daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Trang
Mở đầu 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 11
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 12
5. Phương pháp nghiên cứu 12
6. Cấu trúc luận văn 12
Chương 1. Những tiền đề cho sự xuất hiện yếu tố hiện sinh trong tác phẩm của Y.Kawabata 13
1.1. Đất nước và nền văn hoá truyền thống Nhật Bản 13
1.2. Cuộc đời, tính cách Y.Kawabata 15
1.3. Sự du nhập của những trào lưu tư tưởng mới vào Nhật bản sau chiến tranh 21
Chương 2. Quan niệm hiện sinh về con người của Y.Kawabata trong tiểu thuyết Người đẹp say ngủ 25
2.1. Vấn đề thân phận con người 25
2.1.1. Con người như một thực thể trừu tượng 26
2.1.2. Con người cô đơn 31
2.1.3. Con người với nỗi ám ảnh tuổi già và cái chết 37
2.2. Con người bản năng 46
2.2.1. Con người phạm tội 48
2.2.2. Con người dục tính 51
2.2.3. Con người vô thức 57
2.3. Con người với hành trình tự nhận thức 65

Chương 3: Một số đặc sắc nghệ thuật của tiểu thuyết Người đẹp say ngủ - từ góc nhìn nghệ thuật hiện sinh
72
3.1. Kết cấu và điểm nhìn trần thuật 72
3.2. Thủ pháp phân mảnh 77
3.3. Thủ pháp "dòng ý thức" 83
Kết luận 89
Danh mục tài liệu tham khảo 91

Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Trong các quốc gia ở châu á, Nhật Bản là một trường hợp đặc biệt. Một đất nước đã bị tàn phá nặng nề bởi hai cuộc thế chiến cộng với muôn vàn khó khăn từ thiên nhiên, với ý thức tự cường và nội lực mạnh mẽ của mình đã nhanh chóng khôi phục, khẳng định vị trí bá chủ trên thế giới sau chiến tranh. Đó cũng là một đất nước được xem là siêu cường kinh tế thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ nhưng vẫn lưu giữ được nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc: rượu sakê say nồng, trà đạo thanh tao tôn kính, nghệ thuật cắm hoa tinh tế. ẩn sâu sau những điều ấy là dòng máu samurai bất khả chiến bại, bền bỉ và mạnh mẽ chảy qua nhiều thế hệ. Tất cả những điều ấy đã thống nhất biện chứng với nhau tạo nên vẻ kì bí, hấp dẫn của đất nước Nhật Bản.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, Nhật Bản lại có quyền tự hào về một nền văn học giàu có bậc nhất thế giới với lịch sử phát triển gần mười hai thế kỷ. Nền văn học ấy, ngay từ thời cổ đại đã có những tác phẩm văn học nổi tiếng được lưu truyền đến tận ngày nay như: Kokiji(Cổ sự kí), Nihonsuki(Nhật Bản thư kí), Fudoki( Phong thổ kí), Manyyoshu( Vạn diệp tập)... Đến thời trung cổ, văn học Nhật Bản lại có nữ sĩ cung đình tài hoa Murasaki Shikibu với Truyện Genji, Shonagon với Makuranosoki(Sách gối đầu). Đây cũng là quốc gia có nền văn học Thiền phát triển đạt đến đỉnh cao ở Châu á. Cũng nền văn học ấy, bước vào thời hiện đại chỉ trong vòng gần ba mươi năm đã vinh dự đón nhận hai nhà văn đạt giải Nobel văn học : Yasunari Kawabata(1968) và Oe. Kenzaburo(1994). Điều này đã tạo nên kì tích “có một không hai” của văn học Châu á.
Với Việt Nam, Nhật Bản là một quốc gia quen mà lạ nhưng dường như yếu tố “lạ” vẫn nhiều hơn. Chính vì vậy, nghiên cứu tác phẩm của Kawabata – nhà văn nổi tiếng của Nhật Bản chính là một trong những cách để chúng tui
tiếp cận với nền văn hóa, văn học giàu thành tựu của quốc gia này.
1.2. Trong nền văn hóa văn học dân tộc, Kawabata có vị trí cực kì quan trọng. Ông không những là người có công lớn trong việc bảo tồn, hồi sinh những giá trị văn hóa truyền thống Nhật Bản mà còn là người giới thiệu độc đáo hình ảnh Nhật Bản với thế giới. Trong sáng tác, ông là người đã thành công trong việc kết hợp hài hòa những khái niệm mĩ học, triết học Nhật Bản với những khái niệm mĩ học phương Tây một cách chặt chẽ và sinh động để tạo nên những tác phẩm độc đáo của riêng mình. Sáng tác của ông trở thành những kiệt tác mang đậm dấu ấn tư duy, thẩm mĩ và tâm hồn Nhật Bản.
Kawabata đặc biệt nổi tiếng ở thể loại tiểu thuyết với rất nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô, Đẹp và buồn, Người đẹp say ngủ, Tiếng rền của núi…Trong số đó, bộ ba tác phẩm Ngàn cánh hạc, Xứ tuyết, Cố đô là căn cứ chính để Viện Hàn lâm Thụy Điển xét trao tặng giải Nobel văn học cho Kawabata. Không chỉ thành công ở lĩnh vực tiểu thuyết, Kawabata còn là bậc thầy ở thể loại truyện ngắn. Đặc biệt, ông đã sáng tạo ra thể loại Truyện trong lòng bàn tay- sản phẩm của một tư duy vốn coi trọng cái "tinh" và là sự tiếp nối những vần thơ Haiku truyền thống trước đó.
Do vậy, chọn nghiên cứu sáng tác của Kawabata, chúng tui mong muốn được hiểu rõ hơn về cuộc đời, con người cũng như giá trị tác phẩm của nhà văn lớn này.
1.3. Trong những năm gần đây, Kawabata và tác phẩm của ông đã được đưa vào giảng dạy ở trong trường đại học và trung học phổ thông ở nước ta. Tuy nhiên, do tư liệu chưa thực phong phú và đa dạng nên cả người dạy và người học gặp không ít khó khăn trong hướng tiếp cận tác phẩm. Nghiên cứu tác phẩm của Kawabata từ lý thuyết hiện sinh chúng tui hi vọng sẽ phần nào tháo gỡ được những khó khăn ấy, làm cho việc giảng dạy và học tập Kawabata trong nhà trường có hiệu quả hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Y.Kawabata bắt đầu sáng tác từ năm mười sáu tuổi với tác phẩm đầu tay Nhật ký tuổi mười sáu, tác phẩm báo hiệu sự xuất hiện của một tài năng văn học trong tương lai gần. Kể từ đó cho đến khi giã từ cuộc sống, Kawabata đã dành trọn vẹn cả cuộc đời cho văn chương. Bằng một tư duy độc đáo và một tâm hồn nhạy cảm tinh tế, ông đã thành công trong việc thể hiện những nét đặc sắc của văn hóa Nhật Bản trong sáng tác của mình.
Người Nhật Bản tri ân ông vì ông đã giúp họ gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống khỏi nguy cơ bị phai tàn, rơi rụng. Người nước ngoài tuy thấy tác phẩm của ông mơ hồ và khó hiểu nhưng họ lại tìm thấy ở đó nơi tri ngộ của những tâm hồn biết yêu chuộng cái đẹp truyền thống. Như loại rượu sakê đặc sản của đất nước mình, ngay kể cả khi đã giã từ cuộc đời, Kawabata vẫn để lại cho người đọc chút men say nồng của một tâm hồn yêu quê hương, đất nước, con người đến tha thiết:


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top