daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

NỘI DUNG ..................................................................................................... 10
Chương 1. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TRIẾT HỌC VÀ
VĂN HỌC HIỆN SINH.................................................................................. 10
1.1. Con người cô đơn trong triết học hiện sinh ......................................... 10
1.1.1. Khái quát sự ra đời của triết học hiện sinh trên thế giới.............. 10
1.1.2. Hiểu về khái niệm “triết học hiện sinh” ....................................... 12
1.1.3. Những nội dung chính của triết học hiện sinh về con người ........ 13
1.2. Con người cô đơn trong văn học hiện sinh .......................................... 19
1.2.1. Khái quát về phong trào văn học hiện sinh thế giới .................... 19
1.2.2. Những nội dung cơ bản trong văn học hiện sinh.......................... 21
1.2.3. Tư tưởng hiện sinh trong văn học Nhật Bản................................. 23
1.3. Tiền đề cho sự xuất hiện con người cô đơn trong sáng tác của
Kawabata...................................................................................................... 25
1.3.1. Yếu tố đất nước và con người Nhật Bản ....................................... 25
1.3.2. Yếu tố văn hóa, văn học truyền thống Nhật Bản .......................... 26
1.3.2.1. Từ nền văn hóa giàu bản sắc ................................................. 26
1.3.2.2. Đến nền văn học đậm niềm bi cảm ........................................ 29
1.3.3. Sự tiếp xúc giữa văn hóa Nhật Bản và văn hóa phương Tây ....... 33
1.3.4. Những biến động trong cuộc đời Kawabata................................. 34
1.3.4.1. Người lữ khách ưu sầu........................................................... 34
1.3.4.2. Tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết của Kawabata............. 37
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CON NGƯỜI CÔ ĐƠN MANG TÂM THỨC
HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT KAWABATA .................................. 40
2.1. Con người mang cảm thức cô đơn ....................................................... 40
2.1.1. Con người với nỗi cô đơn bản thể................................................. 40
2.1.2. Con người mang niềm bi cảm Nhật Bản....................................... 45
2.2. Con người với giới hạn thân phận........................................................ 52
2.2.1. Những nghịch cảnh của số mệnh .................................................. 52
2.2.2. Ý thức về hữu hạn......................................................................... 57
2.3. Hành trình sống và dấn thân ................................................................ 62
2.3.1. Hành trình vượt giới hạn .............................................................. 62
2.3.2. Hành trình tìm kiếm ý nghĩa của đời sống.................................... 68
2.3.3. Cuộc chiến chống lại sự tha hóa................................................... 74
Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CON NGƯỜI CÔ ĐƠN
TRONG TIỂU THUYẾT KAWABATA NHÌN TỪ TÂM THỨC HIỆN
SINH................................................................................................................ 79
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tâm thức hiện sinh..................... 79
3.1.1. Nghệ thuật khắc họa ngoại hình nhân vật .................................... 80
3.1.1.1. Miêu tả vẻ đẹp ngoại hình nhân vật nữ.................................. 80
3.1.1.2. Sự mờ hóa dáng nhân vật nam...................................... 85
3.1.2. Nghệ thuật xây dựng nội tâm nhân vật ......................................... 87
3.1.2.1. Khắc họa nội tâm qua lời nửa trực tiếp................................. 88
3.1.2.2. Khắc họa nội tâm qua ngôn ngữ nhân vật............................. 93
3.2. Nghệ thuật xây dựng không gian và thời gian sống của nhân vật ..... 104
3.2.1. Con người cô đơn trong không gian ........................................... 104
3.2.1.1. Không gian khép kín ............................................................ 105
3.2.1.2. Không gian tâm tưởng ......................................................... 109
3.2.2. Con người cô đơn trong thời gian .............................................. 113
3.2.2.1. Thời gian vận động theo mùa .............................................. 114
3.2.2.2. Thời gian dòng ý thức .......................................................... 117
KẾT LUẬN................................................................................................... 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 128
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ấn tượng về “đất nước mặt trời mọc”
Về vị trí địa lí, Nhật Bản là một quốc gia khá độc lập so với các quốc
gia khác trên thế giới và trong khu vực. Không chỉ nổi tiếng với cái tên như
“đất nước mặt trời mọc”, Nhật Bản còn được biết đến là một “quốc đảo” khi
toàn bộ diện tích đất nước là sự quy tụ của những hòn đảo lớn nhỏ, xung
quanh là đại dương mênh mông. Khoảng cách đó vừa đủ xa để người Nhật
lắng nghe những biến động của thế giới vừa đủ cách biệt để họ khép kín trong
nỗi cô đơn của dân tộc mình.
