sanacpn_vui

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM 7
I. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 7
1. Khái niệm và bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài 7
2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 8
II. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam 9
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với quá trình CNH của các nước đang phát triển .9
2.Thực trạng ngành Công nghiệp Việt Nam và nhu cầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .12
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM .23
I. Qui mô và cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp Việt Nam .23
1. Qui mô đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp .23
2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp .25
2.1 Cơ cấu theo chuyên ngành .25
2.2 Cơ cấu theo hình thức đầu tư .27
2.3 Cơ cấu theo địa bàn .28
2.4 Cơ cấu theo đối tác đầu tư 29
II. Tình hình thu hút và sử dụng FDI của một số chuyên ngành Công nghiệp
1. Công nghiệp dầu khí 31
2. Công nghiệp nặng 38
3. Công nghiệp nhẹ 51
4. Công nghiệp thực phẩm 58
III. Những đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sự phát triển của ngành Công nghiệp Việt Nam 63
IV. Một số tồn tại, hạn chế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp Việt Nam 69
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
I. Mục tiêu và định hướng phát triển Ngành công nghiệp trong thời gian tới
1. Mục tiêu phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam 76
2. Định hướng phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam 76
II. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp trong thời gian tới
78
KẾT LUẬN .92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .94
LỜI NÓI ĐẦU
Trước đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như
những chuyển biến của bối cảnh quốc tế, Việt Nam đã tiến hành quá trình CNH,
HĐH nhằm thực hiện công cuộc đổi mới một cách toàn diện hơn. Tuy nhiên, do
xuất phát điểm của nước ta quá thấp, kém nhiều so với các nước trong khu vực
và trên thế giới, chỉ dựa vào nguồn vốn trong nước thì chúng ta không thể thu
hẹp khoảng cách trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, quản lý kinh doanh và
nhất là chất lượng sản phẩm, kỹ năng thâm nhập của hàng hoá nước ta vào thị
trường khu vực và thị trường thế giới. Trong điều kiện đó, để tiến hành CNH -
HĐH đất nước, đảm bảo duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng
cách của nước ta và các nước trong khu vực, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào
phục vụ chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là hết sức quan
trọng.
Thực tế cho thấy, trong mấy năm gần đây, dưới sự tác động tích cực của quá
trình cải cách môi trường đầu tư và kinh doanh, các biện pháp khuyến khích và
hỗ trợ của nhà nước, sự chủ động tích cực và sáng tạo của các doanh nghiệp
công nghiệp sản xuất Việt Nam đã đạt được những kết quả nổi bật đóng góp một
phần không nhỏ cho quá trình CNH, HĐH của đất nước (tốc độ tăng trưởng bình
quân của ngành công nghiệp khá cao (13,9%, tỷ trọng của công nghiệp trong
GDP liên tục tăng từ mức 23,5% năm 1996 lên mức 31,9% năm 2001...). Mà
đầu tư nước ngoài là một tác nhân quan trọng trong sự tăng trưởng này.
Cùng với chủ trương mở cửa của Đảng và Nhà nước, với Luật Đầu tư nước
ngoài (1987) đã từng bước tạo ra môi trường hấp dẫn để thu hút ngày càng nhiều
vốn đầu tư và làm cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam ngày
một đạt hiệu quả hơn. Ngay từ năm 1998, ngành Công nghiệp đã đặt việc thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài trong chiến lược phát triển của mình. Nguồn vốn
đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài tính đến cuối năm 2002 đạt 22,16 tỷ USD:
trong đó thời kỳ 1996-2000 đạt 11,6 tỷ USD, tăng 30% so với 5 năm trước với tỉ
trọng vốn trong tổng nguồn vốn ĐTNN không ngừng tăng lên, từ 41,5% giai
đoạn 1988-1990, lên 52,7% giai đoạn 1991-1995 và 60,3% giai đoạn 1996-
2002. Vốn thực hiện trong lĩnh vực này cũng đạt tỉ lệ cao nhất so với các lĩnh
vực khác và tỉ trọng tăng dần từ 46% thời kì 1998-1990 lên 56% thời kì 1991-
1995 và tăng lên 73% thời kì 1996-2002. Ngoài ra, tỷ trọng về doanh thu, xuất
khẩu hay số lao động đều cao hơn so với các ngành khác. Tuy nhiên trong tình
hình trong nước và thế giới có nhiều những thuận lợi và khó khăn khiến cho việc
thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp vẫn còn
nhiều hạn chế cần tháo gỡ, giải quyết.
Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, em đã mạnh dạn chọn đề tài khoá
luận: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam: Thực
trạng và giải pháp” nhằm mục đích trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn thực
trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp của nước
ta hơn một thập kỷ qua, rút ra những kết luận cần thiết, đề ra chủ trương và một
hệ thống các giải pháp để thu hút và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn FDI vào
ngành công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu của em là diễn giải - quy nạp: đưa ra những số
liệu thống kê của từng lĩnh vực trong ngành Công nghiệp để phân tích, đánh giá,
và kết luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương:
Chương I: Sự cần thiết phải tăng tường thu hút nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Ngành Công nghiệp Việt Nam
Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công
nghiệp Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới
Qua bài viết này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Phạm
CHƯƠNG I
SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT NGUỒN
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
I. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI
1. Khái niệm và bản chất đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là hình thức
đầu tư quốc tế chủ yếu mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ
lớn vốn đầu tư vào các dự án, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành các
doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh dịch vụ, thương mại. Sự ra đời và phát
triển của nó là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hoá và phân công lao động
quốc tế. Trên thực tế có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Nhìn chung đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem xét như một
hoạt động kinh doanh ở đó có yếu tố di chuyển vốn quốc tế và kèm theo sự di
chuyển vốn là chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và các ảnh hưởng kinh
tế xã hội khác đối với nước nhận đầu tư.
Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài có
thể được hiểu như là việc các tổ chức, các cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào
Việt Nam vốn bằng tiền hay bất cứ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp
nhận để hợp tác với bên Việt Nam hay tự mình tổ chức các hoạt động sản xuất
kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
Dưới góc độ kinh tế có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức di
chuyển vốn quốc tế trong đó người sở hữu đồng thời trực tiếp tham gia điều
hành và quản lý hoạt động sử dụng vốn đầu tư.
Về bản chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức xuất khẩu tư bản, một
hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đây là hai hình thức xuất khẩu luôn
bổ sung và hỗ trợ nhau trong chiến lược thâm nhập chiếm lĩnh thị trường của
các công ty, tập đoàn nước ngoài hiện nay. Tiền đề của việc xuất khẩu tư bản là
“tư bản thừa” xuất hiện trong các nước tiên tiến. Nhưng thực chất của vấn đề
đó là một hiện tượng kinh tế mang tính tất yếu khách quan, khi mà quá trình
tích tụ và tập trung đã đạt đến một mức độ nhất định sẽ xuất hiện nhu cầu đầu
tư ra nước ngoài. Đó chính là quá trình phát triển của sức sản xuất xã hội, đến
độ đã vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của một quốc gia, hình thành nên quy
mô sản xuất trên phạm vi quốc tế.
2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết
định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi.
Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng
buộc về chính trị, không để lại gánh nặng cho nền kinh tế.
- Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hay tham gia điều hành doanh nghiệp liên
doanh tuỳ theo tỷ lệ vốn góp của mình. Đối với nhiều nước trong khu vực, chủ
đầu tư chỉ được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số
lĩnh vực nhất định và chỉ được tham gia liên doanh với số vốn cổ phần của bên
nước ngoài nhỏ hơn hay bằng 49%; 51% còn lại do nước chủ nhà nắm giữ.
Trong khi đó Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam cho phép rộng rãi hơn đối
với hình thức 100% vốn nước ngoài và quy định bên nước nước ngoài phải góp
tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án.
- Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận
được công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý,... là những
mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được.
- Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ
đầu tư dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động, nó còn bao
gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hay mở rộng dự án cũng như
vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM
Để làm rõ hơn vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá
trình CNH, HĐH của Việt Nam nói chung và Ngành Công nghiệp nói riêng, dưới
đây xin dành riêng một mục đề cập đến vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
các nước đang phát triển trong bối cảnh hiện nay.
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với quá trình CNH của các nước đang phát
triển
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ thành công khi thực hiện CNH
của các nước đang phát triển trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, trong số đó có
bốn yếu tố cơ bản nhất được xem là điều kiện quyết định khả năng thực hiện CNH
của các nước đang phát triển là vốn; công nghệ; kỹ thuật; nguồn nhân lực; cải
cách thể chế (thị trường, hội nhập...). Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình hoạt
động kinh tế hội tụ tương đối đầy đủ tiềm năng của bốn yếu tố trên. Có thể lý giải
tiềm năng đó như sau:
Lịch sử phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thấy thái độ của các nước
tiếp nhận đầu tư là từ thái độ phản đối (xem đầu tư trực tiếp là công cụ cướp bóc
đối với thuộc địa), đến thái độ buộc phải chấp nhận, đến thái độ hoan
nghênh...Trong điều kiện thế giới hiện nay đầu tư trực tiếp được mời chào,
khuyến khích mãnh liệt. Trên thực tế đang diễn ra trào lưu cạnh tranh quyết liệt
trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mặc dù, hiện còn nhiều tranh luận,
còn những ý kiến khác nhau về vai trò, về mặt tích cực, tiêu cực...của đầu tư trực
tiếp nước ngoài đối với nước tiếp nhận đầu tư, nhưng chỉ điểm qua nhu cầu, qua
trào lưu cạnh tranh thu hút cũng đủ cho ta khẳng định rằng đầu tư trực tiếp nước
ngoài hiện nay, đối với các nước nhận đầu tư, có tác dụng tích cực là chủ yếu, đa
phần các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài khi thực hiện đều đưa lại lợi ích cho
nước nhận đầu tư. Đối với nhiều nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự đóng
vao trò là điều kiện, là cơ hội, là cửa ngõ giúp thoát khỏi tình trạng của một nước
nghèo, bước vào quỹ đạo của sự phát triển và thực hiện công nghiệp hoá. Vậy
xuất phát từ những kỳ vọng nào mà hầu hết các nước đang phát triển lại có nhu
cầu lớn về đầu tư trực tiếp nước ngoài như vậy?
