáo hướng dẫn- Thạc sĩ Trương Đức Lực, tác giả xin mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện chính sách Marketing-mix ở Công ty Dịch vụ-Thương mại số I”.
*Mục đích nghiên cứu:
- Bước đầu đem lý thuyết vận dụng vào thực tiễn. Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về Marketing-mix, đề tài làm rõ vai trò và chức năng của Marketing-mix trong việc mở rộng thị trường
- Phân tích thực trạng hoạt động Marketing và chính sách Marketing-mix đối với việc mở rộng thị trường của Công ty Dịch vụ-Thương mại số I để từ đó đánh giá những tồn tại và từ đó đưa ra giải pháp khắc phục.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách Marketing-mix để mở rộng thị trường của Công ty.
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Tập trung nghiên cứu chính sách Marketing-mix với việc mở rộng thị trường của Công ty.
- Ngiên cứu đề tài dưới góc độ của người học Quản trị kinh doanh.
- Do giới hạn của đề tài, tác giả chỉ đưa ra nhận xét, các giải pháp chung giúp
Công ty hoàn thiện chính sách Marketing-mix của mình.
*Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp nghiên cứu bắt nguồn từ cơ sở lý luận của Marketing hiện đại
-Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa tổng hợp và phân tích.
-Tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra các giải pháp kiến nghị.
*Dự kiến kết quả có thể đạt được:
-Nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề cơ bản của chính sách Marketing-mix để mở rộng thị trường.
-Đánh giá được thực trạng của việc thực hiện chính sách Marketing nói chung và Marketing-mix để mở rộng thị trường nói riêng.
-Đề xuất những giải pháp áp dụng Marketing-mix để mở rộng thị trường của
Công ty Dịch vụ-Thương mại số I
*Bố cục đề tài:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, toàn bộ đề tài sẽ được trình bày thành 3 chương:
-Chương I: Cơ sở lý luận về chính sách Marketing-mix và chiến lược mở rộng thị trường.
-Chương II: Thực trạng Marketing và chính sách Marketing-mix với việc mở rộng thị trường ở Công ty Dịch vụ – Thương mại số 1.
-Chương III: Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách Marketing-mix cho Công ty Dịch vụ Thương mại số 1.



CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VỀ CHÍNH SÁCH MARKETING-MIX VÀ CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
I KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA MARKETING.
Có nhiều quan niệm khác nhau về Marketing, rất nhiều người đã nhầm lẫn khi đồng nhất Marketing với việc tiêu thụ và kích thích tiêu thụ. Không có gì đáng ngạc nhiên bởi lẽ chúng ta thường xuyên bị quấy rầy bởi những mục quảng cáo trên TV, báo chí, những tờ quảng cáo gửi trực tiếp qua bưu điện, những chuyến viếng thăm của người chào hàng. Mọi người luôn luôn tìm cách bán một thứ gì đó, cứ như là chuyện ta không làm sao tránh khỏi cái chết và thuế khóa.
Nhưng đó chỉ là quan niệm theo Marketing cổ điển “Marketing là hoạt động kinh tế trong đó hàng hóa được đưa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng”. Như vậy Marketing cổ điển có đặc trưng là chỉ diễn ra trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm và mặt hạn chế là hoạt động Marketing chỉ bắt đầu từ nhà sản xuất.
Ngày nay, lĩnh vực Marketing đã phát triển rất rộng buộc các nhà quản trị phải thay đổi nhận thức của mình. Nếu như trước đây nhà kinh doanh bán “cái mình có” thì nay phải bán “cái thị trường cần”. Nhờ nhận thức này, Marketing đã bao hàm ý nghĩa rộng lớn hơn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu rộng hơn, ứng dụng cũng rộng hơn trong thực tiễn, từ Marketing riêng biệt đến Marketing hỗn hợp .
Marketing đã đem lại những hiệu quả kinh tế lớn lao trên nhiều mặt, nó là công cụ có vai trò và ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn, là một môn khoa học không ngừng được phát triển và hoàn thiện.
