Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Kinh tế chính trị -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Trình bày một số cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững, kinh nghiệm xây dựng và phát triển nông nghiệp theo xu hướng bền vững của một số quốc gia trên thế giới, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tổng quan về sản xuất nông nghiệp của Việt Nam: vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Phân tích những chuyển biến trong phát triển nền nông nghiệp theo xu hướng bền vững, đó là đảm bảo giữ vững nhịp độ tăng trưởng ổn định và có hiệu quả trong thời gian dài, giải quyết các vấn đề xã hội nẩy sinh trong khu vực nông nghiệp nông thôn, từng bước xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng phát triển sạch, môi trường tự nhiên được bảo vệ và hình thành các vùng nông nghiệp sinh thái., chỉ ra những mặt đã đạt được, những mặt còn hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó. Đánh giá vai trò của nền nông nghiệp phát triển theo xu hướng bền vững đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân nông thôn. Đưa ra định hướng và giải pháp: làm tốt công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển nông nghiệp bền vững, các giải pháp về khoa học-công nghệ, và sự hỗ trợ từ phía nhà nước nhằm phát triển hơn nữa nền nông nghiệp bền vững ở Việt Nam trong những năm tiếp theo

7
1.1. Khái quát chung về phát triển bền vững 7
1.1.1.Khái niệm về phát triển bền vững 7
1.1.2. Sự hình thành về lý thuyết phát triển bền vững 8
1.2. Phát triển nền nông nghiệp theo xu hƣớng bền vững 10
1.2.1. Khái niệm về nông nghiệp phát triển bền vững 10
1.2.2. Đặc trưng của nền nông nghiệp phát triển theo xu hướng bền
vững
11
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp bền vững và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam
16
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp bền vững 16
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 20
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
THEO XU HƢỚNG BỀN VỮNG Ở NƢỚC TA
25
2.1. Tổng quan về sản xuất nông nghiệp của Việt Nam 25
2.1.1 Vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế 25
2.1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Việt Nam 27
2.2. Những chuyển biến trong phát triển nền nông nghiệp theo xu
hƣớng bền vững
33
2.2.1 Đảm bảo giữ vững được nhịp độ tăng trưởng ổn định và có hiệu
quả trong thời gian dài
33
2.2.2 Giải quyết các vấn đề về mặt xã hội nảy sinh trong khu vực nông
nghiệp, nông thôn.
59
2.2.3 Từng bước xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng phát
triển sạch, môi trường tự nhiên được bảo vệ và hình thành các vùng
nông nghiệp sinh thái
66
2.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển nền kinh tế nông
nghiệp theo xu hƣớng bền vững ở nƣớc ta
67
2.3.1 Thành công 67
2.3.2 Những hạn chế 75
2.3.3 Một số vấn đề đặt ra 80
CHƯƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO XU HƢỚNG BỀN VỮNG
Ở NƢỚC TA
87
3.1. Phƣơng hƣớng để phát triển nền nông nghiệp theo xu hƣớng
bền vững ở nƣớc ta
87
3.1.1. Quan điểm định hướng 87
3.1.2. Phương hướng để phát triển nền nông nghiệp theo xu hướng
bền vững ở nước ta
89
3.2 Các giải pháp để phát triển nền nông nghiệp theo xu hƣớng bền
vững ở nƣớc ta
92
3.2.1. Làm tốt công tác quy hoạch phát triển nông nghịêp 92
3.2.2. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển
nông nghiệp bền vững
94
3.2.3. Các giải pháp về khoa học - công nghệ 103
3.2.4. Sự hỗ trợ từ phía Nhà nước 107
KẾT LUẬN 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chỉ thị 100 của Ban Bí thƣ khóa IV và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị
khoá VI đƣợc coi là hai dấu mốc lớn tạo ra bƣớc ngoặt trên con đƣờng phát triển
nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Nhờ có sự đổi mới cơ chế, chính sách mà
Việt Nam đã thu đƣợc rất nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp. Với mức
tăng trƣởng bình quân trên 4% năm, đến nay sản xuất nông nghiệp nói chung đã
đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và đóng góp một phần vào giá trị kim
ngạch xuất khẩu của nền kinh tế. Sản xuất lƣơng thực, đặc biệt là lúa gạo tăng
lên liên tục cả về diện tích gieo trồng và năng suất, đã đảm bảo an ninh lƣơng
thực quốc gia và đƣa Việt Nam trở thành một trong những nƣớc xuất khẩu gạo
hàng đầu thế giới. Ổn định an ninh lƣơng thực đã tạo ra nền tảng vững chắc cho
nền kinh tế vƣợt qua khủng hoảng, phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong suốt 20
năm qua.
