daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
HỘI THOẠI
1. Khái niệm
Giao tiếp là hành động tiếp xúc giữa con người với con người trong xã hội thông qua một phương tiện nhất định, trong đó ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất. Giao tiếp có thể diễn ra ở dạng nói hay dạng viết, tuy nhiên dạng nói là phổ biến và chủ yếu. Trong giao tiếp dạng nói thì hội thoại là hình thức giao tiếp phổ biến.
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, căn bản phổ biến của ngôn ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hình thức căn bản này.
Đặc điểm của thoại trường
Gồm 2 đặc điểm:
- Thoại trường diễn ra ở nơi công cộng.
- Thoại trường riêng tư.
Thoại trường không phải chỉ có nghĩa không gian, thời gian tuyệt đối mà gắn với khả năng can thiệp của những người thứ ba với cuộc hội thoại đang diễn ra.
Số lượng người tham gia hội thoại
- Song thoại (Tay đôi)
- Tam thoại (Tay ba)(trilogue)
- Đa thoại (tay tư hay nhiều hơn nữa)
Nên lưu ý rằng, dạng cơ bản của hội thoại là dạng song thoại(dialogue), tức là dạng diễn ra giữa hai nhân vật đối đáp. Tuy nhiên, hội thoại có thể có dạng tam thoại và nói chung là đa thoại. Lý thuyết hội thoại thế giới đang bắt đầu nghiên cứu các dạng đa thoại của hội thoại. Ở đây, chúng ta chỉ làm quen với dạng song thoại đối mặt của hội thoại.
Cương vị và tư cách của những người tham gia hội thoại
- Tính chủ động hay bị động của các đối tác.
- Sự có mặt hay vắng mặt của vai nghe trong hội thoại.
VD: phát thanh truyền hình
- Có những cuộc hội thoại trong đó cặp vai nói/ nghe đồng thời thuộc những lớp khác nhau
VD: Trong lớp học ít ra chúng ta có 2 lớp nói và nghe: lớp thứ nhất là lời giảng của giảng viên nói trên bục giảng, lớp thứ hai là ý kiến của sinh viên về một vấn đề nào đó mà giảng viên đưa ra.
- Các cuộc hội thoại còn được phân biệt theo tính chất được điều khiển hay không được điều khiển.
VD:Các cuộc đại hội chi đoàn được diễn ra bởi đoàn chủ tịch lớp.
1.4 Tính có đích hay không có đích.
- Những cuộc hội thoại như thương thuyết,ngoại giao, hội thảo khoa học có đích được xác định một cách rõ ràng; trong khi những cuộc chuyện trò tán gẫu thường là không có đích.
1.5 Tính có hình thức hay không có hình thức.
- Những cuộc hội nghị thương thảo…là những cuộc hội thảo mà hình thức tổ chức khá chặt chẽ, trang trọng đến mức thành nghi lễ. Còn những chuyện trò đời thường không cần một hình thức tổ chức nào cả.
2 Cấu trúc hội thoại
Bàn về cấu trúc hội thoại:
- Theo Nguyễn Đức Dân, cấu trúc hội thoại gồm những yếu tố: lượt lời, mở thoại và cặp thoại.
- Theo Đỗ Hữu Châu thì có 3 trường phái khác nhau về cấu trúc hội thoại. Đó là:
• Trường phái phân tích hội thoại ( conversation analysis) ở Mỹ
• Trường phái phân tích diễn ngôn ( discourse analysis ) ở Anh
• Trường phái lí thuyết hội thoại ở Thụy Sĩ và Pháp
Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của một số tác giả kết hợp với việc xem xét hội thoại trong thực tiễn thì cấu trúc hội thoại gồm: cấu trúc tĩnh và cấu trúc động.



