vtb_thuan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN HỌC VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC QUẢN LÝ
Đề tài: Triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
A – PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tên đề tài
Triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập
2. Lý do chọn đề tài
Quản lý là một lĩnh vực của hoạt động tổng hợp, không chỉ được nhìn nhận từ những góc độ của khoa học, mà cần được nhìn nhận cả từ góc độ văn hóa. Cuộc đấu tranh văn hóa bao giờ cũng gắn liền với các cuộc đấu tranh khác, trước hết là cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị, nhưng tất cả đều thống nhất vào một mục tiêu: Vì con người, tất cả cho con người. Quan hệ kinh tế và văn hóa là quan hệ biện chứng, không thể nói cái nào quyết định cái nào. Kinh tế là một nền tảng của xã hội: Nền tảng kinh tế. Văn hóa là một nền tảng của xã hội: Nền tảng văn hóa. Nói một cách khác, kinh tế và văn hóa là hai nội dung cốt lõi của sự sinh tồn và phát triển của một dân tộc, một quốc gia.
Sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường là quy luật của kinh tế, tác động trực tiếp và gián tiếp đến toàn bộ hoạt động của xã hội. Văn hóa không đứng ngoài tác động đó. Nhưng văn hóa có đặc điểm và quy luật riêng của nó. Không thể loại trừ hoạt động kinh tế trong văn hóa, cũng không thể loại trừ hoạt động văn hóa trong kinh tế. Sự tác động qua lại và đồng thời là đúng quy luật khách quan.
Dù xét từ giác độ nào thì mục đích chính của kinh doanh là đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh nên bản chất của kinh doanh là để kiếm lời. Trong kinh tế thị trường, kinh doanh là một nghề chính đáng xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội, do sự phân công lao động xã hội tạo ra. Còn việc kinh doanh như thế nào, kinh doanh đem lại lợi ích và giá trị cho ai thì đó chính là vấn đề văn hóa kinh doanh.
Và trong các yếu tố cấu thành nên văn hóa kinh doanh, ta không thể không nhắc đến triết lý kinh doanh. Một hệ thống các giá trị cốt lõi có vai trò như kim chỉ nam định hướng các hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Nằm trong một hệ thống tạo nên văn hóa kinh doanh, triết lý kinh doanh giữ vị trí đầu tiên và cũng là vị trí quan trọng quyết định giá trị của tổ chức. Nó quy chiếu trong mình những giá trị mang tính chiến lược trong hoạt động của doanh nghiệp mà qua quá trình thực hiện theo hệ triết lý này, cả khách hàng – đối tác và những cá nhân trong tổ chức sẽ nhận thức ra những “đặc sắc”, “độc đáo” và điều tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Như trên nhóm đã trình bày, càng ngày con người càng nhận thấy rằng văn hóa tham gia vào mọi quá trình hoạt động của con người và sự tham gia đó ngày càng được thể hiện rõ nét và tạo thành các lĩnh vực văn hóa đặc thù như văn hóa chính trị, văn hóa pháp luật, văn hóa gia đình và…văn hóa kinh doanh. Kinh doanh là một hoạt động cơ bản của con người, xuất hiện cùng với hàng hóa và thị trường. Tuy nhiên, khi xã hội chúng ta phát triển đến một mức nào đó, những điều còn lại sau đồng tiền, sau lợi nhuận, sau những cạnh tranh, bon chen…trên trường kinh tế sẽ là những giá trị nhân bản thuộc về con người. Tất cả những giá trị ấy quy tụ trong văn hóa kinh doanh. Tìm hiểu về vấn đề này, nhóm chúng tui đã lựa chọn Triết lý kinh doanh như một nhân tố quan trọng tạo nên văn hóa kinh doanh xưa và nay. Nhìn nhận một cách khách quan chúng ta có thể thấy triết lý kinh doanh chính là nền tảng chi phối đến các hoạt động của doanh nghiệp... Ở Việt Nam, kể từ sau những quyết định mở cửa nền kinh tế tiến hành từ Đại hội VI, hoạt động kinh doanh trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết, tuy nhiên thực tế cho thấy – ta gặp phải không ít khó khăn trong quá trình xác định mục tiêu, sứ mệnh của mình. Vì thế cần học tập kinh nghiệm xây dựng triết lý kinh doanh và kinh nghiệm khai thác vai trò triết lý kinh doanh trong quản lý doanh nghiệp để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa các doanh nghiệp nước ta với các doanh nghiệp nước ngoài. Bài tiểu luận này của Nhóm xin phép được trình bày về quá trình phát triển của Triết lý kinh doanh, đồng thời chú trọng phân tích vai trò của triết lý kinh doanh trong giai đoạn hiện tại nhằm làm nổi bật nên giá trị của yếu tố này trong mỗi tổ chức vào mỗi thời kỳ.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập như thế nào ?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Mỗi một khu vực kinh tế khác nhau thì có triết lý kinh doanh khác nhau.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần lời mở đầu đi kèm, đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về Triết lý kinh doanh
Chương 2: Triết lý kinh doanh Việt Nam thời kỳ hội nhập
Chương 3: Giải pháp phát huy triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập
B- PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH
1.1.Khái niệm chung về Triết lý:
Triết lý là phương châm, nguyên tắc mà cá nhân hay tổ chức luôn cố gắng tuân thủ theo nó để đạt được mục tiêu hay nguyện vọng mà họ đang theo đuổi. Trong cuộc sống có bao nhiêu lĩnh vực thì con người có thể đưa ra bằng đó triết lý để thực hiện theo nó. Do vậy, ta thường bắt gặp các khái niệm rất phổ biến liên quan đến triết lý như “triết lý sống”, “triết lý kinh doanh”,…
Khái niệm triết lý có quan hệ chặt chẽ với khái niệm “triết học”. Theo từ điển Hán – Việt: “Triết” nghĩa là trí ( sự nhận thức, hiểu biết sâu rộng về thế giới : trời, đất, người…và đạo lý). Ở phương Tây “triết học” ( philosophy) xuất phát từ tiếng Hy Lạp thời cổ đại, chuyển sang tiếng Latinh là philosophia = philo (yêu) +sophia (sự thông thái)  “Triết học” có nghĩa là môn học về sự thông thái.
Bàn về khái niệm triết lý, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cho rằng, tuy ở phương Tây không có sự phân biệt giữa “triết lý” và “triết học”, nhưng trong tiếng Việt quan niệm đó lại được dùng để biểu đạt và phản ánh những đối tượng khác nhau. Các tác giả sách “ Triết lý phát triển ở Việt Nam - mấy vấn đề cốt lõi” nêu định nghĩa triết lý là: “ Kết quả của sự suy nghẫm, chiêm nghiệm và đúc kết thành những quan điểm, luận điểm, phương châm cơ bản và cốt lõi nhất về cuộc sống cũng như về hoạt động thực tiễn rất đa dạng của con người trong xã hội. Chúng có vai trò định hướng trực tiếp ngược trở lại đối với cuộc sống và những hoạt động thực tiễn rất đa dạng ấy”.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nguyenhoa2109

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

cho mình xin link down ạ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top