Bên cạnh mức tăng trƣởng đó, tƣ duy sản xuất nông nghiệp cũng đã có những sự
chuyển biến, thâm canh trở thành xu hƣớng chủ đạo trong nền nông nghiệp với việc áp
dụng các thành tựu khoa học - công nghệ mới về giống, quy trình canh tác và chế biến
sản phẩm. Khái quát cho xu hƣớng trên đƣợc thể hiện thông qua việc đánh giá hiệu quả
sản xuất nông nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị trên một đơn vị canh tác đƣợc nâng cao.
Mặt khác, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nông nghiệp đã làm cho cơ cấu
nông ngiệp và kinh tế nông thôn có những chuyển dịch theo hƣớng đa dạng hoá và định
hƣớng theo thị trƣờng.
Những thành tựu đạt đƣợc trong sản xuất nông nghiệp là vô cùng to lớn.
Song đứng trƣớc những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, nền nông nghiệp
Việt Nam đang có những bƣớc chuyển mình phát triển theo xu thế chung của thế
giới. Một trong những bƣớc chuyển đó chính là phát triển một nền nông nghiệp
bền vững. Một nền nông nghiệp đƣợc coi là bền vững khi nó đạt đƣợc 3 mục đích:
* Đạt hiệu quả kinh tế cao
* Bảo đảm công bằng kinh tế và công bằng xã hội
* Gìn giữ và làm phong phú môi trƣờng
Để đạt đƣợc ba mục đích trên đang là một vấn đề khó cho tất cả các quốc
gia. Tuy nhiên việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững là một nhiệm vụ
trọng yếu trong toàn bộ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiến lên kinh
tế tri thức và xã hội thông tin. Nhiệm vụ đó đặt ra cho mọi quốc gia cần có
một sự thay đổi trong nhận thức và trong hành động để xây dựng cho mình một
chiến lƣợc đúng đắn về phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững.
Ở Việt Nam vấn đề phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp vẫn
còn là một vấn đề mới. Đặc biệt trong 20 năm đổi mới vừa qua bên cạnh những
thành tựu mà chúng ta đạt đƣợc thì thực tiễn cũng đang đặt ra cho chúng ta rất
nhiều thách thức khi xây dựng nền nông nghiệp theo hƣớng bền vững. Những
thách thức đó là :
+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên.
+ Giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp còn rất thấp.
+ Ruộng đất ở nông thôn bị chia nhỏ, manh mún không phù hợp với yêu
cầu của việc sản xuất hàng hoá lớn, tập trung.
+ Quá trình cơ giới hoá nông nghiệp và việc áp dụng các quy trình kỹ
thuật sản xuất tiên tiến còn diễn ra chậm chạp. Hầu hết các khâu sản xuất ở
những vùng nông nghiệp đều làm thủ công, dẫn đến năng suất lao động nông
nghiệp rất thấp.
+ Việc sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các chất kích
thích sinh trƣởng một cách tuỳ tiện đã có dấu hiệu vƣợt quá giới hạn cho phép
của môi trƣờng sinh thái, dẫn đến thoái hoá đất, ô nhiễm nguồn nƣớc và gây hại
đến sức khoẻ con ngƣời.
+ Đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp không ổn định ảnh hƣởng trực
tiếp đến thu nhập của cƣ dân nông nghiệp, tạo ra sự phân hoá giầu cùng kiệt ngày
càng sâu rộng trong các tầng lớp dân cƣ, đặc biệt là giữa khu vực thành thị và
nông thôn.
+ Công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển mạnh ở
nhiều vùng nông thôn, thu hút khoảng trên 2 triệu việc làm. Song công nghệ sản
xuất còn lạc hậu, sức cạnh tranh kém, thiếu thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm là
những nguyên nhân chính gây cản trở cho sự phát triển ổn định của khu vực này.