Cách hiểu về Marketing hết sức phong phú và đa dạng nên không có và cũng không cần thiết phải có một định nghĩa thống nhất về Marketing. Ở đây chỉ nêu ra một định nghĩa được nhiều người sử dụng của Ph .Kotler:
“Marketing là sự phân tích, tổ chức, kế hoạch hoá và kiểm tra những khả năng thu hút khách hàng, cơ cấu khách hàng của một doanh nghiệp cũng như chính sách và hoạt động với quan điểm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của nhóm khách hàng đã lựa chọn”.
Khoa học Marketing là môn khoa học nghiên cứu tính quy luật và những đặc trưng nhu cầu về hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ trên thị trường và hệ thống các phương pháp, nghệ thuật nhằm thỏa mãn nhu cầu và đạt mục tiêu hiệu quả kinh tế cao nhất trong các giai đoạn sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng.
Hoạt động Marketing được thể hiện bởi các đặc trưng chủ yếu sau:
-Khoa học Marketing nghiên cứu quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá hướng tới khách hàng. Điểm xuất phát của Marketing bắt đầu từ người tiêu dùng, lấy người tiêu dùng và nhu cầu của họ làm mục tiêu và tâm điểm của mọi hoạt động, mọi hành vi thị trường. Marketing không dừng lại ở việc tiếp cận người tiêu dùng để tìm hiểu mong muốn, sở thích, thị hiếu của họ về sản phẩm mà còn nghiên cứu soạn thảo lựa chọn chiến lược, chính sách, kế hoạch hóa và tổ chức mọi nguồn tiềm năng, xây dựng các biện pháp kỹ thuật; hình thành, duy trì và phát triển một cách cân đối hài hòa các mối quan hệ chủ yếu của quá trình tái sản xuất nhằm tạo ra phản ứng mong muốn đối với một đối tượng nào đó từ phía khách hàng mục tiêu.
-Quan điểm Marketing trong quá trình chuyển sang định hướng thị trường ngày càng được các doanh nghiệp tuân thủ và chấp nhận. Marketing là làm việc với thị trường những vụ trao đổi với mục đích thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Như vậy, chìa khóa để đạt được những mục tiêu của tổ chức là xác định được nhu cầu và mong muốn của các thị trường mục tiêu và đảm bảo mức độ thỏa mãn nó bằng những cách hiệu quả so với đối thủ cạnh tranh.
Chức năng của hoạt động Marketing là nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng, mua bán hàng hóa, xây dựng phương án sản phẩm và cung cấp dịch vụ hỗ trợ sản phẩm, định giá, phân phối, phân tích cơ hội và trách nhiệm đối với xã hội. Chức năng của Marketing là những tác động vốn có bắt nguồn từ bản chất khách quan của Marketing đối với quá trình tái sản xuất hàng hóa. Nó chỉ ra rằng hoạt động Marketing phải được tiến hành trong cả trước, trong và sau khi tiêu thụ sản phẩm.
Nhiệm vụ của Marketing là tiếp cận, tìm kiếm, tạo ra và lựa chọn thị trường. Tiếp cận thị trường doanh nghiệp sẽ nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng. Lựa chọn đúng thị trường mục tiêu, doanh nghiệp sẽ định hướng được một chương trình Marketing phù hợp cho chiến lược chiếm lĩnh thị trường nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Mục đích của Marketing là thỏa mãn nhu cầu, thay đổi nhu cầu và kích thích nhu cầu. Khi nắm bắt được nhu cầu, Marketing hướng doanh nghiệp vào việc thỏa mãn nhu cầu một cách tốt nhất cho khách hàng và hơn thế Marketing còn tác động đến tập quán tiêu dùng để thay đổi cơ cấu nhu cầu đồng thời khai thác sâu các khía cạnh tâm lý của con người về các hàng hoá và dịch vụ.