Đặc điểm Cấu trúc tĩnh của hội thoại
Cấu trúc động của hội thoại






Đơn vị cơ sở - Ngôn bản hội thoại: là đơn vị lớn nhất của hội thoại bao gồm nhiều cuộc thoại có nội dung hoàn chỉnh xoay quanh một chủ đề nhất định.
Vd: Một cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề bảo vệ môi trường.
- Cuộc thoại là đơn vị lớn thứ hai của hội thoại, là toàn bộ cuộc đối đáp giữa các nhân vật từ khi khởi động cho đến khi kết thúc hội thoại.
- Đoạn thoại: là một bộ phận của cuộc thoại, là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa và ngữ dụng.
- Cặp thoại: là lượt lời có quan hệ với nhau về chức năng, nội dung va có thể liền kề hay dãn cách. - Sự trao lời: là vận động mà người nói nói lượt lời của mình ra và hướng lượt lời của mình về phía người nghe nhằm làm cho người nghe nhận biết được lượt lời đó dành cho người nghe.
Vd: An đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn với:
- Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé
- Ừ. Em cứ ngủ đi
( Thạch Lam_ Hai đứa trẻ )
- Sự hồi đáp: là sự đáp ứng của người nghe ứng với một lượt lời mà người nói trao cho.
- Sự tranh lời: là sự ngắt lời của người đối thoại khi người đối thoại chưa kết thúc lượt lời của họ.
Vd: cậu con rón rén đi ra cửa không may bắt gặp bố, liền nói:
- Con: dạ….dạ….bố cho con….
- Bố: ở nhà! Không đi đâu hết.



Đơn vị tạo cơ sở
- Lượt lời: là sản phẩm ngôn ngữ mà người giao tiếp nói trong một lần nói liên tục, mỗi lượt lời có thể có một hay nhiều phát ngôn có mối quan hệ với nhau về chức năng và nội dung.
- Phát ngôn là đơn vị nhỏ nhất của hội thoại. là một câu cụ thể trong thực tiễn giao tiếp
- Sự tương tác: thể hiện ở chỗ các nhân vật ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau làm cho hội thoại biến đổi.
- Sự tự hòa phối: là sự phối hợp sự tự hòa phối của từng nhân vật. Nói cách khác, sự liên hòa phối là sự phối hợp của người nói người nghe trong quá trình trao đáp sao cho phù hợp với tình hình diễn biến của cuộc thoại.
Vd: Nhiều bạn bè cũng tỏ ý ngờ vực:
- trông bà như tư sản mà không bị học tập cũng lạ nhỉ?
Cô tui trả lời thật nhẹ nhàng:
- Các bà không biết nhưng nhà nước lại rất biết
( Nguyễn Khải _ Một người Hà Nội)




3 Các yếu tố kèm lời và phi lời
3.1 yếu tố kèm lời (paraverbal) là các yếu tố mặc dầu không có đoạn tính như âm vị và âm tiết nhưng đi kèm với các yếu tố đoạn tính.
Không có một yếu tố đoạn tính náo được phát âm ra mà không có yếu tố kèm lời đi theo. Các yếu tố kèm lời như : ngữ điệu trọng âm, cường độ, độ dài đỉnh giọng. vai trò là biểu ngữ, đặc biệt là biểu ngữ dụng của các yếu tố kèm lời là hiển nhiên, nhưng đáng tiếc là việc nghiên cứu chúng theo quan điểm ngữ dụng học chưa đạt được kết quả đáng kể trong ngôn ngữ học thế giới. việc nghiên cứu chúng trong tiếng việt thì càc chưa có gì.

3.2 yếu tố phi lời (non verbal) là những yếu tố không phải là những yếu tố kèm lời được dùng trong đối thoại mặt đối thoại. thuộc yếu tố phi lời là : cử chỉ, khoảng không gian, tiếp xúc cơ thể, tư thế cơ thể và định hướng cơ thể, vẻ mặt ánh mắt. cũng được tính là tín hiệu phi lời những tín hiệu âm thanh như tiếng gõ, tiếng kéo bàn, tiếng còi ... tín hiệu âm thanh không nằm trong hệ thống ngữ âm, âm vị học của một ngôn ngữ.
Ta không thể loại bỏ các tín hiệu kèm lời phi lời khi giao tiếp bằng lời.
Vd: khi ta nói chuyện qua điện thoại, ngoài việc nói ta còn có những cử chỉ: “khoa chân múa tay” mặc dù người nghe không nhìn và biết.
Những sự kiện kèm ngôn ngữ (paralinguistic) xuất hiện song song với ngôn ngữ nói,hoà lẫn vào ngôn ngữ nói hình thành nên một hệ thống giao tiếp trọn vẹn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top