Thế giới biết đến Nhật Bản không chỉ là một cường quốc về kinh tế và
khoa học công nghệ mà còn bởi những đức tính đáng quý của con người
Nhật. Với ý chí và nghị lực phi thường, người Nhật đã tạo nên sức bật thần kì
để hồi sinh mạnh mẽ sau hai cuộc chiến tranh thế giới. Tuy nhiên, như là định
mệnh, hệ quả tất yếu của tính chủ động, độc lập chính là nỗi cô đơn, trầm mặc
trong đời sống tâm hồn và sự cô lập, khép kín với tha nhân.
Về tôn giáo, ở Nhật Bản, đạo Phật chiếm ưu thế hơn hẳn so với các tôn
giáo khác. Phật giáo cung cấp cho người Nhật một cách nhận thức về thế giới
tự nhiên, tâm linh, bản ngã và tạo cho người Nhật lối sống thiên về nội tâm
trầm lặng, đi sâu vào thế giới bên trong con người hơn là khai phá hiện thực
khách quan.
Về văn học, xuyên suốt chiều dài lịch sử, Nhật Bản có quyền tự hào về
một nền văn học giàu có bậc nhất thế giới với lịch sử phát triển gần mười hai
thế kỷ với những tác phẩm nổi tiếng như: Kokiji (Cổ sự kí), Nihonsuki (Nhật
Bản thư kí), Fudoki (Phong thổ kí), Manyyoshu (Vạn diệp tập)…
Ấn tượng đặc biệt về “đất nước mặt trời mọc” là lí do thứ nhất chúng
tui lựa chọn một tác giả được sinh ra trên mảnh đất Phù Tang, xứ sở của hoa
anh đào và những nét văn hóa phương Đông điển hình: nhà văn Kawabata.
1.2. Lòng ngưỡng mộ tài năng của một nhà văn phương Đông
Trong nền văn học dân tộc, Kawabata có vị trí cực kì quan trọng. Ông
là nhà văn đầu tiên ở Châu Á đoạt giải Nobel văn học năm 1968. Ông là đại
diện tiểu biểu cho vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản với những trang viết đậm
chất trữ tình và khả năng khai thác tâm lí nhân vật của một cây bút bậc thầy.
Đọc tác phẩm của Kawabata, người đọc thấy hiển hiện một nỗi buồn
mênh mang, cố hữu, phảng phất tâm thức cô đơn của kiếp người trong quan
niệm của Phật giáo và tư tưởng hiện sinh. Sự gặp gỡ này làm cho con người
cô đơn trong sáng tác của Kawabata có điểm khác biệt với nỗi cô đơn thường
thấy của các nhà hiện sinh phương Tây. Đó vừa là nỗi cô đơn bản thể của con
người nhưng vừa là nỗi buồn mang vẻ đẹp và niềm u uẩn của con người Nhật
Bản - một nỗi buồn bản địa đặc thù. Nỗi cô đơn trong tiểu thuyết Kawabata
được viết nên trước hết từ chính những buồn đau trong cuộc đời nhà văn –
con người dường như được sinh ra với định mệnh cô đơn; hơn nữa, nỗi cô
đơn ấy cũng được kết tinh từ truyền thống văn hóa, văn học Nhật Bản; vang
lên từ một thời đại mà cái đẹp đang dần bị hoen ố, từ chính những đổ vỡ tinh
thần của người Nhật khi văn minh phương Tây xói mòn văn hóa truyền thống
một cách dữ dội.
Vì vậy, khám phá con người cô đơn trong tiểu thuyết của Kawabata
không chỉ giúp chúng ta thấy rõ mạch nguồn truyền thống văn hóa, văn học
của xứ sở hoa anh đào mà còn thấy cả một hiện thực đầy biến động của đất
nước và con người Nhật Bản những thập niên đầu thế kỉ XX.
1.3. Nghiên cứu con người cô đơn nhìn từ tâm thức hiện sinh là một hướng
đi có ý nghĩa trong bối cảnh văn học đương đại
Chủ nghĩa hiện sinh ra đời đặt con người vào đúng vị trí của mình trong
thế giới, gọi tên đúng những vấn đề mà con người đang mang, thức tỉnh họ
đối diện với những hiện tồn của đời sống và bản thể cô đơn của mình. Những
nhà văn lớn đồng thời cũng là những nhà tư tưởng lớn, sáng tác của Kawabata
đặc biệt là tiểu thuyết chính là nơi thể hiện những vấn đề hiện sinh như thế.
Bởi vậy, việc nghiên cứu con người cô đơn trong tiểu thuyết Kawabata nói
riêng và các tác gia văn học hiện đại nói chung là một hướng đi đúng và có ý
nghĩa trọng bối cảnh hiện nay.
