daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chương 1. TỔNG QUAN………………………………………....................................2
1.1 Acyclovir....................................................................................................................2
1.1.1 Công thức hóa học............................................................................................2
1.1.3. Dược động học ................................................................................................2
1.1.4. Dược lý và cơ chế tác dụng............................................................................3
1.1.5. Chỉ định ...........................................................................................................3
1.1.6. Một số dạng bào chế chứa acyclovir hiện có trên thị trường..........................4
1.2. Hệ kết dính sinh học..................................................................................................4
1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................4
1.2.3. Polyme kết dính sinh học ................................................................................7
1.2.4. Một số phương pháp đánh giá khả năng kết dính sinh học áp dụng đối với vi
cầu..............................................................................................................................9
1.2.4.1. Các phương pháp thử kết dính sinh học in vitro.......................................9
1.2.4.2. Các phương pháp thử kết dính sinh học in vivo......................................13
1.3. Một số nghiên cứu bào chế vi cầu acyclovir kết dính sinh học ..............................13
1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài...........................................................................13
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước. ..........................................................................15
Chương 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...............................................................................................................17
2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị ......................................................................................17
2.1.1. Nguyên vật liệu .............................................................................................17

2.1.2. Thiết bị nghiên cứu........................................................................................17
2.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................18
2.2.1. Phương pháp xây dựng đường chuẩn định lượng acyclovir .........................18
2.2.2. Phương pháp bào chế vi cầu acyclovir kết dính sinh học .............................18
2.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu suất tạo vi cầu và tỷ lệ vi cầu hóa.........................19
2.2.4. Phương pháp đánh giá chất lượng vi cầu ......................................................20
Chương 3. KẾT QUẢ, THỰC NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN…………………………..25
3.1. Xây dựng đường chuẩn định lượng acyclovir trong môi trường dung dịch acid
hydroclorid 0,1N ............................................................................................................25
3.2. Nghiên cứu bào chế vi cầu acyclovir kết dính sinh học..........................................26
3.2.1. Nghiên cứu nâng hàm lượng dược chất trong vi cầu ....................................28
3.2.2. Nghiên cứu cải thiện khả năng kết dính sinh học của vi cầu ........................32
3.2.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của loại tá dược kiềm.............................................32
3.2.2.2. Nghiên cứu chọn tỷ lệ magnesi carbonat thích hợp................................33
3.2.3. Nghiên cứu cải thiện khả năng kéo dài giải phóng dược chất của vi cầu ...........39
3.2.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của chitosan và thời gian ngâm vi cầu...................39
3.2.3.2. Nghiên cứu bào chế vi cầu đa lớp...........................................................53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...........................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, các dạng bào chế kết dính sinh học đã chứng minh được khả năng
cải thiện hấp thu ưu làm tăng sinh khả dụng đường uống của nhiều thuốc, đặc biệt là
những thuốc có đích tác dụng tại đường tiêu hóa như nhóm thuốc ức chế bơm
proton hay những thuốc có tính thấm kém, cửa sổ hấp thu hẹp, chỉ được hấp thu ở
phần đầu đường tiêu hóa như acyclovir.
Acyclovir (ACV) là thuốc kháng virus Herpes đang được sử dụng rất rộng rãi.
Tuy nhiên, thuốc có tính thấm kém, SKD đường uống thấp (15-30%), chỉ được hấp
thu ở phần đầu đường tiêu hóa và thời gian bán thải ngắn (t1/2 = 1,5-2 giờ) [1] nên
nếu dùng dạng viên qui ước hiệu quả điều trị thường không cao, người bệnh phải
uống nhiều lần trong ngày (5 – 6 lần/ngày).Vì vậy, việc kéo dài thời gian lưu giữ
thuốc ở vùng hấp thu tối ưu trên đường tiêu hóa là một trong những biện pháp cải
thiện hấp thu và tăng SKD đường uống của ACV.
Tại trường Đại học Dược Hà Nội đã có một vài nghiên cứu về hệ KDSH của
ACV như: viên nén đặt phụ khoa [7], vi cầu [5],[6]... Trong đó, dạng vi cầu mới
bước đầu được bào chế sử dụng 2 phương pháp: bốc hơi dung môi hữu cơ và cố
định gel bằng ion. Phương pháp cố định gel bằng ion (ionotropic gelation) thể hiện
điểm thuận lợi hơn cả: tiến hành đơn giản, không phải sử dụng dung môi hữu cơ,
chi phí thấp.
Năm 2012, tác giả Phạm Thị Thảo đã tiến hành nghiên cứu bào chế vi cầu
ACV KDSH sử dụng phương pháp cố định gel bằng ion với polyme natri alginat,
tuy nhiên vi cầu bào chế được có hàm lượng dược chất chưa cao, khả năng KDSH
trên niêm mạc dạ dày còn thấp và chưa khảo sát khả năng KSGP trong môi trường
acid. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tui tiếp tục thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bào
chế vi cầu acyclovir kết dính sinh học theo phương pháp cố định gel bằng ion”
với mục tiêu: Xây dựng được công thức bào chế vi cầu acyclovir sử dụng phương
pháp cố định gel bằng ion có khả năng kéo dài giải phóng trong môi trường acid và
cải thiện khả năng kết dính sinh học trên niêm mạc đường tiêu hóa.
Chương I. TỔNG QUAN
1.1 Acyclovir
1.1.1 Công thức hóa học
Công thức phân tử: C18H11N5O3.
Khối lượng phân tử: 225,2.
Tên khoa học: 2-amino- 9[(2-hydroxy ethoxy)-methyl]- 1,9-dihydro-6H- purin-6-on [3],[23].
1.1.2 Tính chất lý hóa
Acyclovir là bột kết tinh màu trắng, ít tan trong nước (1,3 mg/ml ở 25oC [3]),
rất khó tan trong alcol, thực tế không tan trong dung môi hữu cơ, tan trong dung
dịch kiềm và acid loãng [3],[23].
 Nhiệt độ nóng chảy: 230oC, sau đó bị phân hủy.
 Trong môi trường kiềm ổn định hơn trong môi trường acid.
Theo hệ thống phân loại sinh dược học (BCS) acyclovir thuộc nhóm 3: là dược chất
có tính thấm kém.
Bảng 1.1. Độ tan của acyclovir trong các môi trường pH khác nhau [11]
pH môitrường 1,2 4,5 5,8 6,8 7,4
Độ tan (mg/ml) >3,5 2,6 2,3 2,4 2,5
1.1.3. Dược động học
SKD đường uống thấp, khoảng 20%. Thức ăn không làm ảnh hưởng đến hấp thu
thuốc. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống là 1,5 - 2 giờ [1],[23].

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top