Wetherly

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁ NHÂN VÀ
PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI TRONG QUAN HỆ TỐ TỤNG
DÂN SỰ....................................................................................................4
1.1. Khái niệm và những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng
dân sự quốc tế...........................................................................................4
1.1.1. Khái niệm tố tụng dân sự quốc tế ...............................................................4
1.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế .................................9
1.2. Khái niệm cá nhân và pháp nhân nước ngoài ......................................10
1.2.1. Khái niệm cá nhân nước ngoài .................................................................10
1.2.2. Khái niệm pháp nhân nước ngoài .............................................................13
1.3. Khái niệm địa vị pháp lý của cá nhân và pháp nhân nước ngoài ........19
1.3.1. Định nghĩa ...............................................................................................19
1.3.2. Cơ sở xác định địa vị pháp lý của cá nhân và pháp nhân nước ngoài
trong tố tụng dân sự .................................................................................20
1.3.3. Đặc điểm địa vị pháp lý của cá nhân, pháp nhân nước ngoài ....................27
1.4. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng
dân sự của cá nhân, pháp nhân nước ngoài..........................................28
1.4.1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự
của cá nhân nước ngoài ............................................................................28
1.4.2. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự
của pháp nhân nước ngoài........................................................................30
1.5. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân
sự của cá nhân, pháp nhân nước ngoài theo pháp luật Việt Nam...........31
1.5.1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự
của cá nhân nước ngoài theo pháp luật Việt Nam .....................................32
1.5.2. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự
của pháp nhân nước ngoài trong pháp luật Việt Nam ...............................35
Chương 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁ NHÂN VÀ PHÁP NHÂN
NƯỚC NGOÀI TRONG QUAN HỆ TỐ TỤNG DÂN SỰ THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM........................................37
2.1. Khái quát về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ...........................37
2.1.1. Các văn bản pháp luật trong nước ............................................................37
2.1.2. Các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập hay ký kết .........................38
2.1.3. Tập quán quốc tế......................................................................................43
2.2. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân và pháp nhân nước ngoài trong
quan hệ tố tụng dân sự tại Việt Nam.....................................................43
2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của đương sự .............................................................43
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng khác......................58
2.3. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân và pháp nhân nước ngoài theo quy
định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập và ký kết .............64
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân và pháp nhân theo các điều ước quốc
tế đa phương ............................................................................................64
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong quan hệ tố tụng dân sự theo
các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam ký kết với các nước........76
2.4. Kinh nghiệm nước ngoài........................................................................86
2.4.1. Chế định cược án phí trong pháp luật tố tụng dân sự nước ngoài ...................86
2.4.2. Pháp luật tố tụng dân sự nước Cộng hoà Pháp..........................................89
2.4.3. Pháp luật tố tụng dân sự Anh - Mỹ...........................................................95
2.4.4. Pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản ...........................................................95
Chương 3: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁ NHÂN VÀ PHÁP NHÂN NƯỚC
NGOÀI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM - THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.......................................................................98
3.1. Thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài........98
3.1.1. Thực trạng giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài ................98
3.1.2. Giải pháp hoàn thiện ..............................................................................100
3.2. Về quyền và nghĩa vụ của cá nhân và pháp nhân nước ngoài ...........101
3.2.1. Thực trạng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cá nhân và pháp nhân
nước ngoài .............................................................................................101
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện ..............................................................................112
KẾT LUẬN........................................................................................................119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................120

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, xu thế chung trên thế giới là quá trình quốc tế hóa mọi mặt đời
sống, đặc biệt đời sống kinh tế ngày càng được đẩy mạnh. Do sự phát triển mạnh
mẽ của quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, giao lưu kinh tế,
thương mại, khoa học - công nghệ và văn hoá giữa các quốc gia phát triển với tốc
độ hết sức nhanh chóng đã dẫn đến việc gia tăng số lượng người nước ngoài đầu tư
kinh doanh, lao động, học tập, du lịch… hay pháp nhân nước ngoài trực tiếp thực
hiện các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ của mỗi quốc gia.
Trong bối cảnh đó, ngày càng xuất hiện nhiều những vụ việc phát sinh từ các
mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà một bên chủ thể là cá nhân và pháp
nhân nước ngoài. Do đó, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về
quyền và nghĩa vụ của cá nhân và pháp nhân nước ngoài cũng như các biện pháp
đảm bảo của Nhà nước trong lĩnh vực TTDS, đồng thời chỉ ra những khiếm khuyết,
tồn tại, đối chiếu với các cam kết hội nhập nhằm đưa ra và phân tích các yêu cầu
hoàn thiện pháp luật về vấn đề này là một việc làm cần thiết, có tác động mạnh mẽ
tới quá trình thúc đẩy phát triển giao lưu về mọi mặt giữa các quốc gia, bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, pháp nhân nước ngoài khi tham gia vào
quan hệ TTDS tại Việt Nam.
Việc xây dựng quy chế pháp lý cho cá nhân, pháp nhân nước ngoài nói
chung và trong lĩnh vực TTDS nói riêng tại Việt Nam đã được nghiên cứu, sửa đổi
theo hướng ngày càng phù hợp với xu thế chung của thời đại và pháp luật quốc tế.
Song đây vẫn là một vấn đề mang tính lý luận phức tạp và cần không ngừng được
nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm, để đưa ra những luận chứng có tính
thuyết phục, góp phần tạo một môi trường pháp lý thuận lợi cho cá nhân và pháp
nhân nước ngoài ở Việt Nam đồng thời vẫn giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh
quốc gia. Vì vậy, đề tài: “Địa vị pháp lý của cá nhân và pháp nhân nước ngoài
trong quan hệ tố tụng dân sự trước Toà án Việt Nam” mang tính cấp thiết cả về lý


