the1lrbdch

New Member

Download miễn phí Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hải Châu





 

Nội dung 1

I.Giới thiệu tổng quát về Công ty bánh kẹo Hải Châu 1

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1

2.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 3

2.2. Sơ đồ tổ chức của công ty 4

II. Đặc điểm hoạt động của công ty 6

1. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh 6

2. Đặc điểm về sản phẩm 7

3. Đặc điểm về thị trường và khách hàng, kênh tiêu thụ của công ty 8

4. Đặc điểm nội tại của công ty 9

4.1. Đặc điểm về vốn 10

4.2. Đặc điểm về lao động 11

4.3. Đặc điểm về máy móc, công nghệ 13

4.4. Tình hình đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu chính 14

III. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 15

1. Kết quả chung 15

2. Kết quả hoạt động sản xuất 17

3. Kết quả tiêu thụ 18

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


quyền ở phía Bắc như bánh quy kem xốp, sữa đầu nành…
Số cán bộ công nhân viên: bình quân 1250 người/năm.
Thời kỳ 1986-1991:
Trong thời kỳ này, do tác động của khủng hoảng kinh tế, sự suy giảm chung của ngành bánh kẹo nên công ty gặp rất nhiều khó khăn. Công ty đã có nhiều nỗ lực duy trì hoạt động, tìm hướng đi mới để vượt qua những khó khăn.
Năm 1989-1990: Tận dụng nhà xưởng của Phân xưởng Sấy phun, Công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất Bia với công suất 2000 lít/ngày.
Năm 1990-1991: Công ty lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất Bánh qui Đài Loan nướng bằng lò điện tại khu nhà xưởng cũ.
Số cán bộ công nhân viên: bình quân 950 người/năm.
Thời kỳ 1992 đến 2002:
Công ty đẩy mạnh đi sâu vào sản xuất các mặt hàng truyền thống (bánh kẹo) mua sắm thêm thiết bị mới, thay đổi mẫu mã mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
ã Năm 1993 mua thêm một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của CHLB Đức công suất 1 tấn/ca. Đây là dây chuyền sản xuất bánh hiện đại nhất ở Việt Nam.
ã Năm 1994 mua thêm một dây chuyền phủ Socola của CHLB Đức công suất 500kg/ca. Dây chuyền có thể phủ Socola cho các sản phẩm bánh.
ã Năm 1996 Công ty mua thêm và lắp đặt thêm 2 dây chuyền sản xuất kẹo của CHLB Đức.
ã Năm 1998 đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh Hải Châu. Công suất thiết kế 4 tấn/ca.
ã Năm 2001 đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh kem xốp. Công suất thiết kế 1,6 tấn/ca.
ã Cuối năm 2001 Công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất Socola công suất 200kg/giờ.
Hiện nay, số cán bộ công nhân viên bình quân: 900 người.
Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty:
2.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
Theo quyết định thành lập công ty số 1335 NNTCCB ngày 29/10/1994 Công ty bánh kẹo Hải Châu có chức năng và nhiệm vụ chính là sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm bánh kẹo, đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân.
Công ty được phép kinh doanh trong các lĩnh vực sau:
ã Sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm bánh kẹo
ã Sản xuất kinh doanh các loại bột gia vị
ã Xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài những mặt hàng mà công ty kinh doanh
ã Kinh doanh vật tư bao bì ngành công nghiệp thực phẩm.
2.2. Sơ đồ tổ chức của công ty
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty bánh kẹo Hải Châu
Giám đốc
Phó GĐ
kinh doanh
Phó GĐ
kỹ thuật
Phòng tổ chức
Phòng KHVT
Phòng tài vụ
Ban bảo vệ tự vệ
Ban XDCB
Phòng HCQT
Phòng HCQT
VP thay mặt TP. Đà Nẵng
VP thay mặt TP.HCM
CH TTSP
PX kẹo
PX Bột canh
PX bánh 1
PX bánh 2
PX bánh 3
Các PX khác
PX phục vụ
Chú thích: nét liền thể hiện quan hệ trực tuyến, nét đứt thể hiện quan hệ chức năng.
Quan sát sơ đồ, chúng ta thấy bộ máy công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo đó:
Ban giám đốc: gồm giám đốc công ty, phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc kỹ thuật.
