daigai

Well-Known Member
MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, tín dụng ngân
hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nó
không chỉ đáp ứng được phân lớn nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh trong nền kinh tế mà thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng còn tạo
ra một phần lợi nhuận cho các tổ chức tín dụng và chính yếu tố này lại trở
thành động lực thúc đẩy các tổ chức tín dụng huy động vốn tạm thời nhàn rỗi
trong nhân dân để mở rộng hoạt động cho vay. Kinh tế càng phát triển, nhu
cầu về vốn càng lớn thì vai trò của các tổ chức tín dụng trong việc đáp ứng
vốn cho nền kinh tế trên cơ sở hợp đồng tín dụng càng trở nên quan trọng
Chính sách tín dụng ngân hàng trở thành một vấn đề không thể xem nhẹ trong
các chính sách kinh tế của đất nước.
Một trong những đặc trưng cơ bản của hợp đồng tín dụng là sự chứa
đựngnguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của bên cho vay vì theo cam kết
trong hợp đồng tín dụng bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau mét
thời hạn nhất định, nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro và bất
trắc càng lớn, vì thế mà các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cũng thường
xảy ra với số lượng và tỷ lệ lớn hơn so với các hợp đồng khác.
Thiết nghĩ việc nghiên cứu về tính chất pháp lý của hợp đồng tín dụng và
những rủi ro có thể gặp phải cho các bên chủ thể trong hợp đồng, tìm ra

nguyên nhân dẫn đến xảy ra rủi ro đó là điều hết sức quan trọng và thiết thực
trong thực tiễn. Từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục cũng như hạn chế
những rủi ro, bảo đảm quyền và lợi cho các bên chủ thể trong Hợp đồng tín
dụng, góp phần ổn định an ninh xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
Trần Thị Thanh Lam 1 Lớp K35G-Hình sự
Hợp đồng tín dụng và những rủi ro thường gặp phải từ cả hai bên vay và cho vay
CHƯƠNG 1
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ NHỮNG RỦI RO THƯỜNG GẶP PHẢI
1.1. Khái quát hợp đồng tính dụng
 Khái niệm
Về bản chất, hợp đồng dân sự được quy định tại điều 388 Bộ luật dân sự
2005 ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Theo đó, hợp đồng tín dụng ngân
hàng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa ngân hàng (bên cho vay) với tổ
chức, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay). Căn cứ vào hợp
đồng, ngân hàng chuyển giao một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời
hạn nhất định, với điều kiện hoàn trả cả gốc và lãi.
Pháp luật Việt Nam không đưa ra khái niệm cụ thể và Hợp đồng tín dụng
mà chúng ta chỉ có thể hiểu nó dựa trên định nghĩa về hợp đồng dân sự.
 Đặc điểm của hợp đồng tín dụng:
Thứ nhất: về hình thực hợp đồng tín dụng luôn lập thành văn bản, hầu
hết là hợp đồng theo mẫu.
Thứ hai: đối tượng của hợp đồng tín dụng là những khoản vốn thể hiện
dưới hình thức tiền tệ.
Thức ba: bên cho vay trong hợp đồng tín dụng luôn là tổ chức tín dụng
( ngân hàng tổ chức tín dụng phi ngân hàng)
Thứ tư: hợp đồng tín dụng phải tuân thủ chặc chẽ theo đúng quy định
của pháp luật:
+ năng lực chủ thể của các bên tham gia tham gia tín dụng
+ mục đích sử dụng vay vốn
+ giới hạn vốn vay
Thứ năm: nội dung hợp đồng tín dụng phải có
+điều kiện vay
+mục đích sử dụng tiền vay
Trần Thị Thanh Lam 2 Lớp K35G-Hình sự
Hợp đồng tín dụng và những rủi ro thường gặp phải từ cả hai bên vay và cho vay
+hình thức vay, số tiền vay
+lãi suất
+thời hạn vay
+hình thức bảo đảm

+giá trị tài sản bảo đảm
+hình thức trả nợ
+những cam kết khác được các bên thỏa thuận
Thứ sáu: tổ chức tín dụng có quyền xem xét, quyết định cho vay hay
không dựa trên cở sở có bảo đảm hay không bảo đảm bằng tài sản cầm cố,
thế chấp của khách hàng đi vay, bảo lãnh của bên thứ ba và trách nhiệm quyết
định của mình. Tổ chức tín dụng không được cho vay dựa trên cơ sở cầm cố
bằng chí cổ phiếu của tổ chức tín dụng cho vay.