Mục tiêu của Marketing là việc xây dựng chương trình chiến lược và giải pháp thực hiện nhằm thu lợi nhuận tối đa. Chiến lược Marketing được soạn thảo sau khi đã tiếp cận, thu thập và xử lý các thông tin thị trường . Tất cả các hoạt động: xác định chiến lược đầu tư, chính sách sản phẩm, phương hướng tiếp cận khoa học kỹ thuật, đường lối và các chính sách giá cả ,biện pháp phân phối, xâm nhập thị trường, kỹ thuật quảng cáo, nghệ thuật bán hàng được xây dựng một cách có hệ thống và được lập theo một chương trình nhằm đạt tới mục tiêu đã được hoạch định từ trước.
Yêu cầu của Marketing là việc sử dụng những tiến bộ khoa học của các ngành kinh tế, kỹ thuật, tâm lý xã hội. Hoạt động Marketing được sử dụng nhiều thành tựu tiến bộ của các ngành khác nhau. Từ việc sử dụng các phương pháp tâm lý học, triết học, kinh tế học để nắm bắt nhu cầu khách hàng đến việc sử dụng các công cụ toán, thống kê, máy tính điện tử để xử lý, tính toán trong dự đoán, xây dựng chiến lược sản phẩm, giá cả và sử dụng cả kiến thức của cả ngành hội hoạ, kiến trúc, âm nhạc (trong quảng cáo, tuyên truyền). Sự đa dạng trong việc sử dụng công cụ, phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học này đã làm cho khoa học Marketing càng trở nên phong phú hấp dẫn và hiệu quả.Từ đó ta thấy hoạt động Marketing có ý nghĩa hết sức to lớn đối với các doanh nghiệp. Marketing đã kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường. Bằng các chính sách phân phối, giá cả, sản phẩm, khuyếch trương đúng đắn doanh nghiệp đã khai thác triệt để các ưu thế trong cạnh tranh, chiếm lĩnh được thị trường tạo uy tín nơi khách hàng, đó chính là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Hoạt động Marketing trong các doanh nghiệp thường gặp phải những trở ngại do sự phản kháng trong doanh nghiệp, sự tiếp thu chậm và sự chóng quên. Một số bộ phận của doanh nghiệp, thường là các bộ phận sản xuất, tài chính, nhân sự, nghiên cứu và phát triển không muốn thấy bộ phận Marketing phát triển mạnh lên vì nó đe dọa đến quyền lực của họ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là cách hiểu thiển cận bởi vì: Thứ nhất, các chức năng Marketing khác nhau như bán hàng, quản lý sản phẩm, nghiên cứu Marketing luôn được phối hợp với nhau. Thứ hai, Marketing luôn được phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp chứ không thể đứng độc lập được. Mặc dù có sự phản kháng nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn tìm cách áp dụng phần nào Marketing vào tổ chức của mình. Bộ phận Marketing được thành lập, ngân sách Marketing tăng đáng kể, các hệ thống lập kế hoạch và kiểm soát Marketing được thiết lập nhưng ngay cả những bước thực hiện này quá trình nhận thức Marketing thực sự là gì đó vẫn diễn ra rất chậm chạp. Không những thế, ngay cả sau khi triển khai công tác Marketing thì ban lãnh đạo vẫn phải đấu tranh với xu hướng khá phổ biến là hay quên những nguyên tắc cơ bản của Marketing.
Với những đặc trưng trên, Marketing thực sự là cần thiết và rất quan trọng với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động thành công trong cơ chế thị trường cạnh tranh.
II NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ MARKETING TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1Phân tích thị trường.
Đây là bước đầu tiên trong việc thiết kế chiến lược mới hay kiểm định một chiến lược đã có. Nó bao gồm việc phát hiện ra những khả năng mới của thị trường, đánh giá mức độ phù hợp của thị trường so với mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp. Do đó, phân tích thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược thị trường của doanh nghiệp.