ã Giám đốc công ty: là người thay mặt cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty, quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc phụ trách chung, có quyền quyết định việc điều hành của công ty, theo đúng kế hoạch, chính sách, pháp luật. Giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn bộ trước nhà nước và lãnh đạo cấp trên.
ã Phó giám đốc kỹ thuật: Có nhiệm vụ điều hành sản xuất, chuyên theo dõi thiết bị, công nghệ, áp dụng những thành tựu khoa học mới của nước ngoài vào quy trình sản xuất của công ty khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất.
ã Phó giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ quản lý, tổ chức và chỉ đạo công tác kinh doanh của công ty, là người giúp đỡ giám đốc về: giao dịch, ký kết các hợp đồng với khách hàng.
Các đơn vị chức năng gồm:
Phòng tổ chức:
ã Chức năng: tham mưu cho giám đốc về mặt công tác: tổ chức sản xuất và cán bộ công tác nhân sự, đào tạo nâng bậc, công tác lao động tiền lương.
ã Nhiệm vụ: Thực hiện công tác tổ chức sản xuất và cán bộ, công tác nhân sự và chế độ, công tác quản lý và sử dụng lao động.
Ban bảo vệ tự vệ thi đua:
ã Chức năng: tham mưu cho giám đốc về các mặt: tổ chức các phong trào thi đua, khen thưởng, kỷ luật, công tác bảo vệ, tự vệ…
ã Nhiệm vụ: tổ chức các đợt thi đua sản xuất, thi đua, lao động và các phong trào thi đua khác…
Phòng kỹ thuật:
ã Chức năng: tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất, nghiên cứu sản phẩm mới và kiểm tra chất lượng sản phẩm, nguyên vật liệu (NVL)…
ã Nhiệm vụ: quản lý kỹ thuật, xây dựng kế hoạch tiến bộ kỹ thuật và các biện pháp thực hiện, quản lý quy trình công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới, xây dựng nội quy, quy trình quy phạm, giải quyết các sự cố trong sản xuất, quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm…
Phòng kế hoạch - vật tư:
ã Chức năng tham mưu cho giám đốc trong công tác kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất.
ã Nhiệm vụ:
1. Xây dựng kế hoạch tổng hợp về XDCB ngắn và dài hạn.
2. Kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành
3. Kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch XDCB.
4. Phân bổ kế hoạch và lập kế hoạch tác nghiệp hàng tháng, quý, năm.
5. Lập và triển khai thực hiện cung ứng vật tư, gia công thiết bị, phương tiện, công cụ sản xuất.
6. Tổ chức các nghiệp vụ về tiêu thụ sản phẩm: bao gồm cách tiêu thụ, giá cả, thị trường, khách hàng và quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
7. Soạn thảo các nội dung ký hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm và theo dõi việc thực hiện, thanh lý hợp đồng.
8. Xây dựng kế hoạch giá thành và giám sát việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật.
9. Quản lý vật tư, kho tàng, phương tiện vận tải và xuất khẩu.
10. Xây dựng kế hoạch đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, và sửa chữa lớn, vừa, nhỏ cùng xây dựng cơ bản.
11. Cấp phát vật tư, trang bị, công cụ sản xuất, thu hồi phế liệu, thanh lý tài sản, thiết bị sản xuất.
II. Đặc điểm hoạt động của công ty
1. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh
Những lĩnh vực kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu được cho phép trong giấy phép kinh doanh bao gồm sản xuất bánh kẹo, đồ uống, kinh doanh vật tư, nguyên liệu ngành bánh kẹo. Trong quá trình hoạt động từ khi có quyết định thành lập mới (năm 1994), công ty đã thử nghiệm kinh doanh, sản xuất nhiều mặt hàng. Tuy nhiên, do không thành công nên công ty đã thu hẹp một số lĩnh vực. Cho đến nay, Công ty bánh kẹo Hải Châu hoạt động tập trung trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo và bột canh. Đây là những mặt hàng đem lại mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất cho công ty.
Mảng sản xuất chủ đạo của công ty là sản xuất bánh. Công ty bánh kẹo Hải Châu rất nổi tiếng với sản phẩm bánh Hương thảo, bánh kem xốp có mùi vị thơm, ngon riêng biệt. Hàng năm, công ty tiêu thụ được hàng ngàn tấn bánh. Công ty cũng rất thành công với sản phẩm bột canh. Bột canh Hải Châu luôn là sự lựa chọn ưu tiên trong các sản phẩm cùng loại.
2. Đặc điểm về sản phẩm
Công ty bánh kẹo Hải Châu sản xuất đa dạng các mặt hàng bánh kẹ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top