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài có khả năng giải quyết có hiệu quả
những khó khăn về vốn cho công nghiệp hoá. Đối với các nước nghèo, vốn được
xem là yếu tố cơ bản, là điều kiện khởi đầu quan trọng để thoát khỏi đói cùng kiệt và
phát triển kinh tế. Thế nhưng, đã là nước cùng kiệt thì khả năng tích luỹ vốn hay huy
động vốn trong nước để tập trung cho các mục tiêu cần ưu tiên là rất khó khăn, thị
trường vốn trong nước lại chưa phát triển. Trong điều kiện của thời kỳ đầu tiến
hành công nghiệp hoá, nhìn chung các nước đang phát triển đều gặp rất hiều khó
khăn: mức sống thấp, khả năng tích luỹ kém, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, công
nghệ kỹ thuật lạc hậu, mức đầu tư thấp nên kém hiệu quả, ít có điều kiện để xâm
nhập, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, thiếu khả năng tiếp cận với khoa học kỹ
thuật tiên tiến của thế giới...Giải pháp của các nước đang phát triển lúc này là tìm
đến với các nguồn đầu tư quốc tế. Trước khi tiến hành đầu tư các nhà đầu tư nước
ngoài thường có sẵn một số điều kiện cơ bản như vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản
lý, khả năng thị trường...tức là nhà đầu tư đã dự báo được phần nào hiệu quả có
thể thu được đồng vốn đầu tư. Hay nói cách khác, các nhà đầu tư chỉ xin phép
triển khai dự án khi họ tính toán thấy độ rủi ro ít và khả năng thu lợi cao. Đây là
điểm ưu thế hơn hẳn của loại vốn đầu tư trực tiếp so với các loại vốn vay khác.
Thứ hai, thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước tiếp nhận
đầu tư có thể tiếp nhận được những kỹ thuật mới, những công nghệ tiến tiến, góp
phần cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp nói riêng và phát
triển kinh tế nói chung. Đồng thời, tạo ra các điều kiện kinh tế-kỹ thuật cho việc
thực hiện cuộc cải biến cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng
tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ...Để thực hiện một số dự án đầu tư có hiệu quả
(khả năng sinh lời lớn, thu hồi vốn nhanh) nhiều nhà đầu tư đã chọn một số lĩnh
vực xây dựng cơ sở hạ tầng như viễn thông, tin học công nghiệp...như là điều kiện
cho việc thực hiện các dự án đầu tư của mình. Bên cạnh đó, chính phủ các nước
nhận đầu tư cũng thường có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư
bỏ vốn đầu tư vào một số lĩnh vực của công nghiệp, cơ sở hạ tầng quan trọng hy
vọng thúc đẩy nhanh sự phát triển của các lĩnh vực này. Như vậy đầu tư trực tiếp
nước ngoài tạo ra điều kiện để góp phần cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng của
những nước nhận đầu tư.
Thứ ba, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể thu hút một lượng lớn
lao động trực tiếp và tạo ra nhiều việc làm cho các dịch vụ tương ứng. Thông qua
việc thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể làm cho đội ngũ cán
bộ của nước nhận đầu tư qua việc tham gia vào hoạt động của liên doanh mà
trưởng thành hơn về năng lực quản lý phù hợp với nền sản xuất hiện đại; hình
thành một lực lượng công nhân kỹ thuật hành nghề; tăng nguồn thu cho ngân
sách.
Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài có các điều kiện cần thiết cho việc tạo
lập một hệ thống thị trường phù hợp với yêu cầu của một nền sản xuất công
nghiệp hoá, tiếp cận và mở rộng được thị trường mới; tăng cường quan hệ hợp tác
kinh tế quốc tế v.v...Hình thành được các khu chế xuất, khu công nghiệp chủ lực;
tạo ra các điều kiện cơ bản cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi
nước, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.
Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước đang phát triển đóng
vai trò như một cửa ngõ giúp các nước này thoát khỏi những khó khăn về điều
kiện kinh tế-xã hội, đưa các nước đang phát triển bước vào quỹ đạo của sự phát
triển và của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nền kinh tế Việt
Nam cũng đang từng bước phát triển, trong đó ngành Công nghiệp Việt Nam đóng
một vai trò không nhỏ, vậy thực trạng ngành Công nghiệp Việt Nam trước nhu
cầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ra sao sẽ được đề cập đến trong phần
sau.
2. Thực trạng Ngành Công nghiệp Việt Nam hiện nay và nhu cầu thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong giai đoạn 1996-2001, tổng giá trị sản lượng công nghiệp đạt khoảng 997
ngàn tỷ đồng và có tốc độ tăng trưởng bình quân 13,9%/năm. Trong thời gian đầu,
do môi trường kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi nên mức tăng
trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt cao: 14,2% vào năm 1996 và 13,8% vào
năm 1997. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1998, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính tiền tệ khu vực, làm cho thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, trong khi đó nhu
cầu thị trường trong nước tăng chậm, nên tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công
nghiệp chỉ đạt 12,5% vào năm 1998 và 11,6% vào năm 1999. Từ năm 2000 đến
nay, tình hình kinh tế trong nước và khu vực đã có nhiều chuyển biến tích cực và
dần thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng; đồng thời với những cải cách mạnh mẽ về
môi trường kinh doanh, đầu tư trong nước và tác động của các biện pháp kích cầu,
nên phát triển công nghiệp đã bắt đầu phục hồi trở lại, đạt được tốc độ tăng trưởng
cao.Trong giai đoạn 1996-2001, các thành phần kinh tế hoạt động trong công
nghiệp đều tăng trưởng khá, song khu vực công ngiệp quốc doanh tăng thấp hơn
so với khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công nghiệp ngoài quốc
doanh. Tuy nhiên, kể từ năm 2000, xu hướng tăng trưởng công nghiệp theo các
thành phần kinh tế đã có sự thay đổi: khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài bắt đầu giảm dần trong khi đó khu vực công nghiệp trong nước bắt đầu tăng
dần. Có một số lý do như sau: Do vốn đầu tư nước ngoài là từ các nước châu Á
nên mặc dù Việt Nam không nằm trong tâm cơn bão tài chính tiền tệ khu vực,
nhưng cuộc khủng hoảng này đã giáng một đòn mạnh vào đầu tư nước ngoài của
Việt Nam. Do cuộc khủng hoảng này, các công ty, tập đoàn quốc tế rơi vào tình
trạng khó khăn về tài chính nên họ đã rút vốn đầu tư ra khỏi các nước được đầu tư
trong đó có Việt Nam. Tình hình cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên
thế giới và trong khu vực đang ngày càng trở nên rất gay gắt. Cộng đồng quốc tế
đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam còn chưa hấp dẫn, có nhiều rủi ro, chi
phí đầu tư cao, hệ thống tài chính ngân hàng chưa hoàn thiện, sức mua của thị
trường Việt Nam còn chưa cao, chưa tương xứng với một nước có 80 triệu dân..
Đồ thị 1: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế
( Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 294, tháng 11/ 2002)
Mặc dù phát triển công nghiệp trong thời gian qua đạt nhiều kết quả tích cực:
tỷ trọng công nghiệp trong GDP tiếp tục thay đổi theo hướng tăng dần, đã tăng
lên đáng kể từ mức 23,2% năm 1996 lên mức 31,9% năm 2001, góp phần quan
trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế; Cơ cấu công nghiệp dịch chuyển
mạnh từ nền công nghiệp hướng nội, thay thế nhập khẩu sang nền công nghiệp
hướng ngoại, định hướng xuất khẩu song trước yêu cầu đòi hỏi của quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế đã đến gần và thực tế phát triển công nghiệp những năm
qua cũng đã đặt ra nhiều vấn đề:
* Hiệu quả sản xuất công nghiệp giảm
Phát triển công nghiệp trong thời gian qua chủ yếu mới chỉ là phát triển theo
chiều rộng, gia công, lắp ráp là chủ yếu, chưa chú trọng đầu tư và phát triển
công nghiệp theo chiều sâu, nâng tỷ trọng chế biến sâu, đảm bảo cung cấp
Tèc ®é (%)
1996 1997 1998 1999 2000 2001 9th¸ng2002
5 0
10
15
20
25
30
Tæng sè(%) Quèc doanh(%) Ngoμi quèc doanh(%) §Çu t− n−íc ngoμi(%)

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

maithim

New Member
Re: [Free] Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam: thực trạng và giải pháp

Bài viết rất có ích với mình
mail của mình: [email protected]
bạn gửi cho mình với
Thank nhiều
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ 21 Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền trung Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
B Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 2
A Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công ty TNHH XD&TM Quang Minh’ Luận văn Kinh tế 0
H Các giải pháp chủ yếu thực hiện thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top