luận và thực tiễn. Đề tài nhằm tìm hiểu, nghiên cứu những nội dung cơ bản về lý
luận và pháp lý liên quan tới địa vị pháp lý của cá nhân, pháp nhân nước ngoài
trong TTDS tại Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tính đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này như:
- Quy chế pháp lý dân sự của công dân nước ngoài ở các nước xã hội chủ nghĩa
và Việt Nam, Đoàn Năng, Luận án phó tiến sĩ khoa học Luật, Bacu, 1986.
- Đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước đối với người nước
ngoài ở nước ta hiện nay, Bùi Quảng Bạ, Luận án phó tiến sĩ khoa học Luật, Hà
Nội, 1996.
- Địa vị pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam trong tư pháp quốc tế giai
đoạn hiện nay, Trần Hưng Bình, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2002.
- Hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam,
Trần Thị Hồng Thu, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật - ĐHQGHN, 2011.
Tuy nhiên, các công trình, bài viết nói trên mới chỉ tiếp cận vấn đề địa vị
pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam một cách khái quát và tổng thể, mà
chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể, phân tích, làm rõ và đưa ra kiến nghị về địa vị
pháp lý của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài trong lĩnh vực TTDS theo quy
định của pháp luật Việt Nam.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận liên quan tới địa vị pháp lý
của cá nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài trong quan hệ TTDS. Đồng thời làm
rõ những quy định pháp luật hiện hành về năng lực chủ thể, quyền, nghĩa vụ pháp lý
của cá nhân và pháp nhân nước ngoài trong lĩnh vực TTDS tại Việt Nam, đồng thời
chỉ ra những điểm hạn chế, đối chiếu với các cam kết hội nhập để đưa ra phương
hướng hoàn thiện pháp luật. Đề tài cũng sẽ nghiên cứu kinh nghiệm của một số
quốc gia điển hình từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện về địa vị pháp lý của cá
nhân và pháp nhân nước ngoài trong TTDS tại Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về địa vị pháp lý của cá nhân và pháp nhân nước ngoài
trong một lĩnh vực cụ thể: TTDS quốc tế. Bao gồm các nội dung: cơ sở lý luận về
địa vị pháp lý của cá nhân và pháp nhân nước ngoài; phân tích về năng lực chủ thể
của cá nhân và pháp nhân nước ngoài trong TTDS tại Việt Nam; phân tích về quyền
và nghĩa vụ của cá nhân và pháp nhân nước ngoài trong TTDS tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác -
Lênin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, quá trình nghiên
cứu đề tài luận văn các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành khác
cũng được sử dụng như: phân tích, diễn giải, tổng hợp, thống kê…
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về địa vị pháp lý
của cá nhân và pháp nhân nước ngoài trong quan hệ TTDS tại Việt Nam. Luận văn
có thể áp dụng vào thực tế xây dựng và hoàn thiện địa vị pháp lý của cá nhân, pháp
nhân nước ngoài trong lĩnh vực TTDS tại Việt Nam. Luận văn cũng có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu pháp luật về địa vị pháp lý của
cá nhân, pháp nhân nước ngoài trong lĩnh vực TTDS tại Việt Nam và cho những
người quan tâm tới lĩnh vực này.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương.
- Chương 1: Khái quát về địa vị pháp lý của cá nhân và pháp nhân nước
ngoài trong quan hệ tố tụng dân sự
- Chương 2: Quyền và nghĩa vụ của cá nhân và pháp nhân nước ngoài trong
quan hệ tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Chương 3: Địa vị pháp lý của cá nhân và pháp nhân nước ngoài trong tố
tụng dân sự tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

TrnhHoiPhn

New Member
Re: Địa vị pháp lý của cá nhân và pháp nhân nước ngoài trong quan hệ tố tụng dân sự trước Tòa án Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 08

add cho e link down bài này vs ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D địa vị pháp lý của công ty hợp danh Luận văn Luật 1
T Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay : Luận văn Luận văn Luật 0
C Địa vị pháp lý và hoạt động của đoàn đại biểu quốc hội - qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang : Luận văn ThS Luận văn Luật 0
N Địa vị pháp lý của Chính phủ theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) - xu hướng phát triển v Luận văn Luật 0
P Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán thực trạng, kinh nghiệm quốc tế Luận văn Luật 0
N Địa vị pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam trong tư pháp quốc tế giai đoạn hiện nay Luận văn Luật 2
T Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việ Luận văn Luật 0
B Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài : Luận văn ThS. Luật: 60 38 60 Luận văn Luật 0
E Thực trạng và hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam : Luận văn Th Luận văn Luật 0
G Địa vị pháp lý của tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam: Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top