Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Vận dụng các kiến thức và lý thuyết xã hội học để phân tích và đánh giá sự phát triển của du lịch Hội An. Phân tích tác động của du lịch đến dân số, nghề nghiệp, trình độ học vấn, sự phát triển kinh tế xã hội và văn hóa của đô thị cổ Hội An. Gắn hoạt động du lịch với công tác bảo tồn đô thị cổ Hội An, đặc biệt là những định hướng và giải pháp bảo tồn di sản kiến trúc nhà gỗ trong khu phố cổ Hội An
Luận văn ThS. Du lịch học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu:.............................................................................................. 13
2. Các lý thuyết và khái niệm công cụ:....................................................................................... 16
2.1 Các lý thuyết: ........................................................................................................................ 16
2.1.1. Lý thuyết hành động xã hội của M.Weber. .................................................................... 16
2.1.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng ...................................................................................... 17
2.1.3. Lý thuyết trao đổi........................................................................................................... 18
2.2 Các khái niệm công cụ: ......................................................................................................... 20
2.2.1. Khái niệm phát triển ...................................................................................................... 20
2.2.2. Khái niệm văn hoá......................................................................................................... 24
2.2.3. Khái niệm bảo tồn.......................................................................................................... 24
CHƢƠNG II TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ............................ 26
1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu: .............................................................................................. 26
1.1 Điều kiện tự nhiên, địa lý – dân số: .................................................................................... 26
1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội: ................................................................................................... 27
1.3 Điều kiện văn hoá, y tế, giáo dục......................................................................................... 28
1.3.1. Điều kiện văn hoá .......................................................................................................... 28
1.3.2. Điều kiện y tế ................................................................................................................. 28
1.3.3. Điều kiện giáo dục......................................................................................................... 28
2. Lịch sử phát triển của đô thị cổ Hội An................................................................................ 29
3. Du lịch - điểm mạnh của Đô thị cổ Hội An............................................................................ 31
3.1 Sự phát triển của du lịch ở đô thị cổ Hội An...................................................................... 31
3.2. Các nhân tố tác động đến sự phát triển của du lịch ......................................................... 38
3.2.1. Nhân tố khách quan....................................................................................................... 38
3.2.2. Nhân tố chủ quan........................................................................................................... 41
4. Tác động của Du lịch đến sự phát triển kinh tế – xã hội và văn hoá của đô thị cổ Hội An46
4.1. Tác động đến sự biến đổi cơ cấu xã hội ........................................................................... 46
4.1.1. Tác động của du lịch đến dân số ................................................................................... 46
4.1.2. Tác động của du lịch đến nghề nghiệp .......................................................................... 50
4.1.3. Tác động của du lịch đến trình độ học vấn ................................................................... 53
4.2. Tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội......................................................................... 54
4.3. Tác động đến sự phát triển văn hoá .................................................................................. 63
4.3.1. Phát triển văn hoá vật thể (trên mặt đất và trong lòng đất).......................................... 64
5. Hoạt động du lịch gắn liền với công tác bảo tồn đô thị cổ Hội An ..................................... 72
5.1. Lý do và mục tiêu bảo tồn................................................................................................... 72
5.2. Những định hướng và giải pháp bảo tồn di sản kiến trúc nhà gỗ trong khu phố cổ Hội
An ................................................................................................................................................ 74
5.2.1. Tình hình và kết quả bảo tồn quần thể kiến trúc khu phố cổ Hội An............................. 74
5.2.2. Các vấn đề đang đặt ra đó là: ....................................................................................... 81
5.2.3. Những định hướng cơ bản nhằm bảo tồn di sản kiến trúc nhà gỗ trong khu phố cổ Hội
An............................................................................................................................................. 86
PHẦN III - KẾT LUẬN .................................................................................................................. 91
PHỤ LỤC ........................................................................................................................................ 93

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Trong lịch sử phát triển của các đô thị Việt Nam thời cổ đại và trung
đại, Hội An không phải là thành thị vào loại cổ xƣa nhất. Trƣớc Hội An đã có
những Luỹ Lâu, Long Biên, Tống Bình, Đại La thời Bắc thuộc, những Thăng
Long, Vân Đồn thời Lý, Trần, Lê. Ngay trong vùng hạ lƣu sông Thu Bồn,
trƣớc Hội An cũng đã có một Chiêm Cảng nào đó của Champa. Hội An ra đời
vào khoảng cuối thế kỷ 16, phát đạt trong thế kỷ 17, 18 suy giảm dần từ thế
kỷ 19 để rồi cuối cùng chỉ còn là một đô thị vang bóng một thời.
