thuylinh19803

New Member

Download miễn phí Đề tài Vai trò của kinh tế trang trại đối với phát triển kinh tế-Xã hội vùng Đồng bằng Sông Hồng





Lời nói đầu 1

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển 4

kinh tế trang trại 4

I. Khái niệm, đặc trưng và tiêu chí phân loại 4

1. Khái niệm về kinh tế trang trại 5

2. Đặc trưng của kinh tế trang trại 8

3. Phân loại kinh tế trang trại 11

II. Vai trò của kinh tế trang trại đối với phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng Sông Hồng 14

1. Phát triển kinh tế trang trại là một tất yếu của quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp- nông thôn 14

2. Tác động của kinh tế trang trại đến sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng 17

3. Tác động về mặt xã hội và môi trường 21

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại vùng Đồng bằng Sông Hồng 24

1. Nhóm các nhân tố tài nguyên thiên nhiên 24

2. Các nhân tố kinh tế xã hội 26

3. Vai trò của Nhà nước. 30

IV. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số nước châu á 31

1. Kinh tế trang trại ở các nước Châu á 31

2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở các nước Châu Á và liên hệ với vùng Đồng bằng Sông Hồng 35

Chương II: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại vùng đồng bằng Sông Hồng thời gian qua 39