Thứ bảy: mức lãi suất cho vay phù hợp với quy định của Ngân hàng nhà
nước Việt Nam.
Thứ tám: lãi suất nợ quá hạn không được vượt quá 150% lãi suất cho vay
áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hay điều chỉnh trong hợp
đồng tín dụng.
Thứ chín: nếu bên vay không sử dụng vốn vay đúng mục đích, thì ngân
hànglập tức có quyền chấm dứt hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng và thu hồi
vốn trước hạn.
1.2. Những rủi ro thường gặp phải từ cả hai bên vay và cho vay
Thứ nhất: trên thực tế có nhiều trường hợp sau khi ký kết Hợp đồng tín
dụng với khách hàng thì ngân hàng (bên cho vay) đã không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ giải ngân. Điều này, làm ảnh hưởng tới
quyền và lợi ích hợp pháp của bên vay như bên vay không tiến hành kế hoạch
kinh doanh như dự kiến, không có vốn đầu tư vào dự án đầu tư, đấu thầu đã
được đăng ký. Hậu quả là bên cho vay bị tổn thất rất lớn về hiệu quả kinh tế
cũng như uy tín, danh dự, thậm chí thương hiệu của bên vay.
Trần Thị Thanh Lam 3 Lớp K35G-Hình sự
Hợp đồng tín dụng và những rủi ro thường gặp phải từ cả hai bên vay và cho vay
Thứ hai: vi phạm nghĩa vụ trả lãi và thậm chí cả gốc và lãi. Trên thực tế,
có trường hợp hai bên không thoả thuận rõ ràng về lãi suất đối với cả thời hạn
vay hay ban đầu do cần tiền để thực hiện kế hoạch của mình nên khách hàng
chấp nhận mức lãi suất đó nhưng sau một thời gian thực hiện hợp đồng phía
khách hàng nhận thấy lãi suất đó cao quá nên không đồng ý. Đa phần là dạng
tranh chấp về vi phạm nghĩa vụ trả nợ của khách hàng khi đáo hạn.
Thứ ba: Rủi ro tín dụng là rủi ro về sự tổn thất tài chính (trực tiếp hoặc
gián tiếp) xuất phát từ việc bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn
theo cam kết hay mất khả năng thanh toán. Vì thế, để bảo vệ lợi ích của mình
các ngân hàng thường yêu cầu người đi vay phải có bảo đảm cần thiết ngoại
trừ những khách hàng hoạt động tốt và có quan hệ tín dụng thường xuyên.
Trong Hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản, tổ chức tín dụng cho vay
luôn có quyền ưu tiên theo đuổi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ cho mình, bất
luận tài sản bảo đảm đang nằm ở đâu và trong sự quản lý của ai. Tuy nhiên có
nhiều trường hợp tài sản dùng để đảm báo đó cũng đươc sử dụng trong các
nghĩa vụ bảo đảm khác nên khi xử lý tài sản không đủ để hoàn trả số nợ, gây
thiệt hại cho ngân hàng. hay việc sử lý tài sản đảm bảo là tài sản chung của
vợ chồng, tài sản chung của hộ gia đình dẫn có sự tranh chấp với người có
quyền và lợi ích thứ ba.
1.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro
 Nguyên nhân từ phí ngân hàng ( bên cho vay):
Ngân hàng không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ giải
ngân cho khách hàng như đã cam kết. Các tổ chức tín dụng không chấp hành
nghiêm chỉnh chế độ tín dụng và điều kịên cho vay. Nhiều tổ chức cho vay
không tiến hành quy trình thẩm định theo nguyên tắc, điều mà các định chế
tài chính quốc tế luôn thông báo là: tính cách người vay, năng lực trả nợ dòng
tiền mặt, tài sản thế chấp, các điều kiện môi trường, sự kiểm soát, mà vẫn dựa
vào cảm tính của các nhân viên ngân hàng. Điều này, tạo điều kiện cho các tổ
chức “tín dụng đen” ngày càng được tổ chức ở phạm vi rộng rãi hơn, quy mô
Trần Thị Thanh Lam 4 Lớp K35G-Hình sự
Hợp đồng tín dụng và những rủi ro thường gặp phải từ cả hai bên vay và cho vay
hơn và nhiều người đã trở thành nạn nhân của các tổ chức này. Trên thực tế,
bên cho vay khi tiến hành thẩm định cũng không thể kiểm tra được bên vay
có thông qua một tổ chức tín dụng đen nào không.
