daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1 Khái quát về lâm sản ngoài gỗ 3
2.1.1 Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ 3
2.1.2 Phân loại lâm sản ngoài gỗ 4
2.1.3 Tầm quan trọng của lâm sản ngoài gỗ 5
2.2 Tình hình sử dụng lâm sản ngoài gỗ trên thế giới 7
2.2.1 Tình hình sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở Châu Á 8
2.2.2 Tình hình sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở Châu Phi 9
2.3.3 Tình hình sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở Châu Mỹ 10
2.3 Tình hình sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam 10
PHẦN 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1. Mục tiêu 14
3.2. Nội dung 14
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hồng Trung 14
3.2.2. Tình hình khai thác lâm sản ngoài gỗ ở xã Hồng Trung 14
3.2.3. Tình hình tiêu thụ LSNG trên địa bàn xã Hồng Trung 14
3.2.4. Tình hình phát triển và các giải pháp nhằm phát triển LSNG ở xã Hồng Trung 14
3.3. Phương pháp nghiên cứu 15
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 15
3.2.2. Các phương pháp phân tích 15
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17
4.1 Khái quát về tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu 17
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 17
4.1.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội 20
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã 31
4.2. Tình hình khai thác, sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở xã Hồng Trung 32
4.2.1. Cơ cấu phân hạng theo mức sống của từng nhóm hộ dân tại xã 32
4.2.2. Các loài lâm sản ngoài gỗ thường được khai thác và sử dụng tại địa phương. 35
4.2.3. Phân loại lâm sản ngoài gỗ tại khu vực nghiên cứu 37
4.2.4. Địa điểm, nhu cầu và cách thức khai thác lâm sản ngoài gỗ 39
4.2.5. Tập quán khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ 42
4.2.6. Tình hình sử dụng, bảo quản lâm sản ngoài gỗ của người dân 44
4.2.7. Cách thức mua bán, giá cả của một số loài lâm sản ngoài gỗ tại địa phương 49
4.2.8. Tình hình tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn xã 50
4.3. Định hướng phát triển lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn xã Hồng Trung 52
4.3.1. Tình hình phát triển lâm sản ngoài gỗ ở xã Hồng Trung 52
4.3.2. Định hướng phát triển lâm sản ngoài gỗ ở xã Hồng Trung 53
4.4. Các mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ ở xã Hồng Trung 54
4.4.1. Mô hình trồng mây nước thuộc dự án hàng lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng sông Mê Công (BCC) 54
4.4.2. Mô hình trồng bời lời đỏ phát triển sinh kế của chương trình 147 60
4.5. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển LSNG ở xã Hồng Trung 64
4.5.1. Phân tích tình hình khai thác, tiêu thụ và phát triển LSNG ở xã Hồng Trung 64
4.5.2 Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển lâm sản ngoài gỗ ở xã Hồng Trung 66
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
5.1. Kết luận 71
5.2. Kiến nghị 72
PHẦN 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHẦN 7: PHỤ LỤC 75

TÓM TẮT
Hồng Trung là một xã miền núi thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Xã Hồng Trung có diện tích 6.742,40 ha; 508 hộ với dân số là 2.042 người (năm 2015); có mật độ dân số đạt 30 người/km¬¬2. Ở đây đời sống kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp, trong đó rừng đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của người dân trong khu vực, đặc biệt là nguồn LSNG.
Qua điều tra khảo sát, tại xã Hồng Trung có 4 loài LSNG phổ biến được người dân thu hái nhiều nhất là măng, đót, lá nón, mây. Nhưng hiện nay, do nhu cầu về LSNG của thị trường ngày càng lớn, trong khi người dân tại địa phương khai thác một cách thiếu bền vững, cộng thêm việc người thu gom và tư thương ép giá người dân nên sản lượng LSNG ngày một suy giảm về số lượng và tính đa dạng. Đề tài tập trung đánh giá tình hình khai thác, tiêu thụ và phát triển LSNG tại xã Hồng Trung và đưa ra một số đề xuất nhằm đóng góp cho các cơ quan quản lý các cách bảo vệ, phát triển LSNG, phát triển các mô hình LSNG nhằm cải thiện đời sống người dân và bảo vệ rừng.
Thông qua các chương trình, chính sách, dự án dành cho xã, các hoạt động nhằm bảo vệ, gây trồng và phát triển các loài LSNG đã được thực hiện bằng việc trồng được một số loài LSNG như mây, lồ ô, quế, bời lời trong rừng tự nhiên cũng như ở các vườn nhà.
Dự án hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng sông Mê Công (BCC) giai đoạn 2 được tiến hành trong năm 2013 với sự tham gia của các hộ dân trong xã, dự án tiến hành giao rừng tự nhiên cho từng nhóm hộ dân để tiến hành trồng mây nước, với sự hiểu biết hạn chế của người dân thì số hộ tham gia trồng cây bảo vệ rừng là rất ít.
