minhcuong050103

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


Hà Nội, tháng 9 - 2005

Mở đầu

1. Đặt vấn đề
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII khẳng định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”; “Quản lý giáo dục là khâu đột phá nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Quan điểm này được cụ thể hoá trong Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư TW Đảng: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục và đào tạo, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn những hạn chế, bất cập... Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục”. Hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) các cấp từ mầm non đến đại học còn có những hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục, ít được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và quản lý giáo dục. Trong tổng số trên 90.000 CBQLGD (() Báo cáo của Chính phủ về tình hình giáo dục, số 1534/CP –KG ngày 14/10/2004.) của hệ thống giáo dục quốc dân, hiện nay chỉ có khoảng 40% được bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ quản lý giáo dục, trên 0,02% được đào tạo ở trình độ cử nhân và thạc sỹ về quản lý giáo dục .
Khi miền Bắc bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế và cải tạo XHCN (1954), Đại hội Giáo dục toàn quốc (3/1956) thông qua cải cách giáo dục lần II, nhấn mạnh yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960), đã chỉ ra phương hướng xây dựng nền giáo dục theo hướng XHCN. Trước nhiệm vụ cách mạng mới, cùng với việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý - trước hết là Hiệu trưởng được chú ý nhiều hơn. Từ năm 1964, hệ thống các trường bồi dưỡng đội ngũ CBQLGD đã được thành lập ở các tỉnh, thành phố để làm nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng hiệu trưởng các trường phổ thông (chủ yếu là các trường phổ thông cấp 1, 2). Năm 1966, Trường Lý luận Nghiệp vụ giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục được thành lập để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng CBQLGD phòng giáo dục quận, huyện, trường phổ thông trung học và tổ chức một số lớp bồi dưỡng cho các CBQL của ngành về một số vấn đề cấp bách trong quản lý giáo dục.
Sau khi đất nước thống nhất (1975), yêu cầu phát triển giáo dục ngày càng cao, việc đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD và nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục trở thành một nhu cầu cấp thiết. Năm 1976, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã quyết định thành lập Trường Cán bộ quản lý giáo dục trên cơ sở Trường Lý luận nghiệp vụ của Bộ Giáo dục theo Quyết định số 190/TTg ngày 01/10/1976 của Thủ tướng Chính phủ với nhiệm vụ “Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý các Sở, Ty, các Phòng giáo dục, các trường sư phạm, các trường cán bộ quản lý của ngành giáo dục và các trường phổ thông”.
Năm 1990, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định sáp nhập 3 đơn vị: Trường Cán bộ quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề và Trung tâm nghiên cứu tổ chức quản lý và kinh tế học giáo dục thành Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo. Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng về khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý của ngành giáo dục và đào tạo; là trung tâm nghiên cứu và tư vấn về khoa học quản lý, về cải tiến tổ chức quản lý của ngành; là nòng cốt về chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống các Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo của toàn ngành. Trường còn thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực nhiệm vụ được giao.
Trong gần 30 năm qua, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo đã có những bước phát triển cơ bản, toàn diện và thu được những kết quả đáng khích lệ. Trường đã thực sự trở thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức, viên chức ngành giáo dục cả nước, góp phần quan trọng trong việc nâng cao nghiệp vụ quản lý, năng lực tác nghiệp cho đội ngũ CBQLGD cho viên chức của ngành trong lĩnh vực quản lý giáo dục (tính đến nay đã đào tạo, bồi dưỡng cho trên 30.000 lượt CBQL và viên chức của ngành), đã xây dựng được nền móng của khoa học quản lý giáo dục và tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề mà thực tiễn công tác quản lý giáo dục đặt ra.
Thực hiện Quyết định số 09/TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “ Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD giai đoạn 2005 - 2010” và Quyết định số 73/2005/QĐ -TTg ngày 06/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội khoá XI tại kỳ họp thứ sáu, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo nhận thức rõ trách nhiệm của Nhà trường trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQLGD; nghiên cứu, tư vấn về khoa học quản lý giáo dục đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có vai trò to lớn trong việc phát triển ngành giáo dục. Chính vì vậy tại Quyết định số 73/2005/QĐ -TTg ngày 06/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ, chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội khoá XI tại kỳ họp thứ sáu đã có kế hoạch thành lập Học viện Quản lý Giáo dục. Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo xin trình Chính phủ và các Bộ, Ban ngành có liên quan bản Đề án thành lập Học viện Quản lý Giáo dục trên cơ sở Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo.
2. Những căn cứ để xây dựng Đề án thành lập Học viện Quản lý Giáo dục
Đề án thành lập Học viện Quản lý Giáo dục được xây dựng trên cơ sở các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, về phát triển GD&ĐT.
Các văn bản gồm:
- Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam các khoá VI,VII,VIII, IX;
- Nghị quyết Hội nghị TW II khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000. Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương khoá IX kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII và phương hướng phát triển giáo dục từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010.
- Nghị quyết TW III khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ;
- Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD;
- Luật Giáo dục;
- Nghị quyết 37/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội Khoá XI;
- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001- 2010;
- Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/07/2003 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường đại học;
- Quyết định 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD giai đoạn 2005-2010;
- Quyết định số 73/2005/QĐ-TTg ngày 06/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37/2004/QH11 khoá XI, kỳ họp thứ sáu của Quốc hội về giáo dục.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

minhc0t

New Member
Re: [Free] Đề án Thành lập Học viện quản lý giáo dục trên cơ sở Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo

Chào bạn
Bạn có thể cho mình xin tài liệu này ko? email của mình: [email protected]
Xin Thank bạn
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Phân tích cơ sở khoa học của việc thành lập, phân tích và điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 70 tỷ lệ Nông Lâm Thủy sản 0
T Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hà Nội trự Luận văn Kinh tế 2
M Đánh giá hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ thành lập theo Nghị định 35/HĐBT trong các Kinh tế quốc tế 0
M Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch nông thôn mới xã Trường Thọ, huyện An Lão, thành Khoa học Tự nhiên 0
S Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ngoài công lập, Thành phố Hà Nội Luận văn Sư phạm 0
H Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Luận văn Sư phạm 0
M Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành Luận văn Sư phạm 0
M Tả ngôi trường em đang theo học (lập dàn ý rồi viết thành văn) Văn học thiếu nhi 1
A Đề án thành lập Học viện Quản lý Giáo dục trên cơ sở Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top