Về mặt lí thuyết, lựa chọn đề tài, chúng tui mong muốn góp thêm một
cách tiếp cận mới về quan niệm con người trong tiểu thuyết Kawabata dưới
sự soi chiếu của lí thuyết hiện sinh qua đó làm nổi bật những nét chung và
nét riêng, những kế thừa và sáng tạo của nhà văn trong việc thể hiện con
người cô đơn.
Về thực tiễn, trong những năm gần đây, văn học Nhật và sáng tác của
Kawabata được dịch, giới thiệu và giảng dạy phổ biến ở các trường Đại học,
Cao đẳng, phổ thông ở Việt Nam. Vì vậy, với đề tài Con người cô đơn trong
tiểu thuyết của Kawabata – nhìn từ tâm thức hiện sinh, chúng tui hi vọng
những nội dung được triển khai sẽ có ý nghĩa nhất định cho việc nghiên cứu,
giảng dạy tác phẩm của Kawabata trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
Các tác phẩm của Kawabata không chỉ được giới thiệu rộng rãi mà còn
thu hút nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. Ở Việt Nam, các
sáng tác của ông được dịch ra tiếng Việt gồm thể loại truyện ngắn, truyện
ngắn trong lòng bàn tay và tiểu thuyết. Sáng tác của Kawabata từng được
nghiên cứu dưới nhiều góc độ của phân tâm học, Thiền học, chủ nghĩa hiện
sinh... Đề tài của chúng tui có hai giới hạn: thứ nhất là về con người cô đơn,
thứ hai là tiếp cận từ tâm thức hiện sinh. Vì vậy, dù số lượng các bài nghiên
cứu, sách, bài viết về sáng tác của Kawabata là rất phong phú và đa dạng
nhưng chúng tui chỉ điểm qua những công trình nghiên cứu có đề cập đến yếu
tố hiện sinh và con người cô đơn trong tiểu thuyết Kawabata với ý nghĩa cơ
sở và gợi mở ý tưởng cho đề tài.
2.1. Nghiên cứu về sáng tác của Kawabata trên thế giới
Do hạn chế về nguồn tư liệu và chưa sử dụng được tiếng Nhật nên
chúng tui chỉ kể tên và khái quát nội dung của những công trình nghiên cứu
về Kawabata ở ngoài nước trong phạm vi chúng tui thu thập được.
Nhà văn vô sản Aono Suekiti trong cuốn Các nhà văn hiện đại Nhật
Bản đã đặc biệt lưu ý đến chức năng “thanh lọc” trong tác phẩm của
Kawabata: “Mỗi lần đọc tác phẩm của ông, tui lại thấy xung quanh tựa hồ như
lắng đi, không khí bỗng trở nên trong trẻo còn tui thì hòa tan trong đó”
(Chuyển dẫn theo [55; 10]).
Nhà văn hiện đại nổi tiếng Nhật Bản - Mishima Yukio đã nâng
Kawabata lên tầm “người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp”. Nhận định nổi
tiếng “Kawabata - vĩnh viễn lữ nhân” của ông là gợi ý, khởi nguồn cho rất
nhiều công trình nghiên cứu khác về nhà văn này. Ý tưởng về kiểu nhân vật
“lữ khách” đi tìm cái đẹp, nhân vật hành trình, dấn thân mang tâm thức hiện
sinh cũng được chúng tui khai triển dựa trên gợi mở của nhà văn Yukio.
Trong diễn từ nhận giải Nobel văn chương năm 1994, Oe Kenzaburo đã
dành phần lớn những trang đầu để tôn vinh Kawabata và đã bộc lộ một trong
những đặc trưng cơ bản của tác phẩm Kawabata là tính mơ hồ, mông lung,
diệu vợi - tiêu chí cơ bản của cái đẹp theo quan điểm mĩ học Thiền. Đây sẽ là
gợi ý quan trọng để chúng tui tìm hiểu sự mơ hồ, mong manh, hư vô của đời
sống trong tâm thức con người.
Nhà Đông phương học người Nga N.I. Fedorenco với các bài viết:
Y.Kawabata với triết học và mĩ học, Y.Kawabata – con mắt nhìn thấu cái đẹp
đã khẳng định dấu ấn của mĩ học Thiền trong sáng tác Kawabata và gián tiếp
chỉ ra nét tương đồng giữa tác phẩm của Kawabata với các tác phẩm văn học
hiện sinh về các vấn đề cốt lõi như “hư vô”, “khoảng trống”, “bản thể”… Đây
được coi là tài liệu quan trọng giúp chúng tui có định hướng rõ ràng trong
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top