Chính sách và quy trình cho vay chưa thực sự chặt chẽ, chưa có quy trình
quản trị rủi ro hữu hiệu, chưa chú trọng đến phân tích khách hàng, xếp loại rủi
ro tín dụng để tính toán điều kiện và khả năng trả nợ của khách hàng khi đáo
hạn. Ở Việt Nam, các ngân hàng thường dựa chủ yếu vào giá trị tài sản bảo
đảm để quyết định cho vay nên nhiều khi bỏ qua nhiều khách hàng tiềm năng.
Thiếu thông tin khách hàng hay thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời,
chính xác để xem xét, phân tích trước khi đưa ra quyết định cấp tín dụng. Dó
đó, nhiều tổ chức tín dụng cho vay mà không biết một cách đầy đủ chính xác
các thông tin cụ thể về khách hàng.
Bên cho vay chấp hành chưa đầy đủ các điều kiện về biện pháp bảo đảm
tiền vay của Ngân hàng Nhà nước, chưa phân tích, đánh giá các điều kiện về
biện pháp bảo đảm tiền vay. Nhiều tổ chức tín dụng khi đánh giá về biện pháp
bảo đảm tiền vay chỉ dựa vào nguồn số liệu khách hàng cung cấp chưa có sự
kiểm chứng các sổ sách kế toán và thực tiễn kiểm kê. Phần lớn các nhân viên
tín dụng phân tích, đánh giá chưa chính xác khi tiến hành thẩm định nên kết
quả thường phán ánh không đúng thực tế hoạt động của khách hàng.
Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số nhân viên tín dụng chưa đủ
tầm dẫn đến có trường hợp khách hàng vay vốn có thế chấp bằng tài sản
nhưng vẫn được giữ cả vật thế chấp và giấy tờ gốc chứng minh quyền sở hữu
hợp pháp của họ. Rồi sau đó, khách hàng đem bán tài sản bảo đảm cho người
thứ ba.
 Rủi ro do từ phía khách hàng (bên vay)
Bên vay không thực hiện nghĩa vụ hay thực hiện không đầy đủ những
nghĩa vụ của mình. Điều này, có thể do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan chi phối.
Trần Thị Thanh Lam 5 Lớp K35G-Hình sự
Hợp đồng tín dụng và những rủi ro thường gặp phải từ cả hai bên vay và cho vay
Về mặt khách quan: là những nguyên nhân tác động ngoài ý chí của
khách hàng như do thiên tai, hoả hoạn, do sự thay đổi của chính sách quản lý
kinh tế, điều chỉnh quy hoạch, do biến động của thị trường trong và ngoài
nước, quan hệ cung cầu hàng hoá thay đổi… làm cho hoạt động của bên vay
không tiến hành được như kế hoạch đã định.
Về mặt chủ quan: là yếu tố xuất phát từ mỗi khách hàng. Đó có thể xuất
phát từ vốn tự có tham gia sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không đáp
ứng nhu cầu, năng lực điều hành còn hạn chế, thiếu thông tin thị trường và
thông tin về các đối tác, bạn hàng làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, công
nghệ chưa được cải thiện nên sản phẩm tạo ra chưa có tính cạnh tranh cao,
hiệu quả kinh doanh kém, hậu quả là doanh nghiệp thua lỗ lâm vào tình trạng
phá sản. Ngoài ra, nhiều trường hợp do khách hàng cố tình đưa ra những
thông tin sai sự thật ngay từ khi vay vốn.
Do khách hàng thiếu hiểu biết về pháp luật. Hiện nay, trình độ hiểu biết
của khách hàng về những kiến thức pháp luật liên quan còn rất hạn chế. Đã có
nhiều trường hợp khách hàng ký những hợp đồng trái pháp luật, đặt bản thân
họ vào tình trạng bất lợi và phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề.