Chương trình 147 của chính phủ được áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế về phát triển rừng sản xuất, trong đó trồng cây bời lời đỏ được triển khai vào năm 2013, góp phần bảo tồn tiềm năng đa dạng sinh học, cải thiện đời sống người dân, nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm đối với rừng. Chương trình có sự tư vấn hỗ trợ tích cực của WWF Việt Nam.
Tóm lại để phát triển LSNG, xã Hồng Trung cần tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý và nghiên cứu về sử dụng lâm sản ngoài gỗ xây dựng các cách bảo vệ, phát triển lâm sản ngoài gỗ, nghiên cứu thị trường sản xuất và tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ có sự tham gia của nhà nước, thúc đẩy nghiên cứu về công nghiệp chế biến, bảo quản lâm sản ngoài gỗ sau thu hoạch, tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân đối với rừng và LSNG.
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới, có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên tài nguyên rừng rất phong phú, đa dạng. Từ xa xưa, tài nguyên rừng đã gắn bó với đời sống của người dân ta, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng núi và trung du. Rừng không chỉ có giá trị to lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, phòng hộ, an ninh quốc phòng… mà rừng còn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ (LSNG).
Trong những năm trước đây, khi tài nguyên gỗ của rừng Việt Nam còn nhiều, người dân chỉ tập trung vào khai thác gỗ, còn LSNG được coi như sản phẩm phụ của rừng, do doanh thu từ nguồn lâm sản này thấp hơn so với gỗ. Nhưng hiện nay, do số lượng và chất lượng rừng đang bị suy giảm mạnh, hơn nữa chính sách đóng cửa rừng của nhà nước đã làm cho nguồn cung cấp gỗ ngày càng khan hiếm, điều này đã tác động mạnh đến thu nhập của người dân sống gần rừng, phụ thuộc vào rừng. Lúc này, hoạt động khai thác rừng của người dân tập trung vào các loại LSNG. Nhu cầu sản phẩm này không những ngày càng lớn với thị trường trong nước mà giá trị xuất khẩu của chúng ngày một tăng. Ngoài ra, LSNG còn có vai trò trong vấn đề giải quyết công ăn, việc làm cho hàng triệu người và góp phần tích cực trong chương trình xóa đói - giảm cùng kiệt ở các vùng nông thôn và miền núi. Do đó, cách nhìn nhận về vai trò của nguồn tài nguyên LSNG ở Việt Nam đã thay đổi. LSNG ngày càng khẳng định vai trò của nó với đời sống của người dân nông thôn, đặc biệt là người dân vùng cao, vùng xa, vùng sâu.
Giá trị kinh tế - xã hội của các loài thực vật cho LSNG thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ cung cấp lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, dược phẩm đến giải quyết việc làm, phát triển ngành nghề, bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, tôn tạo nét đẹp văn hóa, xóa đói - giảm nghèo, nâng cao đời sống nhiều mặt của người dân, đặc biệt là những người dân nghèo. Tuy nhiên, thông tin về các loài thực vật cho LSNG có giá trị kinh tế cao còn rất hạn chế và ít ỏi, nên chưa phát huy đầy đủ các thế mạnh của LSNG. Để LSNG đóng góp quan trọng vào sự phát triển miền núi hơn nữa, cần tập trung nghiên cứu xác định các sản phẩm có khả năng mang lại thu nhập kinh tế cũng như kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng chúng gắn với quản lý bền vững, đồng thời cần xây dựng và quảng bá những mô hình trình diễn về cung cấp LSNG để người dân học tập và làm cơ sở chuyển giao công nghệ phát triển LSNG.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá tình hình sử dụng erythropoietin trong điều trị thiếu máu cho bệnh nhân suy thận mạn đang được lọc máu chu kỳ Y dược 0
D Phân tích phương thức đấu thầu quốc tế và đánh giá tình hình hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a 2008 NQ CP trên địa bàn huyện mù cang chải tỉnh yên bái Nông Lâm Thủy sản 0
T Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã Bình Thành, huyện Châu Phú, tỉnh An Kiến trúc, xây dựng 0
B Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã nông nghiệp Hoà Thuận huyện chợ mới Kiến trúc, xây dựng 0
D Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu việc làm trong 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 Công nghệ thông tin 0
M Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than của dự án Đồng Vông – Uông bí – Q Công nghệ thông tin 0
G Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội huyện Sóc Sơn 5 năm 2001 - 2005 Luận văn Kinh tế 2
L Đánh giá tình hình thực hiện các chiến lược marketing ở công ty giầy Thượng Đình Luận văn Kinh tế 0
C Nhận xét đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán tại công ty sản xuất ô tô Daihatsu - Vietindo Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top