Download miễn phí Các giải pháp thu hút đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu ở Việt Nam





Kim ngạch xuất khẩu năm 2000 của nước ta đạt trên 13,5 tỷ USD, gấp 5,6 lần so với năm 1990 (2,4 tỷ USD). Nhịp độ tăng trưởng bình quân 8,4%/năm, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 2,6 lần (GDP tăng bình quân 7,6%/năm). Cơ cấu xuất khẩu đã được cải thiện theo hướng "tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định". Tỷ trọng sản phẩm chế biến đã tăng từ 8% vào năm 1991 lên khoảng 40% vào năm 2000. Năm 1991 mới có 4 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD là dầu tho, thuỷ sản, gạo và dệt may, thì nay đã có thêm 8 mặt hàng nữa là cà fê, cao su, điều, dày dép. Than đá, điện tử, thủ công mỹ nghệ và rau quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đó, xuất khẩu của Việt Nam ta còn gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể là:

- Quy mô xuất khẩu còn quá nhỏ.

- Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ngành hàng chưa bám sát tín hiệu của thị trường thế giới nên nhiều sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. KHả năng cạnh tranh của nhiều hàng hoá còn thấp do giá thành cao, chất lượng còn kém, mẫu mã chưa phù hợp với nhu cầu thị trường.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lời mở đầu
Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam ta đã thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa rất quan trọng. Cùng với quá trình đi lên của đất nước, ngành Thương Mại cũng đã có những bước tiến đáng kể, góp phần đẩy nhanh sự phát triển đi lên của đất nước.
Ngày nay, trong sự phát triển rất nhanh và sôi động của kinh tế thị trường cùng với nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ của ngành Thương Mại được đặt ra cao hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, Bộ Thương mại là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thương mại (bao gồm xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, hàng tiêu dùng, dịch vụ thương mại) thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước, kể cả hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân người nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam,
Với chức năng đó, trong hơn 15 năm qua, Bộ Thương mại đã hướng dẫn các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp trực thuộc thực hiện đường lối chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước về Thương Mại. Đồng thời Bộ cũng thực hiện chức năng tư vấn giúp Chính Phủ đề ra những định hướng và chỉ đạo hoạt động của các đơn vị trong ngành.
Sau một thời gian thực tập tại Vụ đầu tư Bộ Thương mại, được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ hướng dẫn, chuyên viên Phan Kim Chi, em viết bản báo cáo này để nắm khái quát về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và phương hướng hoạt động của Bộ Thương mại và Vụ đầu tư, từ đó có sự lựa chọn đề tài phù hợp cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Em xin trân thành cảm ơn.
Phần I
Giới thiệu khái quán về Bộ Thương mại và Vụ đầu tư - Bộ Thương mại
I. Bộ Thương mại
Tiền thân của Bộ Thương mại là Bộ Quốc dân kinh tế được thành lâph ngày 6/5/1946. Đến ngày 14/5/1951, Bộ Quốc dân kinh tế được đổi thành Bộ Công Thương. Ngày 20/9/0955, Bộ Công Thương được tách thành Bộ Công Nghiệp và Bộ Thương Nghiệp. Ngày 21/4/1958, Bộ Thương Nghiệp được tách thành Bộ Nội Thương và Bộ Ngoại Thương. Tháng 8/1991, Bộ Ngoại Thương được chuyển tên thành Bộ Thương mại và du lịch. Do sự đòi hỏi của kinh tế thị trường, ngày 17/10/1992, Bộ Thương mại và du lịch được đổi thành Bộ Thương mại (Tổng cục du lịch được tách riêng). Như vậy, hình thành và phát triển của Bộ Thương mại gắn liền với sự phát triển đi lên của đất nước.
Bộ Thương mại thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định tại Nghị định số 15-CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Chức năng của Bộ Thương mại
Bộ Thương mại là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thương mại (bao gồm xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, hàng tiêu dùng, dịch vụ thương mại) thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước, kể cả hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân người nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam,