Về quy mô của một đô thị trong thời thịnh vƣợng nhất của nó, Hội An
cũng chƣa phải là đô thị to lớn nhất. Trong thế kỷ 17, 18 Hội An đứng sau
Thăng Long - Kẻ Chợ, Phú Xuân - Huế.
Tuy nhiên, về những phƣơng diện khác, Hội An lại có một vị trí, vai
trò mang những đặc điểm riêng của nó, tạo nên dáng vẻ và những giá trị lịch
sử-văn hoá độc đáo. Điều đặc biệt quan trọng là cho đến nay, đô thị cổ Hội
An còn để lại một tổng thể di tích phong phú, đa dạng và tƣơng đối nguyên
vẹn của các phố xá, bến cảng, các kiến trúc dân dụng và tôn giáo, tín ngƣỡng
và văn hoá dân gian. Trong khi đó, trải qua các biến thiên lịch sử và những
điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, hầu hết các đô thị cổ khác đều bị huỷ
hoại hay cải tạo hoàn toàn, chỉ để lại trên mặt đất một số di tích rời rạc. Di
tích đô thị cổ Hội An còn đƣợc bảo tồn đến nay là trƣờng hợp duy nhất của
Việt Nam và trƣờng hợp hiếm có trên thế giới. Vì thế, Hội An trở thành tâm
điểm chú ý của đông đảo nhân dân trong nƣớc và quốc tế.
Ngày 21/12/2003, tại Hội An, văn phòng UNESCO tại Việt Nam và
Uỷ ban UNESCO của Việt Nam đã tổ chức toạ đàm chủ đề “Du lịch văn
hoá”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án về phát triển du lịch bền vững
mà UNESCO đang tiến hành. Qua 4 năm kể từ khi đƣợc UNESCO công nhận
là Di sản văn hoá thế giới (1999), Hội An đã từng bƣớc chuyển mình trở
thành điểm du lịch văn hoá quan trọng ở miền Trung Việt Nam. Đến nay, du
lịch chiếm tỷ trọng trên 58% trong cơ cấu kinh tế chung của Hội An và là thế
mạnh hàng đầu của thị xã này.
Du lịch là ngành kinh tế quan trọng và chủ yếu của thị xã, ngƣời dân
nơi đây ngày càng có xu hƣớng sống và thu nhập dựa vào du lịch. Kể từ năm
1999 đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân Hội An có nhiều
thay đổi đáng kể. Phố cổ Hội An trở thành phố xá của các loại hình dịch vụ
du lịch phục vụ du khách trong và ngoài nƣớc với những galery, cửa hàng
may mặc, cửa hàng bán đồ lƣu niệm, quán ăn, nhà hàng, khách sạn…
Du khách đến với Hội An không chỉ vì Hội An vẫn còn lƣu giữ đƣợc
những kiến trúc, công trình cổ xƣa mà Hội An còn để lại dấu ấn với du khách
bằng những lễ hội văn hoá dân gian đặc trƣng, những món ăn đặc sắc không
nơi nào có. Ở Hội An có những nét đẹp truyền thống phƣơng Đông, làm liên
tƣởng đến cội nguồn, quay lại với những nét đẹp cuả bản sắc văn hoá dân tộc.
Do giá trị văn hoá nghệ thuật của các di tích lịch sử trong khu phố cổ kết hợp
với các hoạt động văn hoá tinh thần độc đáo và tình cảm mến khách của nhân
dân Hội An mà đô thị cổ Hội An đón tiếp ngày càng nhiều du khách hơn, đặc
biệt là du khách nƣớc ngoài. Nếu nhƣ vào đầu thập kỷ 90 chỉ có vài trăm lƣợt
khách du lịch đến tham quan thì những năm gần đây con số đó lên tới hàng
trăm nghìn lƣợt khách.
Hoạt động du lịch dịch vụ ở Hội An đã góp phần quan trọng trong tổng
thu nhập hàng năm GDP của thị xã Hội An đồng thời nâng cao mức thu nhập
hàng năm và đời sống của nhân dân đô thị cổ.