 Các nguyên nhân khác
Do sự biến động của nền kinh tế nh : suy thoái kinh tế, sự không ổn định
của nền kinh tế, lạm phát gia tăng , biến động tỷ giá ảnh hưởng đến doanh
nghiệp cũng như ngân hàng. Do hành lang pháp lý chưa đồng bộ, chưa đầy
đủ, có nhiều sơ hở dẫn tới không kiểm soát hết được các hiện tượng lừa đảo
trong việc sử dụng vốn của khách hàng. Ngân hàng không theo kịp đà phát
triển của xã hội, nhất là sự bất cập trong trình độ chuyên môn cũng như công
nghệ ngân hàng. Sự điều khiển “ bàn tay vô hình ” của cơ chế thị trường. Ví
dụ cạnh tranh độc quyền. Sự bất bình đẳng trong đối xử của Nhà Nước dành
cho các Ngân hàng thương mại khác nhau. Chính sách Nhà Nước chậm thay
đổi hay chưa phù hợp với tình hình phát triển đất nước.
Trần Thị Thanh Lam 6 Lớp K35G-Hình sự
Hợp đồng tín dụng và những rủi ro thường gặp phải từ cả hai bên vay và cho vay
CHƯƠNG 2
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO
2.1. Đánh giá và nhận định khách hàng
Mục đích của đánh giá và nhận định khách hàng để xác định và hiểu rõ
người vay trên nhiều mặt. Một số ngân hàng xếp loại khách hàng căn cứ theo
quan hệ tín dụng trước đây: người vay có trả đúng hạn gốc và lãi các lần vay
trước hay không, ngoài ra còn nhìn nhận và đánh giá qua phẩm chất đạo đức
trong kinh doanh, tính trung thực trong quan hệ kinh tế, tính nghiêm túc trong
việc chấp hành các luật lệ của nhà nước. Thứ hai, đảm bảo nguyên tắc người
vay vốn phải có đủ năng lực pháp lư và năng lực tài chính để sử dụng tiền vay
và thực hiện các nghĩa vụ cam kết đối với các khoản vay. Ngoài ra , phải đảm
bảo nguyên tắc xây dựng được các phương án dự phòng trả nợ vay ngân hàng
của người vay.
2.2. Xem xét tính khả thi của phương án kinh doanh trước khi quyết
định cho vay
Đây là một trong các quy tắc tín dụng mà ngân hàng nào cũng phải đảm
bảo thực hiện trước khi quyết định cho vay. Phương án khả thi là một trong
những yếu tố đảm bảo rằng khách hàng sản xuất kinh doanh có thể có hiệu
quả hay không, từ đó có khả năng hoàn trả vốn và lãi cho ngân hàng theo
đúng thời hạn. Hạn chế rủi ro tín dụng cũng đồng nghĩa với hạn chế, giảm
thiểu rủi ro tổn thất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Một khi người sản
xuất kinh doanh không có hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra không ai tiêu thụ
được, kinh doanh không có lãi dẫn tới tình trạng mất vốn do thua lỗ sẽ là
những nguyên nhân trực tiếp làm cho các khoản tín dụng không được hoàn trả
đúng hạn. Đó là lý do vì sao ngân hàng phải xem xét kỹ lưỡng phương án sản
xuất của người vay có hiệu quả hay không, mục đích là để giảm thiểu rủi ro
tín dụng.
2.3. Thực hiện phân tán rủi ro
Trần Thị Thanh Lam 7 Lớp K35G-Hình sự
Hợp đồng tín dụng và những rủi ro thường gặp phải từ cả hai bên vay và cho vay
Trong một số trường hợp, ngân hàng cần chủ động phân tán và hạn chế
rủi ro khi xét thấy không đủ căn cứ để có một nhận xét hoàn hảo về khách
hàng vay vốn, hay nhu cầu vốn của khách hàng quá lớn, hay lãi suất vay
vốn tuy hấp dẫn nhưng ngân hàng không thể giải quyết hậu quả nếu rủi ro xảy
ra.Việc phân tán rủi ro được thực hiện thông qua phân tán dư nợ và đồng tài
trợ, nó được biểu hiện dưới hình thức mỗi ngân hàng không nên tập trung quá
nhiều vốn cho một khách hàng vay. Những dự án lớn cần huy động nhiều
ngân hàng tham gia đồng tài trợ và cùng quản lư vốn cho vay sẽ hạn chế và
phân tán rủi ro, tránh rủi ro tập trung lớn vào một ngân hàng. Bởi nếu một
ngân hàng đổ vỡ sẽ ảnh hưởng tới môi trường kinh tế.
