Generosb

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
DANH MỤC HÌNH VẼ 3
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT 4
LỜI CẢM ƠN 5
MỞ ĐẦU 6
NỘI DUNG BÁO CÁO 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN THÔNG TIN 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản 7
1.1.1. Khái niệm thông tin 7
1.1.2. Khái niệm an toàn, bảo mật thông tin 7
1.1.3. Vai trò của an toàn thông tin 8
1.2. Các phương pháp bảo vệ thông tin 8
1.2.1. Phương pháp bảo vệ thông thường 8
1.2.2. Phương pháp bảo vệ vật lý 8
1.2.3. Phương pháp bảo vệ dùng phần mềm 8
1.3. Đánh giá độ an toàn và bảo vệ thông tin dữ liệu 9
1.3.1. Tổng quan 9
1.3.2. An toàn phần mềm 9
1.3.3. Ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ đến việc bảo vệ thông tin. 9
1.4. Mật mã và ứng dụng của mật mã 10
1.4.1. Khái niệm 10
1.4.2. Các hệ mật mã cổ điển 10
1.4.3. Các hệ mật mã khóa công khai. 11
1.4.4. Mật mã khối và mã hóa dòng 12
1.4.5. Ứng dụng thực tế của mật mã 12
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ GIẤU TIN TRONG ẢNH 13
2.1. Giới thiệu chung về giấu thông tin 13
2.2. Vài nét về lịch sử của giấu tin 14
2.3. Các khái niệm về giấu thông tin trong ảnh số 15
2.4. Một số đặc điểm của việc giấu thông tin trên ảnh số 17
2.4.1. Tính vô hình của thông tin 18
2.4.2. Tính bảo mật 18
2.4.3. Tỷ lệ giấu tin 18
2.4.4. Ảnh môi trường đối với quá trình giải mã 18
CHƯƠNG III: CÁC THUẬT TOÁN GIẤU TIN TRONG ẢNH 22
3.1. Giới thiệu chung 22
3.2. Các đặc trưng của giấu thông tin trong ảnh 23
3.3. Sự khác nhau giữa giấu tin trong ảnh đen trắng với ảnh màu 25
3.4. Các thuật toán giấu tin trong ảnh 27
3.4.1. Giấu tin trong ảnh thứ cấp 27
3.4.1.1. Đặt bài toán 27
3.4.1.2. Các khái niệm cơ bản 28
3.4.1.3. Các kỹ thuật giấu tin trong ảnh thứ cấp 31
3.4.2. Giấu tin trong ảnh màu và ảnh đa cấp xám 42
3.4.2.1. Ảnh đa cấp xám 43
3.4.2.2. Ảnh nhỏ hơn hay bằng 8 bit màu: 43
3.4.3. Giấu tin trong ảnh hi - color (16 bit màu) 46
3.4.4. Ảnh true color (24 bit màu) 47
3.5. Kết quả thực nghiệm và đánh giá. 47
CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TÍCH HỢP MẬT MÃ VÀO GIẤU TIN TRONG ẢNH 49
4.1. Môi trường làm việc. 49
4.2. Ngôn ngữ thực hiện thuật toán. 49
4.3. Tổ chức và thực hiện chương trình 49
4.3.1. Thiết kế bộ mã hóa và giải mã. 50
4.3.2. Thiết kế chương trình giấu tin vào ảnh và tách tin từ ảnh. 52
4.3.2.1. Giấu thông tin vào ảnh 52
4.3.2.2. Phép tách ảnh thứ cấp từ ảnh môi trường. 52
4.3.2.3. Giấu tin file dữ liệu vào ảnh thứ cấp: 53
4.3.2.4. Trả ảnh thứ cấp vào ảnh môi trường. 53
4.3.2.5. Lấy thông tin từ ảnh kết quả. 53
4.4. Chương trình ứng dụng tích hợp mật mã vào giấu tin trong ảnh. 54
4.4.1. Giao diện chính của chương trình 54
4.4.2. Các chức năng chính của chương trình 54
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Các thủ tục chính của chương trình 64
1. Mô đun mã hóa: 64
2. Mô đun giấu tin: 101
MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành khoa học công nghệ thông tin, internet đã trở thành một nhu cầu, phương tiện không thể thiếu đối với mọi người, việc truyền tin qua mạng ngày càng lớn. Tuy nhiên, với lượng thông tin được truyền qua mạng nhiều hơn thì nguy cơ dữ liệu bị truy cập trái phép cũng tăng lên vì vậy vấn đề bảo đảm an toàn và bảo mật thông tin cho dữ liệu truyền trên mạng là rất cần thiết.
Để đảm bảo an toàn và bí mật cho một thông điệp truyền đi người ta thường dùng phương pháp truyền thống là mã hóa thông điệp theo một qui tắc nào đó đã được thỏa thuận trước giữa người gửi và người nhận. Tuy nhiên, cách này thường gây sự chú ý của đối phương về tầm quan trọng của thông điệp. Thời gian gần đây đã xuất hiện một cách tiếp cận mới để truyền các thông điệp bí mật, đó là giấu các thông tin quan trọng trong những bức ảnh thông thường. Nhìn bề ngoài các bức ảnh có chứa thông tin cũng không có gì khác với các bức ảnh khác nên hạn chế được tầm kiểm soát của đối phương. Mặt khác, dù các bức ảnh đó bị phát hiện ra là có chứa thông tin trong đó thì với các khóa có độ bảo mật cao thì việc tìm được nội dung của thông tin đó cũng rất khó có thể thực hiện được.
Xét theo khía cạnh tổng quát thì giấu thông tin cũng là một hệ mã mật nhằm bảo đảm tính an toàn thông tin, nhưng phương pháp này ưu điểm là ở chỗ giảm được khả năng phát hiện được sự tồn tại của thông tin trong nguồn mang. Không giống như mã hóa thông tin là chống sự truy cập và sửa chữa một cách trái phép thông tin, mục tiêu của giấu thông tin là làm cho thông tin trộn lẫn với các điểm ảnh. Điều này sẽ đánh lừa được sự phát hiện của các tin tặc và do đó làm giảm khả năng bị giải mã.
Kết hợp các kỹ thuật giấu tin với các kỹ thuật mã hóa ta có thể nâng cao độ an toàn cho việc truyền tin.


