daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chƣơng 1. TỔNG QUAN........................................................................................2
1.1. Đại cương về thuốc tác dụng kéo dài..............................................................2
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................2
1.1.2. Ưu nhược điểm của thuốc tác dụng kéo dài.............................................2
1.1.3. Một số dạng thuốc giải phóng kéo dài dùng qua đường tiêu hóa.............3
1.1.4. Nguyên tắc bào chế hệ cốt tác dụng kéo dài và cơ chế giải phóng dược
chất của hệ cốt ...................................................................................................3
1.1.5. Đánh giá chất lượng thuốc tác dụng kéo dài ...........................................5
1.1.6. Một số tá dược kiểm soát giải phóng dùng trong thực nghiệm ................6
1.2. Sơ lược về indapamid hemihydrat .................................................................9
1.2.1. Công thức cấu tạo và tính chất lí hóa.......................................................9
1.2.2. Dược động học ......................................................................................10
1.2.4. Định lượng indapamid trong nguyên liệu và trong chế phẩm ................11
1.2.5. Các chế phẩm trên thị trường.................................................................12
1.2.6. Các nghiên cứu về dạng thuốc chứa indapamid.....................................13
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................18
2.1. Nguyên vật liệu và các thiết bị ....................................................................18
2.1.1 Nguyên liệu hóa chất .............................................................................18
2.1.2. Thiết bị nghiên cứu...............................................................................18
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................19
2.2.1. Thành phần cơ bản của công thức viên nén indapamid giải phóng kéo
dài thực nghiệm...............................................................................................19
2.2.2. Phương pháp bào chế viên nén ..............................................................19
2.2.3. Phương pháp đánh giá tiêu chuẩn chất lượng viên nén..........................20
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................25
3.1. Kiểm tra lại một số chỉ tiêu trong các phương pháp đánh giá chất lượng viên
indapamid giải phóng kéo dài..............................................................................25
3.1.1. Phương pháp định lượng dược chất trong viên bằng phương pháp đo độ
hấp thụ UV ......................................................................................................25
3.1.2. Phương pháp định lượng dược chất trong dịch hòa tan bằng phương
pháp thêm chuẩn..............................................................................................26
3.1.3. Định lượng dược chất bằng phương pháp HPLC...................................27
3.2. Khảo sát độ hòa tan từ viên đối chiếu Natrilix 1,5mg SR.............................30
3.3. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới giải phóng dược chất từ viên thực
nghiệm.................................................................................................................31
3.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của carbopol 940, PVP tới GPDC .........................32
3.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của EC tới GPDC..................................................33
3.3.3. Khảo sát ảnh hưởng của hình dạng và tỉ lệ cốt tới GPDC......................35
3.3.4. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ cốt HPMC K4M và HPMC E4M tới giải
phóng dược chất. .............................................................................................38
3.3.4. Khảo sát ảnh hưởng của tá dược trơn đến giải phóng dược chất............39
3.3.5. Khảo sát ảnh hưởng của lực dập đến giải phóng dược chất ...................42
3.4. Dập viên với qui mô 500 viên/ mẻ x 2 mẻ....................................................42
3.5. Bàn luận .......................................................................................................45
3.5.1. Về phương pháp kiểm tra chất lượng viên.............................................45
3.5.2. Về khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới giải phóng dược chất..................45
3.5.4. Về dập viên với qui mô 500 viên/ mẻ....................................................48
KẾT LUẬN............................................................................................................49
1. Kết luận ...........................................................................................................49
2. Đề xuất ............................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp được định nghĩa là tình trạng tăng huyết áp tâm thu và/hoặc
huyết áp tâm trương có hay không có nguyên nhân. Tăng huyết áp (THA) là yếu tố
nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh
mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Tại các nước công nghiệp phát triển, khoảng
1/6 dân số ở tuổi trưởng thành bị tăng huyết áp. Ở Việt Nam, tại các bệnh viện trong
cả nước, THA chiếm tỉ lệ cao nhất về tử vong trong các bệnh tim mạch
(0,60/100.000) và đứng thứ 9/11 các nguyên nhân khiến bệnh nhân phải vào bệnh
viện điều trị. Trong toàn bộ các nguyên nhân gây tử vong, tử vong do THA cũng
xếp hàng thứ 9 [5].