Như vậy, là Bộ quản lý ngành, Bộ Thương mại đang thực hiện tất cả các nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước quy định chung cho các Bộ quản lý ngành và các quy định riêng cho Bộ về các mặt cụ thể.
2. Nhiệm vụ của Bộ Thương mại.
2.1. Xây dựng, trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các quy chế về quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu:
- Quản lý hạn ngạch xuất nhập khẩu, cấp hay thu hồi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đối với các tổ chức kinh tế theo sự phân cấp của Chính phủ.
- Cấp giấy phép xuất nhập khẩu cho các tổ chức liên doanh với nước ngoài theo Luật Đầu tư. - Quản lý Nhà nước về các hoạt động tư vấn, môi giới, hội chợ và quảng cáo thương mại, giới thiệu hàng hoá và xúc tiến thương mại khác ở trong nước và với nước ngoài. - Phối hợp với các cơ quan liên quan việc xét duyệt các chương trình, dự án đầu tư gián tiếp về thương mại. - Xét cho phép các tổ chức kinh tế Việt Nam được cử đại diện, lập công ty, chi nhánh ở nước ngoài hay gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế. - Xét cho phép các tổ chức kinh tế của nước ngoài lập văn phòng thay mặt hay công ty, chi nhánh tại Việt Nam. - Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ các cơ quan thay mặt kinh tế - thương mại của Việt Nam đặt ở nước ngoài.
2.2. Soạn thảo trình Chính phủ ban hành hay ban hành theo thẩm quyền của Bộ các quy chế quản lý các hoạt động thương mại và dịch vụ thương mại trong nước, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế thương mại đối với miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người.
2.3. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong hoạt động thương mại.
2.4. Tổ chức tiếp nhận, xử lý, cung cấp các loại thông tin kinh tế, thương mại trong nước và thế giới phục vụ cho sự chỉ đạo của Chính phủ và các tổ chức kinh tế.
2.5. Quản lý Nhà nước về công tác đo lường và chất lượng hàng hoá trong hoạt động thương mại thuộc lĩnh vực do Bộ Thương mại phụ trách trên thị trường cả nước.
2.6. Hướng dẫn và chỉ đạo cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại ở địa phương về nghiệp vụ chuyên môn.
2.7. Về tổ chức và viên chức Nhà nước:
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hệ thống tổ chức và chức danh tiêu chuẩn viên chức của ngành, lĩnh vực, tổ chức hướng dẫn thực hiện.
- Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Vụ trưởng, Thứ trưởng, Tổng cục trưởng..
- Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực; quyết định tuyển dụng, sử dụng khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và các chế độ khác đối với viên chức thuộc các tổ chức do Bộ quản lý trực tiếp.
- Bộ trưởng có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Sở không theo đúng quy định trong điều này.
2.8. Về quan hệ quốc tế:
- Trình Chính phủ việc tham gia các tổ chức quốc tế; việc ký kết, tham gia, phê duyệt các Điều ước quốc tế thuộc ngành, lĩnh vực.
- Tham gia đàm phán hay đàm phán ký kết với các tổ chức hữu quan của nước ngoài theo sự uỷ quyền bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ.
- Theo quy định của Chính phủ và của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án quốc tế tài trợ (kể cả viện trợ Chính phủ, viện trợ phi Chính phủ)
3. Tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại gồm có:
3.1. Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:
- Vụ Xuất nhập khẩu. - Vụ Kế hoạch - Thống kê. - Vụ Đầu tư. - Vụ Chính sách thị trường miền núi. - Vụ Chính sách thị trường đô thị và nông thôn. - Vụ Quản lý thị trường. - Vụ Chính sách thị trường các nước khu vực Châu á - Thái Bình Dương (gọi tắtt là Vụ I). - Vụ chính sách thị trường các nước Châu âu - Mỹ và các tổ chức kinh tế quốc tế (gọi tắtt là Vụ II). - Vụ Chính sách thị trường các nước Châu Phi - Tây Nam á và Trung cận đông (gọi t

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp sử dụng các dạng năng lượng mới trong tương lai Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp để quản lý cầu dịch vụ ăn uống trong các nhà hàng bình dân trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 1
D Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập Sinh học Luận văn Sư phạm 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top