Khi nhận xét về triển vọng của ngành du lịch Hội An, ông R.Burns,
Chủ tịch Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới WTTC đã đánh giá: “Hội An sẽ
là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất của vùng Đông Nam Á”.
Với tất cả những lý do trên, tui chọn đề tài nghiên cứu: “Tác động của
du lịch đến sự phát triển đời sống kinh tế và đời sống xã hội của đô thị cổ
Hội An” cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
2.1. Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu này đặt các sự kiện, hiện tƣợng trong một mối liên hệ, tác
động lẫn nhau. Sự phát triển kinh tế, xã hội của đô thị cổ Hội An đƣợc đặt
dƣới sự tác động của sự phát triển du lịch cũng nhƣ của bối cảnh kinh tế,
chính trị, xã hội.
Kết quả nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội
học khi vận dụng vào thực tiễn nhƣ: lý thuyết vai trò xã hội, lý thuyết chức
năng, lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng...
2.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu giúp chúng ta thấy đƣợc những nguyên nhân làm cho du
lịch Hội An góp phần đƣa ra hƣớng nhìn đối với thực trạng phát triển của đô
thị cổ Hội An về mọi mặt dƣới tác động của du lịch, đồng thời góp phần với
các nhà quản lý, chính sách và phát triển du lịch tại địa phƣơng có đƣợc
hƣớng đi và công tác trùng tu bảo tồn đô thị cổ Hội An hiệu quả hơn nữa để
du lịch Hội An ngày càng là thế mạnh không chỉ cho riêng Hội An mà còn
cho cả nƣớc.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Mục đích:
Vận dụng các kiến thức và lý thuyết xã hội học để phân tích tác động
của du lịch đến sự phát triển đời sống kinh tế và đời sống xã hội của đô thị cổ
Hội An. Từ đó rút ra đƣợc những kinh nghiệm, những khuyến nghị và giải
pháp để công cuộc bảo tồn khu di tích và các sản phẩm văn hoá ở Hội An
ngày càng đƣợc quan tâm đúng mức, góp phần vào sự phát triển của du lịch
thị xã.
3.2 Nhiệm vụ:
- Phân tích và đánh giá sự phát triển của du lịch thị xã Hội An
- Làm rõ nguyên nhân của sự phát triển ngành du lịch ở Hội An
- Những tác động của du lịch đến sự phát triển của thị xã: tác động
đến sự phát triển kinh tế, tác động đến sự phát triển xã hội, tác động
đến sự phát triển văn hoá.
4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu:
4.1 Khách thể khảo sát:
Ngƣời dân và những nhà quản lý ở đô thị cổ Hội An
Các khách thể khảo sát này sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến sự
tác động của du lịch đến sự phát triển kinh tế và sự phát triển xã hội của đô
thị cổ Hội An.
4.2 Đối tƣợng nghiên cứu:
Tác động của du lịch đến sự phát triển đời sống kinh tế, xã hội của

ngƣời dân Hội An.
4.3 Phạm vi nghiên cứu:
Tác động của du lịch đến sự phát triển kinh tế: đời sống, thu nhập, các
ngành nghề liên quan đến du lịch
Tác động của du lịch đến sự phát triển xã hội: phát huy những giá trị
văn hoá tinh thần: lễ hội, văn hoá dân gian, các sinh hoạt của các chùa, hội
quán…
4.4 Phạm vi khảo sát
Nghiên cứu này đƣợc tiến hành vào tháng 05 và tháng 06 năm 2005 tại
phố cổ Hội An
4.5. Mẫu nghiên cứu
Trên quan điểm và cách tiếp cận hƣớng vào tập trung nghiên cứu sự tác
động của du lịch đến sự phát triển đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của thị xã
Hội An, nghiên cứu đã tiến hành chọn mẫu khảo sát theo các tiêu chí sau:
1. Tập trung ở những phƣờng có nhiều di tích lịch sử, di tích văn hoá và
khu du lịch
2. Tập trung ở những phƣờng có nhiều ngành nghề truyền thống
3. Tập trung ở những phƣờng có nhiều khách du lịch cƣ trú và nhiều cƣ
dân địa phƣơng làm các ngành nghề liên quan đến du lịch.
Tại các phƣờng này các hộ gia đình đƣợc tiếp cận và phỏng vấn cá
nhân, điều tra bằng bảng hỏi...


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top