NỘI DUNG BÁO CÁO
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN THÔNG TIN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm thông tin
Trong cuộc sống con người luôn có nhu cầu trao đổi thông tin với nhau. Những thông tin được trao đổi rất phong phú và được truyền trên nhiều dạng khác nhau ví dụ như dùng thư tay, sóng điện từ, hay internet,…
Vậy, thông tin là gì? Theo lý thuyết thông tin thì thông tin được định nghĩa là vật liệu đầu tiên được gia công trong hệ thống truyền tin. Thực ra thông tin là toàn bộ những gì con người cảm nhận về thế giới xung quanh thông qua các giác quan của mình.
1.1.2. Khái niệm an toàn, bảo mật thông tin
Ngày nay, khi mà nhu cầu trao đổi thông tin dữ liệu ngày càng lớn và đa dạng, các tiến bộ về điện tử viễn thông và công nghệ thông tin không ngừng được phát triển để nâng cao chất lượng cũng như lưu lượng truyền tin thì biện pháp bảo vệ thông tin ngày càng được đổi mới. An toàn, bảo mật thông tin là một chủ đề rộng lớn, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.
Vậy, an toàn, bảo mật thông tin là gì? Đó là việc đảm bảo an toàn cho thông tin gửi cũng như thông tin nhận, giúp xác nhận đúng thông tin khi nhận và đảm bảo không bị tấn công hay thay đổi thông tin khi truyền đi. Các hệ thống an toàn là những hệ thống có những dịch vụ có khả năng chống lại những tai họa, lỗi và sự tác động không mong đợi, các thay đổi tác động đến độ an toàn của hệ thống là nhỏ nhất. Có ba đặc tính cơ bản của an toàn thông tin đó là tính bí mật, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng phục vụ. Như vậy, ta có thể hiểu, an toàn thông tin là việc đảm bảo các thuộc tính này. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng thông tin, mà người ta có thể chú trọng đến thuộc tính này hơn thuộc tính kia, hay tập trung đảm bảo thật tốt cho thuộc tính này mà không cần đảm bảo thuộc tính kia. Ví dụ, để công bố một văn bản nào đó thì người ta chú trọng đến việc làm sao để tài liệu này không bị sửa đổi, còn đảm bảo bí mật thì không cần thiết.
1.1.3. Vai trò của an toàn thông tin
An toàn thông tin đang là vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay, bởi xã hội phát triển không ngừng dẫn đến nhu cầu trao đổi thông tin không ngừng tăng lên, các thông tin đòi hỏi được đảm bảo an toàn ở mức tốt nhất có thể trước sự tấn công để đánh cắp, cũng như sửa đổi thông tin.
Ví dụ như, muốn trao đổi tiền với ngân hàng phải sử dụng thẻ tín dụng và hệ thống mạng để thực hiện giao dịch, bây giờ giả sử giao dịch không an toàn, người dùng bị mất số tài khoản và mã PIN thì tác hại là rất lớn. Hay một ví dụ khác như khi truyền một thông tin tối mật từ chính phủ đến cơ quan chỉ huy quân sự, chẳng hạn thông tin này không được đảm bảo tốt, để xảy ra tình trạng thông tin lọt vào tay kẻ khác hay bị sửa đổi trước khi đến nơi nhận thì hậu quả cũng thật khôn lường.