Bên cạnh việc có những mặt tác động tích cực, nhƣng do phát triển thiếu quy
hoạch và thiếu đầu tƣ thoả đáng cho bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng, khu vực sản
xuất này đang gây ô nhiễm môi trƣờng sống cho các cộng đồng dân cƣ nông thôn,
đặc biệt tại một số làng nghề nơi sản xuất và sinh hoạt của rất đông cƣ dân.
Đứng trƣớc những khó khăn và thách thức đó, thì việc xây dựng một nền kinh
tế nông nghiệp phát triển theo xu hƣớng bền vững có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
quan trọng. Điều này cũng đã đƣợc khẳng định trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã
hội từ 2006 - 2010 đƣợc thông qua tại Đại hội X của Đảng: “Hiện nay và trong
những năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến lƣợc đặc biệt
quan trọng. Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn,
hƣớng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển nhanh và
bền vững”.
Vì những lý do trên tui đã lựa chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp bền vững
ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững trong sản xuất nông
nghiệp nói triêng ở trên thế giới là vấn đề không mới. Tuy nhiên cho đến nay ở Việt
Nam thì khái niệm phát triển bền vững và đặc biệt là phát triển bền vững trong nông
nghiệp lại là những vấn đề mới. Qua tìm hiểu tác giả thấy có 5 công trình nổi bật
nghiên cứu về phát triển bền vững trong nông nghiệp:
- Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam của tác giả Nguyễn
Xuân Thảo, Nxb. CTQG, HN, 20004.
- Phát triển bền vững ở Việt Nam - Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng
của GS.TSKH Nguyễn Quang Thái và PGS. TS Ngô Thắng Lợi, Nxb. Lao động - xã
hội, 2007.
- CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam - Con đường và bước đi
của GS.TS Nguyễn Kế Tuấn, Nxb. CTQG, HN, 2006
- Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp nông thôn của hai tác giả Đặng
Kim Sơn và Hoàng Thu Hà, Nxb. Thống kê, 2002.
- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau của tác giả
Đặng Kim Sơn, Nxb. CTQG, HN, 2008.
Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu nhƣng chỉ ở dạng những bài
báo đăng trên các báo, tạp chí, những báo cáo trong các hội thảo khoa học.
Nhìn chung các công trình trên cũng đã đề cập một cách tƣơng đối khái quát
về xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Nhƣng vì nhiều lý do khác
nhau các công trình trên chỉ mới đề cập đến một khía cạnh của vấn đề.
Trong công trình nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Kế Tuấn thì phát triển nông
nghiệp bền vững đƣợc tác giả tiếp cận chủ yếu dƣới góc độ đánh giá tác động của
việc phát triển nền nông nghiệp bền vững đối với nền kinh tế. Còn trong công trình
của Nguyễn Xuân Thảo thì phát triển bền vững trong nông nghiệp đƣợc tác giả tiếp
cận chủ yếu trên góc độ chính sách của nhà nƣớc đối với từng ngành, từng địa
phƣơng cụ thể. Ngƣợc lại thì trong công trình nghiên cứu của Đặng Kim Sơn và
Hoàng Thu Hà thì phát triển nông nghiệp bền vững lại đƣợc tiếp cận ở góc độ an
ninh lƣơng thực quốc gia và phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
Đóng góp khoa học của các công trình khoa học trên vào sự phát triển nền
nông nghiệp là bổ ích. Tuy nhiên trƣớc những biến đổi của nền kinh tế và những vấn
đề mới đặt ra cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
đòi hỏi cần có nhận thức sâu sắc và tổng quát về phát triển nền nông nghiệp
vừa đảm bảo sự tăng trƣởng ổn định, vững chắc lại vừa đảm bảo mục tiêu công bằng
xã hội và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Đó chính là việc xây dựng và phát triển nền
nông nghiệp bền vững. Phát triển nền nông nghiệp bền vững đang đƣợc coi là một
trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi một
quốc gia. Về vấn đề này Đảng ta đã khẳng định trong báo cáo tổng kết những bài
học kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005, bài học
kinh nghiệm đầu tiên đƣợc Đảng ta xác định đó là bài học về phát triển nhanh và bền
vững. Việc Đảng ta chỉ ra bài học kinh nghiệm về phát triển nhanh và bền vững đã
thu hút đƣợc sự quan tâm của dƣ luận xã hội trong suốt thời gian qua bởi tính thời sự
đặc biệt của nó. Đây là một bƣớc tiến trong nhận thức về tăng trƣởng và phát triển
kinh tế, xây dựng nền kinh tế tri thức. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm đó,
trong định hƣớng phát triển nông nghiệp và nông thôn Đảng ta xác định “Phải luôn
luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền
vững” [8, Tr 191].