1.1 Mục tiêu của phân tích khả năng thị trường là phát hiện những cơ hội của doanh nghiệp đối với những khả năng mới mở ra của thị trường. Để có được những cơ hội này doanh nghiệp đi theo hướng sau:
-Thâm nhập sâu hơn vào thị trường: Tăng thêm thị phần trên thị trường cũ bằng các biện pháp thích hợp như hạ giá, tăng cường quảng cáo, tăng cường và hoàn thiện hệ thống phân phối, không để mất khách hàng đã có, lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
-Phát triển thị trường: Tìm cơ hội ở thị trường mới, tạo ra sản phẩm mới cho thị trường, đa dạng hóa các loại bao bì sản phẩm.
-Đa dạng hóa kinh doanh: Xâm nhập vào một lĩnh vực hấp dẫn ở thị trường mới. Có thể có các hướng đa dạng hóa như: doanh nghiệp đưa ra những loại sản phẩm mới kết hợp với những chủng loại sản phẩm hiện có để tạo ra sức mạnh tổng hợp về công nghệ hay Marketing, cho dù các sản phẩm đó có thể đòi hỏi một lớp khách hàng mới (đa dạng hoá đồng tâm). Doanh nghiệp có thể tìm kiếm những sản phẩm mới hấp dẫn đối với chủng loại hiện có cho dù mặt hàng này đòi hỏi một quy trình sản xuất hoàn toàn mới (đa dạng hóa ngang). Doanh nghiệp cũng có thể tìm kiếm những ngành nghề hoàn toàn mới, không liên quan gì đến công nghệ, sản phẩm hay thị trường hiện có của mình (đa dạng hoá tổng hợp).
1.2 Đánh giá khả năng thị trường. Phát hiện khả năng của thị trường là một chuyện còn xác định xem khả năng nào thích hợp với doanh nghiệp lại là một chuyện khác. Doanh nghiệp phải xem xét khả năng của thị trường có phù hợp với:
- Các mục tiêu của doanh nghiệp như: lợi nhuận, thị phần, giành thiện cảm của khách hàng và khả năng của doanh nghiệp có thể nắm bắt được cơ may để đạt mục tiêu như thế nào.
- Tiềm năng của doanh nghiệp về: vốn, công nghệ, kinh nghiệm và năng lực Marketing.
KẾT LUẬN
Ngày nay sự đầu tư không biết mệt mỏi của các doanh nghiệp vào lĩnh vực Marketing là bằng chứng sống động nhất chứng minh cho việc nên và cần thiết phải áp dụng Marketing vào kinh doanh. Chính nền kinh tế thị trường với đặc trưng là sự đào thải đã dẫn dắt cho việc phát triển của lý thuyết Marketing hiện đại và ứng dụng của nó vào thực tiễn. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp Nhà nước, khi bước sang cơ chế thị trường gặp rất nhiêù khó khăn. Việc định hướng và xây dựng một chiến lược Marketing-mix toàm diện sẽ cho phép doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đứng vững, phát triển và mở rộng thị trường. Nhận thức được điều đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn việc nghiên cứu ứng dụng Marketing nói chung và chiến lược Marketing-mix nói riêng nhằm mở rộng thị trường cho Công ty Dịch vụ-thương mại số 1làm đề tài cho bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Trên cơ sở của việc nghiên cứu , tác giả đã rút ra được một số kết luận như sau:
- Nghiên cứu khái quát những nội dung hoạt động Marketing của doanh nghiệp, một chiến lược tổng quan để giữ vững và mở rộng thị trường. Trên cơ sở đó phát triển một chính sách Marketing-mix nhằn mở rộng thị trường.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Marketing và chiến lược Marketing-mix của công ty Dịch vụ-thương mại số 1 trong những năm hoạt động, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và những vấn đề còn tồn tại.
-Đề xuất những giải pháp cho chiến lược Marketing-mix nhằm mở rộng thị trường của Công ty, gồm có các biện pháp cho thị trường mục tiêu và thị trường tiềm ẩn. Tất cả các giải pháp này đều dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng về tiềm lực và thực trạng kinh doanh của công ty.
Do thời gian thực tập ngắn, kiến thức còn hạn chế nên bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp này chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô và bè bạn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn: Ths. Trương Đức Lực. Thầy đã tận tình chỉ bảo, uốn nắn sửa chữa sai sót để có thể hoàn thành tốt bản Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Quan trọng hơn, thầy đã chỉ cho em hướng đi để áp dụng những kiến thức có trong sách vở vào thực tiễn kinh doanh.



DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO



1.Marketing căn bản. Tác giả Philip Kotler-Northwestern University. Nhà xuất bản Giáo dục 1990.
2.Quản trị Marketing. Tác giả Philip Kotler-Northwestern University. Nhà xuất bản Giáo dục 1997.
3.Giáo trình “Marketing- lý luận và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh” Khoa Marketing- trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Nhà xuất bản Giáo dục 1996.
4.Quản trị chiêu thị.Tác giả MBA Nguyễn Hoàng Trọng và MBA Hoàng Thị Phương Thảo. Nhà xuất bản thống kê 1997.
5.Quản trị Marketing. Tác giả Vũ Thế Phú-Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 1996.
6.Marketing dưới góc độ quản trị doanh nghiệp. Tác giả Trương Đình Chiến và PGS.PTS.Tăng Văn Bền. Nhà xuất bản thống kê năm 1998.
7. Chiến lược và sách lược kinh doanh. Nhà xuất bản thống kê năm 1998.



MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương I :Cơ sở lý luận về chính sách Marketing-mix
I. Khái niệm và bản chất của Marketing
II. Nội dung của quản trị Marketing trong doanh nghiệp
1.Phân tích nội dung quản trị Marketing trong doanh nghiệp.
2.Chiến lược thị trường.
III.Phát triển chính sách Marketing-mix để mở rộng thị trường
1.Tổng quan về chính sách Marketing-mix.
2.Tổng quan về mở rộng thị trường.
3. Phát triển Marketing-mix để mở rộng thị trường
3.1.Chính sách sản phẩm.
3.2.Chính sách giá.
3.3.Chính sách phân phối.
3.4.Chính sách khuyếch trương.
Chương II: Thực trạng hoạt động Marketing của
Công ty Dịch vụ-thương mại số 1.
I. dáng Công ty Dịch vụ-thương mại
1. Quá trình hình thành và phát triển
2. Mô hình tổ chức kinh doanh của công ty
3. Mục tiêu của công ty
4. Đánh giá năng lực kinh doanh của công ty
1
1
5
1
6
9
9
20
23
23
24
24
25
27

27
27
28
29
30
5. Các yếu tố môi trường Marketing của công ty 33
5.1. Môi trường vĩ mô 33
5.2. Môi trường vi mô 36
6. Phân tích SWOT - các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ của công ty 41
II. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Dịch vụ - Thương mại số 1 43
1. Kết quả kinh doanh của công ty 43
2. Phân tích và đánh giá nguyên nhân 43
3. Nhận xét chung về thực trang công ty 47
III. Thực trạng hoạt động Marketing - Mix của
công ty Dịch vụ - Thương mại số 1 48
1. Đánh giá chung về hoạt động Marketing của công ty 48
2. Thực trạng hoạt động Marketing của công ty 48
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách Marketing - Mix
nhằm mở rộng thị trường ở công ty Dịch vụ - Thương mại số 1 53
I. Định hướng phát triển của công ty đến năm 2010 53
II. Các giải pháp định hướng thông qua phân tích ma trận SWOT 54
1. Giải pháp kết hợp SO 54
2. Giải pháp kết hợp ST 55
3. Giải pháp kết hợp WO 55
4. Giải pháp kết hợp WT 55
III. Hoàn thiện chương trình hành động Marketing và chiến lược
thị trường của công ty 56
1. Hoàn thiện chương trình hành động Marketing 56
2. Dự báo về sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của công ty 58
3. Phân khúc thị trường và chiến lược mở rộng thị trường 58
IV. Đề xuất một số giải pháp về Marketing - Mix cho công ty
nhằm mở rộng thị trường 63
1. Giải pháp cho thị trường mục tiêu 63
2. Giải pháp cho thị trường tiềm ẩn 73
Kết luận 77

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top