Indapamid là thuốc được sử dụng khá phổ biến để điều trị tăng huyết áp. Có
nhiều chế phẩm chứa indapamid trên thị trường. Do là thuốc ngoại nhập và phải sử
dụng thuốc hàng ngày nên giá thành là vấn đề lớn với bệnh nhân. Yêu cầu nghiên
cứu về dạng bào chế viên nén giải phóng kéo dài là vấn đề cần thiết để phát triển
nền công nghiệp dược nước nhà cũng như lợi ích người bệnh. Trên thế giới đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố về bào chế viên nén indapamid kéo
dài nhưng ở Việt Nam còn ít những nghiên cứu về dạng thuốc này.
Vì vậy, chúng tui tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bào chế viên nén
indapamid 1,5 mg giải phóng kéo dài” với những mục tiêu sau:
1. Tiếp tục nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giải phóng của dược chất
từ viên nén thực nghiệm sử dụng hệ cốt thân nước.
2. Xây dựng được công thức viên nén indapamid 1,5mg giải phóng kéo dài ở
qui mô phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn đề ra.
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Đại cƣơng về thuốc tác dụng kéo dài
1.1.1. Khái niệm
Thuốc tác dụng kéo dài (TDKD) là những chế phẩm có khả năng kéo dài quá
trình giải phóng và hấp thu dược chất từ dạng thuốc nhằm duy trì nồng độ dược chất
trong máu trong vùng điều trị một thời gian dài với mục đích kéo dài thời gian điều
trị, giảm số lần sử dụng thuốc cho người bệnh, giảm tác dụng không mong muốn,
nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc [2].
1.1.2. Ƣu nhƣợc điểm của thuốc tác dụng kéo dài
* So với dạng thuốc qui ước, thuốc tác dụng kéo dài có ưu điểm:
- Duy trì được nồng độ dược chất trong máu trong vùng điều trị, giảm được dao
động nồng độ máu của thuốc (tránh được hiện tượng đỉnh – đáy), do đó giảm được
tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Giảm được số lần sử dụng thuốc cho người bệnh đảm bảo được sự tuân thủ của
người bệnh theo phác đồ điều trị, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc.
- Nâng cao được sinh khả dụng của thuốc do thuốc được hấp thu đều đặn triệt để
hơn.
- Giảm được lượng thuốc dùng cho cả đợt điều trị, do đó tuy giá thành một liều
thuốc thường cao hơn dạng qui ước nhưng giá thành của cả liệu trình lại giảm, giảm
chi phí điều trị cho bệnh nhân [2].
* Nhược điểm của thuốc tác dụng kéo dài
- Nếu có hiện tượng ngộ độc, tác dụng không mong muốn hay không chịu thuốc thì
thuốc TDKD không thải trừ nhanh ra khỏi cơ thể được.
- Thuốc TDKD đòi hỏi kĩ thuật cao khi bào chế. Do đó nếu có sai sót trong kĩ thuật
bào chế hay những thay đổi sinh học ở cá thể người bệnh đều có thể dẫn đến những
thất bại trong đáp ứng lâm sàng so với ý đồ thiết kế ban đầu.
- Chỉ có một số ít dược chất bào chế được dưới dạng thuốc TDKD [2].
