bautroicuasao

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Sự phong phú, đa dạng hóa của các hoạt động thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường đã kéo theo yêu cầu phải nâng cao tính chuyên môn hóa. Nhằm đáp ứng xu thế khách quan đó, đồng thời cũng để thúc đẩy quá trình giao lưu thương mại, dịch vụ giao nhận hàng hóa ra đời và ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong lưu thông hàng hóa. Đặc biệt, trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, khi mà hoạt động giao lưu thương mại diễn ra ở phạm vi rộng khắp trên toàn thế giới, thì chính bản thân nội hàm của giao nhận hàng hóa cũng được mở rộng và đòi hòi phải có sự điều chỉnh hợp lý của pháp luật. Pháp luật thương mại Việt Nam công nhận khái niệm này với tên gọi “dịch vụ logistics” và bước đầu đã xây dựng được một hệ thống các quy định điều chỉnh hoạt đông thương mại này – cho thấy nỗ lực của chúng ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Vậy, để có thể hiểu thêm về dịch vụ logistics cũng như tầm quan trọng của nó trong giao lưu thương mại, hãy cùng tìm hiểu các nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ logistics tại Việt Nam.

I. Khái quát chung về dịch vụ logistics.
1. Khái niệm.
Dịch vụ logistics được định nghĩa như sau tại Điều 233 Luật thương mại 2005: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hay nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hay các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.”
Luật thương mại 1997 gọi dịch vụ này bằng một cái tên thuần Việt và dễ hiểu hơn, là dịch vụ giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường mà nội hàm khái niệm “giao nhận hàng hóa” ngày càng được mở rộng. Chính vì vậy, nhằm đáp ứng các yêu cầu khách quan, Luật thương mại 2005 đã lần đầu ghi nhận khái niêm dịch vụ logistics với nội dung đã trích dẫn trên.
Để hiểu rõ hơn về loại dịch vụ này, ta hãy cùng xét các đặc trưng pháp lý của nó.

2. Các đặc trưng pháp lí của dịch vụ logistics
 Chủ thể: gồm hai bên là người làm dịch vụ logistics và khách hàng.
• Người làm dịch vụ logistics: phải là thương nhân, có đăng kí kinh doanh để thực hiện dịch vụ logistics;
• Khách hàng: là những người có hàng hóa cần gửi hay cần nhận và có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận. Khách hàng có thể là người vận chuyển hay thậm chí có thể là người làm dịch vụ logistics khác. Như vậy khách hàng có thể là thương nhân hay không phải là thương nhân, có thể là chủ sở hữu hàng hóa hay không phải là chủ sở hữu hàng hóa.
 Nội dung: Nội dung của dịch vụ logistics rất đa dạng.
• Nhận hàng từ người gửi để tổ chức việc vận chuyển: Đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, chuyển hàng từ kho của người gửi tới cảng, bến tàu, bến xe và địa điểm giao hàng khác theo thỏa thuận giữa người vận chuyển với người thuê vận chuyển;
• Làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết để gửi hàng hóa hay nhận hàng hóa được vận chuyển đến;
• Giao hàng hóa cho người vận chuyển; xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển theo quy định; nhận hàng hóa được vận chuyển đến;
• Tổ chức nhận hàng, lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa hay thực hiện việc giao hàng hóa được vận chuyển đến cho người có quyền nhận hàng.
 Tính chất: Dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí hợp lí khác từ việc cung ứng dịch vụ.

II. Các quy định của pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam.
Như đã trình bày ở trên, các công việc nằm trong nội dung của dịch vụ logistics rất đa dạng, phong phú. Do vậy có thể nói dịch vụ này có phạm vi rất rộng, từ đó kéo theo việc nó phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau. Ngoài các quy định từ Điều 233 đến Điều 240 Luật thương mại 2005 trực tiếp điều chỉnh, việc kinh doanh, sử dụng dịch vụ và các vấn đề khác liên quan đến quan hệ dịch vụ còn được quy định bởi nhiều văn bản khác như Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (sau đây gọi tắt là Nghị định 140/2007/NĐ-CP); Luật hàng hải; Luật hàng không,.. và cả các Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế liên quan..
Dưới đây xin được trình bày những nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam.

1. Phân loại dịch vụ logistics.
Điều 4 Nghị định 140/2007/NĐ-CP phân loại dịch vụ logistics thành ba loại chủ yếu như sau:
 Các dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu, bao gồm:
• Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
• Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
• Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
• Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
 Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải, bao gồm:
• Dịch vụ vận tải hàng hải;
• Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;
• Dịch vụ vận tải hàng không;
• Dịch vụ vận tải đường sắt;
• Dịch vụ vận tải đường bộ.
• Dịch vụ vận tải đường ống.
 Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác, bao gồm:
• Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
• Dịch vụ bưu chính;
• Dịch vụ thương mại bán buôn;
• Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
• Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
Cách phân loại như trên về cơ bản đã tương đối rõ ràng, cụ thể, song vẫn chưa thể bao quát được nội dung rộng lớn của dịch vụ logistics với các công việc hiện đang tồn tại, mà chỉ mới nghiêng về các dịch vụ logistics mang tính vận tải.

2. Về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics không được quy định cụ thể trong Luật thương mại 2005. Khoản 1 Điều 234 luật này chỉ quy định: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật”. Như vậy, ta phải xem xét những văn bản hướng dẫn thi hành do Chính phủ ban hành, quy định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics – mà ở đây cụ thể là Nghị định 140/2007/NĐ-CP.
 Theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng được các điều kiện chung sau đây:
 Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
 Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
 Riêng với thương nhân nước ngoài, thì ngoài hai điều kiện nói trên, họ còn phải đảm bảo một số điều kiện cụ thể khác như sau:
• Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%;


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hieptb01

New Member
Re: Tiểu luận Các quy định của pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam

admin cho mình xin link download bài viết với. Thank admin nhiều :D
 

ErisDao

New Member
Re: Tiểu luận Các quy định của pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam

ad ơi cho mình xin tài liệu này vs nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Quy định của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
D Các quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA và những điều cần lưu ý, cơ chế cấp C/O mẫu EUR.1 và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ công chứng tại VPCC hưng vượng Luận văn Kinh tế 1
L Khảo sát quy trình và xác định các điểm kiểm soát giới hạn trên dây chuyền sản xuất bánh Pía Khoa học Tự nhiên 2
T Chế định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại của WTO và việc hoàn thiện các quy định tư Luận văn Kinh tế 0
Z Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 2
D So sánh Pháp luật La Mã và Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 về Các quy định chung trong phần Nghĩa vụ Luận văn Luật 0
D VẤN ĐỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG Ở CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT THEO QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CỦA MỘT SỐ NƯ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top