Từ đó, ta có thể thấy vai trò của an toàn thông tin là vô cùng quan trọng trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống chứ không riêng gì lĩnh vực công nghệ thông tin.
1.2. Các phương pháp bảo vệ thông tin
1.2.1. Phương pháp bảo vệ thông thường
Đây là phương pháp hành chính để bảo vệ thông tin, thông tin được đăng ký và được bảo vệ bởi các cơ quan hành chính nhưng thông tin chỉ được bảo vệ hạn hẹp trong một số lĩnh vực nhất định. Chẳng hạn, thông tin về hồ sơ của cán bộ tình báo sẽ được đảm bảo chỉ cấp trên quản lý anh ta mới được biết, và đảm bảo thông tin được bí mật tuyệt đối và không được truyền đến bất kỳ ai.
1.2.2. Phương pháp bảo vệ vật lý
Đây là phương pháp bảo vệ thông tin dùng các biện pháp kỹ thuật vật lý nhằm đảm bảo thông tin bí mật, chống xem trộm và không bị sửa đổi. Chẳng hạn dùng thư có niêm phong khi niêm phong bị gỡ ra thì nó đã bị xem trộm. hay dùng khóa bảo vệ tủ tài liệu. hay dùng hộp mật mã bên trong có thông tin viết trên giấy mềm bọc quanh chai dấm. Nếu một người không biết mật mã mà cố tình mở ra, chai dấm sẽ vỡ và phá hủy toàn bộ thông tin bên trong….
1.2.3. Phương pháp bảo vệ dùng phần mềm
Đây là phương pháp được quan tâm nhất bởi môi trường truyền tin hiện nay là môi trường mạng, đây là môi trường dễ xâm nhập nhất, đồng thời dữ liệu dễ xảy ra sự cố nhất. Biện pháp bảo vệ dùng phần mềm vừa đáp ứng được các nhu cầu của an toàn thông tin, vừa tỏ ra rất có hiệu quả đặc biệt trong môi trường mạng.
Biện pháp bảo vệ thông tin sử dụng phần mềm thực ra là dùng các thuật toán mã hóa, hay dùng một thông tin khác làm vỏ bảo vệ hay kết hợp cả hai. Trong đó phương pháp thứ hai dùng một thông tin khác làm vỏ bảo vệ chính là sử dụng dữ liệu đa phương tiện như hình ảnh, audio, video,… để làm lớp vỏ bọc cho thông tin giấu trong đó, đồng thời kết hợp với những phương pháp mã hóa để thông tin được bảo vệ an toàn hơn. Đây cũng là vấn đề được chú trọng trình bày trong báo cáo này.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Trangdt

New Member
Re: [Free] Tìm hiểu các kỹ thuật giấu tin trong ảnh,xây dựng ứng dụng tích hợp mật mã vào giấu tin trong ảnh

add có thể gửi cho mình xin tài liệu này được không? :))) Tks all!
 

Trangdt

New Member
Re: [Free] Tìm hiểu các kỹ thuật giấu tin trong ảnh,xây dựng ứng dụng tích hợp mật mã vào giấu tin trong ảnh

Thanks you!!!!!!!
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top