1.1.3. Một số dạng thuốc giải phóng kéo dài dùng qua đƣờng tiêu hóa
Về mặt bào chế, thuốc TDKD dùng để uống thường được bào chế dưới dạng viên
nén hay nang cứng. Thuốc TDKD có thể gặp dưới các dạng bào chế trung gian sau:
1.1.3.1. Pellet giải phóng thuốc kéo dài
Ứng dụng công nghệ pellet, có thể điều khiển được quá trình giải phóng dược chất
từ dạng thuốc để tạo ra thuốc TDKD theo 1 trong hai hướng sau:
- Bào chế pellet mà tự nó có khả năng giải phóng dược chất kéo dài bằng cách phối
hợp các tá dược điều khiển giải phóng dược chất từ pellet khi chúng tiếp xúc với
môi trường hòa tan. Từ đó bào chế ra các pellet kéo dài dựa trên cơ chế cốt ăn mòn
hay cốt không ăn mòn tùy bản chất tá dược kéo dài dùng trong pellet.
- Bao để tạo pellet kéo dài. Các thông số của màng bao (bề dày, diện tích, polyme
tạo màng) kiểm soát tốc độ giải phóng dược chất.
- Từ các pellet kéo dài đem dập viên hoạc đóng nang sẽ cho các chế phẩm thuốc
TDKD.
1.1.3.2. Vi nang, vi cầu giải phóng thuốc kéo dài:
- Để kiểm soát tác dụng giải phóng của dược chất, bao tác dụng kéo dài để tạo viên
tác dụng kéo dài. Vi nang khi bao xong thường được đóng thành nang cứng hoặc
dập thành viên nén TDKD.
1.1.3.3. Hệ tiểu phân nano giải phóng thuốc kéo dài:
Hệ tiểu phân nano là những tiểu phân có kích thước siêu nhỏ, được tính bằng
nanomet, bao gồm siêu vi nang và siêu vi cầu [1], [2].
1.1.4. Nguyên tắc bào chế hệ cốt tác dụng kéo dài và cơ chế giải phóng dƣợc
chất của hệ cốt
Dựa vào cấu trúc, người ta chia viên TDKD thành các hệ sau: Hệ cốt, hệ màng bao,
hệ thẩm thấu… Trong phạm vi khóa luận này tui xin tập trung vào hệ cốt hòa tan ăn
mòn.
1.1.4.1. Hệ cốt (Matrix)
- Cốt trương nở hòa tan: Nguyên liệu tạo cốt là các polyme thân nước có phân tử
lượng lớn trương nở hòa tan chậm trong nước như gôm, thạch, gelatin, PVP, PEG…
- Cốt ăn mòn: Nguyên liệu tạo cốt là các loại sáp, dầu thực vật hydrogen hóa, các
acid béo, các alcol béo cao …
- Cốt trơ khuếch tán: Nguyên liệu tạo cốt là các tá dược không tan trong đường tiêu
hóa như dicalci hydrophosphat, ethyl cellulose…[1]
1.1.4.2. Nguyên tắc cấu tạo
Dược chất được phân tán trong cốt, cốt sẽ hòa tan hòa tan hay ăn mòn từ từ trong
đường tiêu hóa để kéo dài sự giải phóng dược chất.
Hình 1.1: Mô hình hệ cốt ăn mòn
1.1.4.3 Quá trình giải phóng dƣợc chất từ hệ cốt thân nƣớc
Sau khi uống, dược chất trong cốt được giải phóng qua các bước sau:
- Cốt thấm nước và hòa tan lớp dược chất ở bề mặt cốt.
- Polyme trương nở tạo hàng rào gel hóa kiểm soát quá trình giải phóng dược chất.
- Môi trường hòa tan khuếch tán qua lớp gel thấm vào trong cốt hòa tan dược chất
và cốt.
- Dung dịch dược chất khuếch tán qua lớp gel qua môi trường bên ngoài
Như vậy, quá trình giải phóng dược chất của hệ không chỉ phụ thuộc vào sự hòa tan
của cốt mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự khuếch tán của dược chất qua lớp gel. Sự
khuếch tán được biểu thị theo phương trình Noyes-Whitney :
dt
dC
=
D h
A(Cs-C)

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top