2.4.Thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay
Đây là giải pháp tối ưu trong đầu tư tín dụng, vì để có thể hạn chế rủi ro
không trả được nợ của người vay, các ngân hàng quy định các điều kiện vay
vốn. Đảm bảo tiền vay có nhiều loại : đảm bảo bằng cầm cố, thế chấp tài sản
của người vay, đảm bảo bằng tài sản và bảo lãnh của bên thứ ba, đảm bảo
bằng tài sản hình thành từ vốn vay và đảm bảo bằng chính sự tín nhiệm của
người vay. Trong trường hợp xấu nhất khách hàng không có khả năng trả vốn
và lãi thì những tài sản đảm bảo đó được bán hay thanh lý để hoàn trả cho
ngân hàng.
2.5. Tham gia bảo hiểm tín dụng
Tham gia bảo hiểm tín dụng là một trong những giải pháp nhằm hạn chế
rủi ro tín dụng, tuy nhiên các tổ chức tín dụng vẫn chưa áp dụng nhiều. Sở dĩ
vì phát sinh thêm phí bảo hiểm và thêm vào đó mức đền bù còn chưa cao.
Trần Thị Thanh Lam 8 Lớp K35G-Hình sự
Hợp đồng tín dụng và những rủi ro thường gặp phải từ cả hai bên vay và cho vay
KẾT LUẬN
Hợp đồng tín dụng là một lĩnh vực khá nhạy cảm và phức tạp. Trong nền
kinh tế thị trường thì các quan hệ trong Hợp đồng tín dụng càng nhiều hơn;
chính vì thế mà thực tiễn các rủi ro cũng trở nên đa dạng, phong phú, thiệt hại
lớn hơn. Dẫn đến việc tranh chấp Hợp đồng tín dụng diễn ra với các mức độ,
nguyên nhân khác nhau. Để khắc phục được bất cập này đòi hỏi trong thời
gian tới pháp luật phục vụ, có liên quan đến Hợp đồng tín dụng cần hoàn
thiện hơn nữa, sửa đổi thủ tục sao cho ngắn gọn hơn; cơ chế giải quyết tranh
chấp phải thống nhất đồng thời chính các bên chủ thể trong hợp đồng tín
dụng phải có ý thức, thiện chí trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
mình. Tranh những rủi ro, gây thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra. Tạo được sự
tín nhiệm, uy tính và thương hiệu của ngân hàng, doanh nghiệp cũng như cá
nhân; phát triển kinh tế xã hội.
Trần Thị Thanh Lam 9 Lớp K35G-Hình sự
Hợp đồng tín dụng và những rủi ro thường gặp phải từ cả hai bên vay và cho vay
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Dân sự năm 2005
2. Luật Ngân hàng nhà nước.
3. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010
4. Giáo trình Luật Ngân hàng Nhà nước Viêt Nam, trường Đại học Luật
Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân, năm 2010.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Thực tế áp dụng pháp luật về hợp đồng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Luận văn Kinh tế 2
C Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông Luận văn Kinh tế 0
D Ebook Hợp đồng tín dụng và biện pháp bảo đảm tiền vay: Phần 2 Luận văn Kinh tế 0
L Cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng người mua tại Việt Nam : L Luận văn Luật 0
L Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng tín dụng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay : Luận văn ThS. Luật: Luận văn Luật 0
E Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường Toà án ở Việt Nam : Luận văn Luật 2
N Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam Luận văn Luật 2
H Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc Luận văn Luật 2
T Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng No& Tài liệu chưa phân loại 0
L Chế độ pháp lý về hợp đồng tín dụng ngắn hạn và thực tiễn áp dụng tại NHTMCP các doanh nghiệp ngoài Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top