huyhoa73

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế quốc tế -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Phân tích cơ sở khoa học của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt -Trung”. Làm rõ nội dung của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt -Trung”. Đánh giá các tác động của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế ” tới quan hệ thương mại Việt – Trung. Đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy thương mại Việt – Trung thông qua hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế quốc tế hiện nay, hợp tác kinh tế khu
vực ngày càng được coi trọng. Trong những cơ chế hợp tác khu vực, các liên
kết tiểu vùng thường gắn với việc phát triển một khu vực gồm các địa phương
gần nhau, có những điều kiện phát triển kinh tế có thể bổ sung cho nhau nhằm
tạo ra vùng tăng trưởng kinh tế cao. Sự liên kết này tuỳ từng trường hợp vào đặc điểm
địa lý và kinh tế - xã hội của từng vùng, có thể tạo thành những hành lang,
vành đai kinh tế làm nòng cốt để thúc đẩy sự phát triển của cả khu vực.
Việt Nam - Trung Quốc có đường biên giới trên đất liền dài 1.643 km
và cùng chung vịnh Bắc Bộ. Hai nước đều có nguồn tài nguyên phong phú, có
tiềm năng phát triển rất lớn. Quan hệ hợp tác kinh tế Việt - Trung trong những
năm qua không ngừng phát triển, tuy nhiên vẫn còn cách xa so với tiềm năng
kinh tế của mỗi nước. Nhiều học giả của hai nước cho rằng: nguyên nhân
chính là do hai bên chưa phát huy được hết thế mạnh và lợi thế so sánh trong
hợp tác. Để phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và
Trung Quốc, sáng kiến xây dựng “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” được
Việt Nam đưa ra tháng 5/2004, trong chuyến thăm Trung Quốc của nguyên
Thủ tướng Phan Văn Khải. Hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”
bước đầu được triển khai đã đưa đến những kết quả khả quan trong thúc đẩy
giao thương biên giới Việt – Trung. Tuy nhiên để hợp tác thực sự hoạt động
và phát huy hết giá trị của nó vẫn là câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà hoạch định
chính sách Việt Nam. Do vậy, việc phân tích đầy đủ cơ sở hình thành, lộ trình
thực hiện, tác động dự kiến, qua đó đánh giá tính ưu việt và bất cập, cơ hội
cũng như thách thức trong việc ưu tiên phát triển mối liên kết kinh tế đặc biệt
này ở nước ta là hết sức cần thiết, nhằm đưa ra quan điểm và định hướng
đúng đắn trước tình hình mới.

Đó là lý do tác giả chọn đề tài Hợp tác “Hai hành lang, một vành đai
kinh tế”: Tác động đến quan hệ thƣơng mại Việt -Trung cho luận văn thạc
sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay đã có một số công trình khoa học, sách, bài báo
nghiên cứu về vấn đề hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt -
Trung” như:
1) Thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc (Sách) do Bộ Công thương
biên soạn và Nhà xuất bản Lao động phát hành quý IV năm 2008. Công trình
này phân tích tổng quan về thị trường Trung Quốc, nêu lên thực trạng và triển
vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc, đưa ra những
điều cần biết khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, nhưng chưa đề cập
sâu đến hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung”
2) Phát triển thƣơng mại trên hành lang kinh tế (Sách) của tác giả
PGS.TS Nguyễn Văn Lịch do Nhà xuất bản Thống kê phát hành năm 2005.
Công trình này phân tích thực trạng phát triển thương mại trên hành lang kinh
tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Tuy nhiên do thời gian nghiên
cứu ngắn (2004-2005) sách mới tập trung làm rõ những luận cứ khoa học của
việc xây dựng hành lang kinh tế này chứ chưa phân tích sâu tác động của
hành lang kinh tế này đối với quan hệ thương mại Việt Trung.
3) Một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Viện Nghiên cứu
Thương mại, trong đó đáng chú ý là:
- Nghiên cứu phát triển thƣơng mại khu vực hành lang kinh tế Hải
Phòng – Lào Cai – Côn Minh trong bối cảnh hình thành khu mậu dịch tự
do ASEAN – Trung Quốc, Đề tài cấp bộ năm 2004 do PGS.TS. Nguyễn Văn
Lịch chủ nhiệm.
- Các giải pháp để Việt Nam khai thác tối đa những lợi ích thƣơng mại
từ chƣơng trình thu hoạch sớm trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung
Quốc, Đề tài cấp Bộ năm 2005 do ThS. Trịnh Thị Thanh Thủy chủ nhiệm.
- Định hƣớng chiến lƣợc phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam –
Trung Quốc giai đoạn tới 2015, Đề tài cấp bộ năm 2007 do PGS.TS Nguyễn
Văn Lịch chủ nhiệm.
4) Các báo cáo tiêu biểu trong Hội thảo Phát triển Hai hành lang, một
vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong khuôn khổ hợp tác ASEAN –
Trung Quốc (do Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân
dân thành phố Hải Phòng tổ chức tại Hải Phòng tháng 12 năm 2006) ; Hội
thảo Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải
Phòng và vai trò của Lào Cai (do Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp
cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tổ chức tại Lào Cai tháng 11 năm 2005),
Hội thảo Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác cùng nhau phát triển
hướng tới tương lai (Hà Nội, 2005).
5) Một số bài nghiên cứu trên tạp chí
- Hai hành lang và một vành đai kinh tế - từ ý tƣởng đến hiện thực
của PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch trên Tạp chí Cộng sản số 11 năm 2005.
- Vai trò của hành lang kinh tế Nam Ninh – Hà Nội – Hải Phòng của
PGS.TS. Phạm Thái Quốc thuộc Viện Kinh tế và Chính trị thế giới trên tạp
chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương số 51 năm 2005.
- Quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc: một chặng đƣờng
nhìn lại của ThS. Doãn Bảo - Nguyễn Công Khánh đăng trên Tạp chí Cộng
sản số 14 năm 2008.
- Cán cân thƣơng mại trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc giai
đoạn 2001 - 2006: Thực trạng và một số giải pháp điều chỉnh của
Phạm Phúc Vĩnh trên Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 34 năm 2009.

- Quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và
Quảng Tây (Trung Quốc) - Thực trạng và giải pháp của PGS.TS. Nguyễn
Văn Lịch trên Tạp chí Khoa học Thương mại số 14 năm 2006.
Nhìn chung, các công trình trên đây là những tư liệu tham khảo rất có
giá trị song do được triển khai trong thời gian chưa dài so với thời điểm công
bố hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung” (2004), nên các
nghiên cứu trên mới tập trung vào lý giải cơ sở hình thành cũng như mục tiêu
hợp tác, chứ chưa chú trọng phân tích điều kiện cụ thể của từng địa bàn, từng
lĩnh vực chính trong hợp tác để từ đó nhận ra thời cơ và thách thức đối với
việc triển khai. Hầu hết các nghiên cứu trên chưa đánh giá một cách có hệ
thống tác động của hợp tác này đối với quan hệ thương mại Việt – Trung.
Đề tài nghiên cứu này sẽ cố gắng tiếp thu các công trình nghiên cứu đã
có và trên cơ sở đó có những phát triển mới trong bối cảnh hiện tại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu : Đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm thúc
đẩy thương mại Việt – Trung thông qua hợp tác “Hai hành lang, một vành đai
kinh tế”.
- Nhiệm vụ nghiên cứu :
+ Phân tích cơ sở khoa học của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai
kinh tế Việt -Trung”
+ Làm rõ nội dung của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế
Việt -Trung”.
+ Đánh giá các tác động của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh
tế ” tới quan hệ thương mại Việt – Trung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của hợp tác “Hai hành lang, một
vành đai kinh tế” tới quan hệ thương mại Việt – Trung.

- Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: từ năm 2000 tới nay (chủ yếu là từ 2004 – thời điểm hình
thành ý tưởng hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”).
Về không gian: luận văn tập trung vào các lĩnh vực hợp tác cơ bản giữa
Việt Nam và miền Nam Trung Quốc : Xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp,
thương mại, du lịch và các địa phương chủ chốt trong hợp tác “Hai hành lang,
một vành đai kinh tế Việt -Trung”: Tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc)
và Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội (Việt Nam).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài vận dụng
các phương pháp nghiên cứu khoa học như:
- Phương pháp thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu thứ cấp phục vụ cho
việc nghiên cứu, phân tích: Thu thập các tài liệu tổng quan về lĩnh vực quan hệ
thương mại Việt – Trung và hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”; thu
thập thông tin về một số hoạt động và dự án đang triển khai trong khuôn khổ hợp
tác; thu thập tài liệu về đề xuất các giải pháp đối với việc thúc đẩy hợp tác này.
- Phương pháp thống kê, so sánh: Từ thống kê số liệu, tác giả đưa ra sự
so sánh tương quan hai quốc gia Việt Nam – Trung Quốc trong quan hệ
thương mại, cũng như trong tiến độ triển khai hợp tác “Hai hành lang, một
vành đai kinh tế”.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp logic, lịch sử.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Đề tài tổng hợp tư liệu, phân tích rõ cơ sở khoa học của hợp tác “Hai
hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc; qua đó góp
phần làm rõ hơn sự cần thiết phải đẩy mạnh triển khai hợp tác này.
- Khảo sát một cách có hệ thống những bài học kinh nghiệm về hình thức
hợp tác tương tự ở các quốc gia và khu vực trên thế giới (bao gồm cả những bài
học thành công và chưa thành công). Qua đó rút ra một số bài học có giá trị cho
việc phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung”.
- Phân tích có hệ thống nội dung, vai trò và thực trạng triển khai các
hoạt động trong khuôn khổ hợp tác; đưa ra đánh giá về những kết quả đã đạt
được, các tác động dự kiến cũng như những mặt còn tồn tại và nguyên nhân
của những tồn tại, đóng góp một cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng triển
khai các mô hình liên kết kinh tế và hợp tác kinh tế quốc tế tại Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại Việt –
Trung thông qua hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” thời gian tới.
- Các vấn đề lý luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở tổng hợp các tư
liệu của quá khứ kết hợp với khái quát hóa và bổ sung, hoàn thiện cho phù
hợp với tình hình mới hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 4 chương.
Chương 1. Một số vấn đề chung về hình thức hợp tác Hành lang, vành
đai kinh tế
Chương 2. Thực trạng hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế
Việt – Trung”
Chương 3. Tác động của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”
tới quan hệ thương mại Việt – Trung.
Chương 4. Một số gợi ý về giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương
mại Việt - Trung thông qua hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”. Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH THỨC HỢP TÁC HÀNH LANG,
VÀNH ĐAI KINH TẾ
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Khái niệm Hành lang kinh tế và Vành đai kinh tế
Trên thế giới hiện nay có hai cơ chế hợp tác kinh tế khu vực chủ yếu là
chính thức và không chính thức. Cơ chế chính thức bao gồm những hình thức
như Khu mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (kiểu liên minh Nga –
Belarus…), Thị trường chung (kiểu liên minh châu Âu EU); Cơ chế phi chính
thức gồm các hình thức như tam giác phát triển, khu vực tự do xuyên quốc
gia, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế. Cơ chế phi chính thức có một số đặc
thù như chỉ bao gồm các vùng (địa phương) thuộc các nước khác nhau, không
bao gồm thực thể quốc gia; các thành viên duy trì quan hệ thương mại và đầu
tư với thị trường bên ngoài khu vực; không có những chính sách chung đồng
nhất, nhưng gián tiếp cắt giảm các biện pháp thuế quan và phi thuế quan tạo
điều kiện thuận lợi cho sự tự do hóa thương mại, đầu tư, giao thông, nhập cư,
thúc đẩy sự phát triển tại khu vực biên giới của các nước thành viên.
Từ điển Anh ngữ Webster giải thích: Hành lang là (1) đường đi nối giữa
các phòng, (2) Đường giao thông (tuyến đường), chỉ (a) vùng đất nhỏ hẹp
xuyên qua lãnh thổ nước ngoài hay (b) tuyến đường hàng không, chịu sự
quản lý; (3) Vùng đất bao gồm hai hay nhiều thành phố mật độ dân cư đông
đúc. Cambridge, từ điển Anh ngữ của của Mỹ chia trực tiếp thành hai loại
“Đường qua lại” và “khu vực”, (1) Đường qua lại một bên hay hai bên của
công trình xây dựng, toa tầu, tàu thủy, (2) Khu vực nhỏ hẹp nằm giữa hai hay
nhiều thành phố lớn, hay khu vực sầm uất ven đường quốc lộ. Hành lang

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Q Đánh giá tổng quan quan hệ Việt Nam - Lào 1954 - 2000 và phương hướng hợp tác giữa hai nước trong gi Luận văn Sư phạm 3
D Dạy học hợp tác chương "Hàm số bậc nhất và bậc hai" lớp 10 trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 2
S cách thức học tập hợp tác như một đường hướng cải thiện kỹ năng nói cho sinh viên năm thứ hai không Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu tổng hợp pholthua lưỡng kim cấu trúc nano xốp làm chất xúc tác cho quá trình tách nước điện hóa tổng thể Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên Cứu Tổng Hợp Nano Bạc Từ Dung Dịch AgNO3 Bằng Tác Nhân Khử Dịch Chiết Cây Cỏ Bù Xít Khoa học Tự nhiên 0
D RÈN LUYỆN THAO TÁC PHÂN TÍCH TỔNG HỢP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TAM GIÁC Ở LỚP 7 Luận văn Sư phạm 0
D Đánh giá tác dụng điều trị bệnh vảy nến thể thông thường của bài thuốc tiêu phong tán kết hợp kem dưỡng ẩm Y dược 0
D Nghiên cứu các hợp chất thành phần nhằm góp phần đánh giá tác dụng điều trị tiểu đường của cây Vối Khoa học Tự nhiên 0
A Tổng hợp, nghiên cứu đặc trưng cấu trúc của vật liệu Fe-Ti-Hydrotanxit và ứng dụng làm xúc tác xử lý Metylen xanh trong môi trường nước Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu quá trình tổng hợp biodiezel từ dầu dừa trên xúc tác dị thể NaOH/MgO Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top