Cho đến nay, chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu và đánh giá
đầy đủ về xây dựng và phát triển nền nông nghiệp bền vững ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài: trên cơ sở hệ thống hoá các vấn đề lý
luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững, luận văn đề ra các giải
pháp để xây dựng và phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam trong thời
gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Hệ thống hoá các vấn đề cơ bản về phát triển bền vững và phát triển bền
vững trong nông nghiệp từ góc độ lý luận và thực tiễn.
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững của một số
quốc gia trên thế giới.
- Phân tích thực trạng việc phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam
và những vấn đề đặt ra.
- Đề xuất định hƣớng và giải pháp để phát triển nền nông nghiệp bền
vững ở nƣớc ta trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển bền vững
trong nông nghiệp. Việc phát triển nông nghiệp bền vững đó đƣợc xem xét, tiếp
cận trên góc độ: Đảm bảo nhịp độ tăng trƣởng ổn định,giải quyết tốt các vấn đề
xã hội, xây dựng nền nông nghiệp theo xu thế nền nông nghiệp sinh thái.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu thực tiễn phát triển nông
nghiệp theo xu hƣớng bền vững ở Việt Nam dƣới góc độ kinh tế chính trị. Đề tài
không đi vào nghiên cứu những vấn đề có tính vi mô của từng ngành, từng địa
phƣơng cụ thể.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu đƣợc vận dụng trong đề tài là phƣơng
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp kết
hợp phân tích với tổng hợp, phƣơng pháp thống kê, so sánh....trong quá trình
nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá đƣợc những vấn đề lý luận về phát triển nền nông nghiệp
theo xu hƣớng bền vững.
- Khái quát kinh nghiệm xây dựng và phát triển nền nông nghiệp theo
hƣớng bền vững của một số quốc gia trên thế giới, trên cơ sở đó rút ra bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Phân tích thực trạng việc phát triển nền nông nghiệp theo xu hƣớng bền
vững ở Việt Nam, chỉ ra những mặt đạt đƣợc, những mặt hạn chế cũng nhƣ
nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đánh giá vai trò của nền nông nghiệp phát triển theo xu thế bền vững
đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và nâng
cao chất lƣợng cuộc sống cho cƣ dân nông thôn.
- Đƣa ra các quan điểm, các giải pháp để phát triển nền nông nghiệp bền
vững ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đƣợc
trình bày thành 3 chƣơng :
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững.
Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp theo xu hƣớng bền vững ở
nƣớc ta.
Chương 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp để phát triển nông nghiệp theo xu
hƣớng bền vững ở nƣớc ta.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thucduongpq

New Member
t nền nông nghiệp theo hướng phát triển sạch, môi trường tự nhiên được bảo vệ và hình thành các vùng nông nghiệp sinh thái., chỉ ra những mặt đã đạt được, những mặt còn hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó. Đánh giá vai trò của nền nông nghiệp phát triển theo xu hướng bền vững đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân nông thôn. Đưa ra định hướng và giải pháp: làm tốt công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển nông nghiệp bền vững, các giải pháp về khoa học-công nghệ, và sự hỗ trợ từ phía nhà nước nhằm phát triển hơn nữa nền nông nghiệp bền vững ở Việt Nam trong những năm tiếp theo
Electronic Resources
Kiểu:text
Định dạng:text/pdf
Link tải Free download cho anh em Ketnooi:
V_L0_01999_noi_dung.pdf[/quote

hỏng
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống đậu tương tại trại thực nghiệm nông nghiệp khoa nông lâm ngư đại học vinh Nông Lâm Thủy sản 0
D Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Đại Văn hóa, Xã hội 0
D đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tác động đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay taị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hù Luận văn Kinh tế 0
S Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Luận văn Kinh tế 0
G Nghiên cứu về hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huy Luận văn Kinh tế 0
S Mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế đối với Sở Giao Dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top