I. Khái quát những thành tựu đạt được 39

II. Đánh giá tình hình sử dụng các yếu tố nguồn lực 45

1. Đất đai 45

2. Lao động 48

3. Vốn 52

4. Công nghệ kĩ thuật 55

III. Những hạn chế và nguyên nhân 56

1. Hạn chế 56

2. Nguyên nhân 57

Chương III: Phương hướng phát triển kinh tế trang trại 60

vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010 60

I. Bối cảnh trong nước và quốc tế 60

1. Bối cảnh trong nước 60

2. Bối cảnh quốc tế 61

II. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại 62

1. Quan điểm phát triển 62

2. Dự báo một số chỉ tiêu về kinh tế trang trại đến năm 2010 64

III. Các giải pháp cụ thể 65

1. Các giải pháp về phía nhà nước 65

2. Đối với bản thân các chủ trang trại 80

Kết luận và kiến nghị 82

Danh mục tài liệu tham khảo 84

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g hoá ở các vùng đồng bằng.
Loại hộ công nhân làm thuê ở các đồn điền, doanh nghiệp tư bản trước đây nay do thay đổi cơ chế quản lý kinh doanh, trở thành các chủ nông dân nhận khoán thầu đất đai và có cả vật tư kĩ thuật thì trở thành đơn vị trang trại sản xuất nông lâm sản hàng hoá.
Số lượng trang trại ở các nước đang phát triển hiệnnay chưa nhiều và tỉ trọng trong số hộ nông dân chưa cao nhưng đang có xu thế phát triển cùng với nhịp độ phát triển công nghiệp hoá, và ngày càng thể hiện vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.
2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở các nước Châu á và liên hệ với vùng Đồng bằng Sông Hồng
2.1. Một số nhận xét về quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại các nước Châu á
Từ khi bắt đầu công nghiệp hoá, kinh tế trang trại ở các nước Châu á đã hình thành và phát triển và đến khi đạt trình độ công nghiệp hoá cao, kinh tế trang trại vẫn tồn tại, và đóng vai trò chủ lực trong nền công nghiệp sản xuất nông sản hàng hoá, giống như ở các nước công nghiệp phát triển Âu Mĩ. Thực tế đã chứng minh kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, là lực lượng xung kích sản xuất nông sản hàng hoá.
Đặc điểm của kinh tế trang trại các nước Châu á là quy mô nhỏ bé, phổ biến quy mô bình quân trên dưới 1 ha chỉ bằng 1/20- 1/10 của các nước Tây Âu và bằng 1/200- 1/100 của các nước Bắc Mĩ. Nhưng các trang trại quy mô nhỏ Châu á vẫn còn những tính chất cơ bản của kinh tế trang trại, như đảm bảo tỉ suất hàng hoá cao, khối lượng nông sản nhiều (khi các trang trại sản xuất chuyên môn hoá từng mặt hàng ở vùng tập trung) vẫn dung nạp được các trình độ khoa học công nghệ nông nghiệp từ các trang trại nhỏ trên dưới 1 ha đã có cơ giới liên hoàn, đồng bộ các khâu sản xuất lúa, và nhiều cây khác... Tất nhiên, quy mô đất đai của các trang trại lớn hay nhỏ không phải là điều kiện quyết định năng lực sản xuất nông sản hàng hoá và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến.
Kinh tế trang trại ở các nước Châu á đến nay vẫn có nhiều quy mô cực nhỏ (dưới 0,5 ha), nhỏ (trên dưới 1 ha), vừa (3 - 5 ha) và lớn (8 - 10ha), cơ cấu quy mô khác nhau nay tiếp tục tồn tại lâu dài.
Tiêu chí phân biệt kinh tế trang trại với kinh tế tiểu nông chủ yếu là dựa vào tiêu chí sản xuất hàng hoá tỉ suất cao, khối lượng và giá trị sản lượng nhiều, không phải dựa vào quy mô lớn, vốn đầu tư nhiều, số lượng lao động sử dụng nhiều...
Kinh tế trang trại ở Châu á có hai loại hình phổ biến: trang trại sản xuất theo cách gia đình và trang trại sản xuất theo cách tư bản chủ nghĩa.
Trang trại gia đình là loại trang trại phổ biến nhất ở các nước Châu á cũng như ở các nước Âu Mĩ. Còn trang trại tư bản tư nhân chiếm số lượng và tỉ trọng không lớn trong tổng số trang trại, vì sản xuất kinh doanh nông nghiệp trực tiếp, thành phần đầu tư vốn nhiều, dài hạn, thu hồi chậm, lợi nhuận thấp, không hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tư bản tư nhân.
Kinh tế trang trại ở các nước Châu á phát triển ở tất cả các vùng kinh tế: đồi núi, đồng bằng, ven biển, nhưng ở mỗi nước có bước đi cụ thể riêng, tuỳ từng trường hợp vào đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội. ở Nhật Bản đồi núi và đồng bằng đan xen nhau, nên kinh tế trang trại phát triển đồng thời ở các vùng trong cả nước. ở Thái Lan, phát triển trang trại trồng lúa và chăn nuôi lợn gà, xuất khẩu tập trung ở đồng bằng trung tâm, trang trại trồng sắn xuất khẩu vùng đồi núi và trang trại nuôi tôm xuất khẩu ở vùng ven biển. Malaysia, Indonesia thì tập trung phát triển kinh tế trang trại ở vùng đồi núi trước là vùng sản xuất cao su, cọ dầu, hồ tiêu, ca cao, là những nông sản xuất khẩu có giá trị còn ở đồng bằng thì trồng lúa, kinh tế trang trại phát triển chậm phát triển hơn vì ở đây quỹ đất hạn chế, sản lượng hàng hoá ít.
2.2. Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế trang trại vùng Đồng bằng Sông Hồng
- Trước hết cần xoá bỏ ngay quan niệm về kinh tế trang trại là phải sản xuất trên những diện tích đất đai rộng lớn nhất là khi mà ở vùng Đồng bằng Sông Hồng, điều kiện này không dễ đáp ứng. Chúng ta nên nhận định trang trại từ tính chất sản xuất hàng hoá của nó.
- Phải nhanh chóng nâng cao trình độ cơ giới hoá trong các trang trại để sản xuất không bị lạc hậu.
- Trong giai đoạn đầu, cơ cấu sản xuất của các trang trại còn hỗn tạp để tận dụng mọi năng lực sản xuất hiện có, nhưng sau dần chuyển sang cơ cấu mang tính chuyên canh và một loại nông, lâm, hải sản nhất định. Về lâu dài, sẽ kết hợp các hoạt động sản xuất nông nghiệp và hoạt động phi nông nghiệp (như dịch vụ chẳng hạn) để nâng cao hiệu quả sản xuất của trang trại.
- Mô hình trang trại gia đình đang và sẽ là loại hình trang trại phổ biến và thích hợp. Nó bao gồm trang trại gia đình tiểu chủ vừa sử dụng lao động gia đình vừa thuê thêm lao động thời vụ và thường xuyên với số lượng khác nhau, được nhà nước chủ trương khuyến khích. Chính loại lao động tiểu chủ là lực lượng lao động có nhiều tiềm năng sản xuất nông sản hàng hóa hiện nay. Mô hình này có nhiều ưu điểm nổi bật:
+ Có khả năng dung nạp những trình độ sản xuất nông nghiệp khác nhau
+ Có khả năng dung nạp các quy mô sản xuất khác nhau
+ Có khả năng dung nạp các cấp độ công nghệ khác nhau
+ Có khả năng liên kết các loại hình kinh tế khác nhau: kinh tế gia đình, kinh tế cá thể, kinh tế hợp tác, kinh tế nhà nước.
Các chính sách phát triển kinh tế trang trại của nhà nước sẽ phải tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình nông dân có thể sản xuất theo mô hình này.
- Xuất phát từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng, từ yêu cầu đặt ra của công nghiệp hoá, chúng ta có thể vận dụng một cách sáng tạo những bài học của các nước bạn, phát triển trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm, sản xuất thóc gạo hàng hoá ở những nơi có điều kiện xuất khẩu, trang trại trồng cây con cần ít đất, trồng hoa, cây cảnh, nuôi cá cảnh, trăn rắn, baba... có thể đạt hiệu quả kinh tế cao.
-Về vấn đề phân hoá thu nhập: có nhiều ý kiến cho rằng kinh tế trang trại là “lối làm ăn của người giàu”, bởi những nông dân cùng kiệt thì khó mà có đủ vốn để làm trang trại, đồng thời cho rằng không nên khuyến khích loại hình trang trại tư bản tư nhân vì nó có thể dẫn đến sự tư bản hoá sản xuất nông nghiệp. Đúng là nhờ kinh tế trang trại, một bộ phận dân cư đã có mức thu nhập cao hơn hẳn và cũng làm phân hoá giàu nghèo, nhưng thực tế là nó không làm cho những người cùng kiệt cùng kiệt đi và cũng không làm tăng số người nghèo, trái lại còn giải quyết việc làm cho một phần đáng kể lực lượng lao dộng nữa. Hơn thế, nông nghiệp Việt Nam còn quá lạc hậu, thu nhập của người nông dân Việt Nam thấp so với thu nhập của nông dân các nước trong khu vực và trên thế giới, vì thế để đuổi kịp họ về trình độ sản xuất, về mức sống dân cư, về khả năng cạnh tranh của nông sản, thì kinh tế trang trại là sự lựa chọn số một, sự lựa chọn đúng đắn và hiệu quả.
Chương II: Thực ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top